CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
1.2. Những vấn đề chung về hoạt động cho vay của ngân hàng đối với nông hộ 8 1. Nông hộ và nhu cầu vốn trong quá trình phát triển
1.2.2. Hoạt động cho vay của Ngân hàng đối với nông hộ
Hoạt động cho vay của ngân hàng là một trong những đòn bẩy đầu tƣ đƣợc đánh giá là có hiệu quả nhất trên cả khía cạnh khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp hay đầu tƣ.
Về khái niệm, đứng trên những phương diện nhìn nhận khác nhau thì những khái niệm về hoạt động cho vay cũng khác nhau:
Xét về bản chất, hoạt động cho vay là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tƣợng nhất định nhằm đạt đƣợc mục tiêu nhất định trong một khỏang thời gian xác định.
Xét về mặt hình thức, hoạt động cho vay là một tập hợp hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết, đầy đủ, khoa học và toàn diện các khía cạnh đánh gía đầu tƣ và thẩm định khách hàng
Xét trên góc độ quản lý, hoạt động cho vay là cơ sở để các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, phê duyệt cấp phép hạn mức tối đa và các hoạt động có liên quan tới Ngân hàng. Là căn cứ quan trọng để đánh giá và đƣa ra những điều chỉnh kịp thời những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện và khai thác và là cơ sở pháp lý để xem xét, xử lý khi có tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng cho vay.
16
Đứng trên phương diện kế hoạch hóa, hoạt động cho vay là đòn bẩy tài chính của một công cuộc đầu tƣ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tƣ và tài trợ.
Nhìn chung, các hoạt động cho vay ngân hàng là việc các NHTM thực hiện nhận tiền gửi từ các cá nhân, tổ chức dưới nhiều hình thức đồng thời thực hiện cho vay đối với các cá nhân và tổ chức cần vay và thực hiện các hình thức khác nhƣ bảo lãnh, chiết khấu và cho thuê tài chính.
Hoạt động cho vay của NHTM bao gồm :
- Huy động: NHTM nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức cho vay khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
- Về hoạt động cho vay: NHTM được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới hình thức cho vay.
- Về hoạt động bảo lãnh: NHTM đƣợc bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác theo quy định của NHNN. NHTM đƣợc chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. NHTM được hoạt động cho thuê tài chính nhƣng phải thành lập công ty cho thuê tài chính.
- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
- Các hoạt động khác.
Theo Tiến sĩ Kinh tế Nông nghiệp Trần Ái Kiết từ Trường Đại học Cần Thơ đối với ngành giảng dạy về kinh tế. Hoạt động cho vay ngân hàng có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế hộ, cụ thể:
- Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất đƣợc liên tục đồng thời góp phần đầu tƣ phát triển kinh tế.
- Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
17
- Hoạt động cho vay là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn.
- Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài.
Trong điều kiện kinh tế “mở”, hoạt động cho vay đã trở thành một trong những phương tiện nối liền các nền kinh tế các nước với nhau.
Đặc biệt, đối với sự phát triển kinh tế nông thôn, vai trò của hoạt động cho vay quan trọng hơn bao giờ hết vì đó là kênh hiệu quả hỗ trợ tốt cho các nông hộ phát triển kinh tế nông hộ.
Về tác dụng của hoạt động cho vay của ngân hàng đối với kinh tế nông hộ, ta có sơ đồ tổng hợp dưới đây:
Sơ đồ 1.1. Tác dụng của hoạt động cho vay của các Ngân hàng đối với kinh tế nông hộ
( Nguồn: Tác giả tổng hợp) Hệ thống các ngân hàng hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ
Hỗ trợ vốn
Giai đoạn sơ khởi
Quá trình phát triển
Tác dụng khác
18