3.1 Phương pháp nghiên cứu:
Bài nghiên cứu này tham chiếu phương pháp qua 2 bài nghiên cứu sau:
- The Interactions among Gold, Oil, and Stock Market: Evidence from S&P500-Korhan K. Gokmenoglua Negar Fazlollahi (2015)
- Effects of Exchange Rate Volatility on Stock Market Return Volatility:
Evidence from an emerging Market-Perera H. A. P. K (2016)
Có thể nhận thấy có nhiều nghiên cứu về các yếu tố tác động đến Thị trường chứng khoán như: Giá vàng, giá dầu thô, tỷ giá các ngoại tệ, lãi suất, các biến động về tỷ giá, cú sốc dầu…ở khắp nơi trên thế giới, tuy nhiên các kết quả thường không thống nhất và khác nhau ở nhiều nền kinh tế và khu vực trên thế giới.
Vận dụng kiến thức kinh tế lượng, các phương pháp và lý luận từ các bài nghiên cứu của các nhà kinh tế học trên thế giới, trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả phân tích xem x t sự thay đổi của T giá hối đoái ảnh hưởng thế nào đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, dễ dàng nhận tháy yếu tố vàng và ầu luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam cũng như trên thế giới. Với dầu thì liên quan nhiều đến sản xuất công nghiệp và sản xuất nói chung, xuất khẩu-nhập khẩu…còn vàng là phương tiện trao đổi, mua bán hàng ngày và là một kênh đầu tư cất trữ hoặc trú ẩn trong bối cảnh nhiều biến động mất an toàn của nền kinh tế mà trong các bài nghiên cứu cũng đã nhắc đến, trên cơ sở đó Nghiên cứu đưa thêm 2 biến giá ầu và giá vàng hàng ngày vào phương trình để cùng phân tích tác động đến Vnindex.
Mặt khác, chỉ số giá tiêu dùng CPI là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát hàng năm của nền kinh tế năng động của Việt Nam và cũng đã có nhiều diễn đàn, các Tạp chính tài chính trong nước phân tích đến trong những năm gần đây, vì vậy tác giả đề xuất có mặt trong mô hình phân tích.
Trên cơ sở đó Phương trình hồi quy được xây dựng lấy chỉ số Vnindex làm Biến phụ thuộc được giải thích bởi 4 Biến độc lập là: Tỷ giá USD/VND, giá dầu, giá vàng và CPI. Thông qua phương pháp OLS và một loạt các kiểm định để phân tích đánh giá. Phương trình hồi quy cụ thể như sau:
rt = β0 + β1USDt + β2OILt + β3GOLDt + β4CPIt +àt Trong đó:
o rt là biến phụ thuộc đại diện chỉ số VNINDEX, USDt là biến độc lập đại diện cho chỉ số USD/VND hàng ngày, OILt là biến độc lập đại diện cho giá dầu hàng ngày, CPIt là biến độc lập đại diện cho chỉ số tiêu dùng trong mẫu thời gian trên.
o rt, USDt, OILt, GOLDt, CPIt được tính bằng hàm logarith:
rt=ln(Pt/Pt-1); USDt=ln(Dollart/Dollart-1); OILt=ln(OILt/OILt-1);
CPIt=ln(CPIt/CPIt-1);
Trong mô hình tính sử dụng STATA 12, các quy ước thực tế như sau:
rt=ln_vni; USDt=ln_exrate; OILt=ln_oil-price; GOLDt=ln_gold- price; CPIt=ln_cpi;
o β0 là hệ số chặn; β1 đến β4 là hệ số hồi quy riêng/hệ số góc tương ứng với cỏc biến độc lập và àt là hệ số nhiễu của mụ hỡnh.
3.2 Ngu n ữ iệu:
Mẫu dữ liệu được lấy trong khoảng thời gian 7 năm 10 tháng kể từ ngày 11 tháng 02 năm 2010 đến ngày 29 tháng 12 năm 2017. Mẫu nghiên cứu bao gồm các giá trị thị trường hàng ngày là Chỉ số giá cổ phiếu của Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh-VNINDEX; Chỉ số tỷ giá hối đoái của USD/VNĐ; Chỉ số giá dầu thế giới; Chỉ số giá vàng thế giới. Dữ liệu sau đó đã được kiểm tra độ ổn định bằng cách sử dụng thử nghiệm Augmented Dickey-Fuller ADF để tránh xây dựng hồi quy giả có thể xảy ra do sự cố của đơn vị gốc khi làm việc với dữ liệu chuỗi thời gian không cố định cùng với các kiểm định sẽ được trình bày chi tiết trong chương 4. Dữ liệu được lấy từ các nguồn như sau:
1. Chỉ số VN-index: Trang web https://vn.investing.com/currencies/usd- vnd-historical-data hoặc các trang web http://cafef.vn/ ; https://www.cophieu68.vn/
2. Chỉ số USD/VND: trang web https://vn.investing.com/currencies/usd- vnd-historical-data
Dollar Mỹ là ngoại tệ mạnh tại TT VN và các nền kinh tế của các nước nhỏ, các nước đang phát triển…được dùng để đại diện cho Chỉ số Tỷ giá trong Mô hình hồi quy.
3. Chỉ số giá dầu thế giới: trang web https://www.cophieu68.vn/
4. Chỉ số giá vàng thế giới: trang web https://www.cophieu68.vn/
5. Chỉ số giá tiêu dùng CPI: trang web của Tổng Cục thống kê https://www.gso.gov.vn
Riêng chỉ số CPI chỉ có số liệu thống kê hàng tháng, không tương thích với các số liệu của các biến độc lập: tỷ giá, giá dầu, giá vàng được thể hiện theo ngày. CPIlà chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng, ngoài ra mức thay đổi giá hàng ngày trong tháng sẽ có những biến động không quá sốc. Trên cơ sở đó Tác giả đề xuất sử dụng số liệu CPI hàng tháng làm đại diện cho các ngày trong tháng để tính toán.
3.3 Quy tr nh nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành lần lượt qua các bước như sau:
- Bước 1: Thu thập dữ liệu-sắp xếp dữ liệu
- Bước 2: Xây dựng, đo lường và mô tả các biến nghiên cứu - Bước 3: Xây dựng bảng thống kê mô tả
- Bước 4: Ước lượng mô hình - Bước 5: Kết quả nghiên cứu