CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC N HÀ NƯỚC HUYỆN VŨNG LIÊM, TỈNH VĨNH LONG
4.2 Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách Nhà nước tại kho bạc Nhà nước Vũng Liêm
4.2.1 Triển khai thực hiện mô hình kiểm soát chi "một cửa"
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2010 - 2020 là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay. Trong đó, việc thực hiện cơ chế một cửa đối với các cơ quan hành chính nhà nước được xem là một bước đột phá trong cải cách hành chính. Cơ chế một cửa đòi hỏi thủ tục hành chính phải đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật và đƣợc công khai cụ thể; công việc phải đƣợc giải quyết nhanh chóng đúng thời gian quy định; nhận yêu cầu và trả kết quả tại một bộ phận duy nhất nhằm giảm phiền hà cho tổ chức, công dân do không phải qua nhiều khâu, nhiều bộ phận của bộ máy hành chính; hạn chế tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền của một bộ phận cán bộ, công chức.
Hiện nay, tại KBNN Vũng Liêm, kiểm soát chi đƣợc thực hiện bởi hai
70
tổ: Tổ Tổng hợp hành chính (có trách nhiệm kiểm soát các khoản chi sự nghiệp kinh tế, các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia), Tổ kế toán (có trách nhiệm kiểm soát các khoản chi thường xuyên). Tại mỗi tổ đều có “một cửa” để tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, chứng từ của các đơn vị có yêu cầu giao dịch chi NSNN. Để tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị giao dịch tại kho bạc và đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch trong giao dịch chi NSNN theo xu hướng cải cách hành chính công hiện nay, KBNN Vũng Liêm cần thực hiện sát nhập các bộ phận kiểm soát chi NSNN về một đầu mối theo phù hợp với chức năng hệ thống KBNN hiện nay.Việc sát nhập này khắc phục việc kiểm soát chi NSNN qua KBNN hiện nay đang tồn tại hai quy trình do hai tổ chuyên môn thực hiện. Việc thu gọn về một đầu mối kiểm soát chi do tổ tổng hợp hành chính làm tăng tính hiệu quả trong quá trình tác nghiệp, giải quyết công việc, rút ngắn đƣợc thời gian kiểm soát, thời gian cấp phát thanh toán, thời gian luân chuyển chứng từ và tạo thuận lợi cho các đơn vị thụ hưởng NSNN trong quá trình giao dịch thanh toán.
- Triển khai xây dựng mô hình kiểm soát chi NSNN theo cơ chế một cửa phù hợp với đặc thù chuyên môn nghiệp tại KBNN.
- Thực hiện rà soát hồ sơ thủ tục, quy trình nghiệp vụ KBNN.
- Xây dựng quy trình cũng gắn liền với việc ban hành quy chế phân công nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận, cán bộ nghiệp vụ 4.2.2 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát chỉ thường xuyên ngân sách nhà nước.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lƣợng hoạt động nghiệp vụ KBNN nói chung và nghiệp vụ kiểm soát chi thường xuyên nói riêng. Trong thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã mang lại một số kết quả đáng kể trong công tác chi NSNN và kiểm soát chi thường xuyên NSNN chẳng hạn như: Chương trình
71
hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) đã cung cấp các báo cáo kế toán vừa nhanh chóng vừa chính xác. Chương trình còn cung cấp các tiện ích hỗ trợ công tác kiểm soát chi thường xuyên như: quản lý dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách chi tiết đến từng nhóm mục chi và khống chế không cho đơn vị chi vƣợt tổng mức dự toán đƣợc giao; quản lý tồn quỹ ngân sách của từng huyện, từng xã và đƣa ra cảnh báo khi thực hiện các khoản chi vượt mức tồn quỹ ngân sách; Chương trình thanh toán song phương điện tử mở rộng phạm vi thanh toán trực tiếp giữa các KBNN huyện, KBNN tỉnh trên toàn quốc, giúp công tác thanh toán vừa an toàn vừa đẩy nhanh tốc độ.
Chương trình hỗ trợ quản lý tồn quỹ ngân sách huyện. Trong điều kiện là một huyện nghèo, tồn quỹ ngân sách huyện Vũng Liêm thường ở mức thấp. Vì vậy khi chi ngân sách rất có khả năng xảy ra tình trạng vƣợt mức tồn quỹ ngân sách. Nhiều khi do sơ xuất kế toán trưởng không kiểm tra tồn quỹ dẫn đến chi vƣợt quỹ gây khó cho cán bộ kiểm soát chi không thể xác định đƣợc mức tồn quỹ ngân sách tại thời điểm đó. Để quản lý đƣợc tồn quỹ ngân sách huyện tại mọi thời điểm, chúng ta cần phải xây dựng một cơ sở dữ liệu tập trung để quản lý số liệu thu, chi ngân sách, đồng thời xây dựng một chương trình khai thác dữ liệu để cung cấp thông tin tức thời về tồn quỹ ngân sách phục vụ cho công tác quản lý, điều hành ngân sách và cung cấp số liệu phục vụ công tác kiểm soát chi, khống chế không để xảy ra tình trạng chi vƣợt tồn quỹ ngân sách.
Tạo lập hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng cho các ứng dụng trong điều kiện mới. Trang bị hệ thống máy tính, máy chủ đủ mạnh và có hệ thống dự phòng để đảm bảo hoạt động của kho bạc không bị gián đoạn. Thực hiện nối mạng với các cơ quan khác trên địa bàn nhƣ: tài chính, thuế, ngân hàng... để đảm bảo đối chiếu số liệu thu, chi ngân sách nhanh chóng, chính xác;
tăng cường kênh thanh toán không dùng tiền mặt với các ngân hàng.
72
Tăng cường đào tạo để nâng cao trình độ tin học cho cán bộ kho bạc.
Với cán bộ kiểm soát chi, phải đƣợc đào tạo cơ bản về tin học để có thể khai thác, sử dụng tốt các chươg trình ứng dụng phục vụ công tác chi và kiểm soát chi thường xuyên; cán bộ tin học phải được đào tạo nâng cao về tin học để có khả năng tiếp thu những kiến thức mới về công nghệ thông tin, phát triển những chương trình ứng dụng phục vụ công tác chuyên môn của đơn vị, đặc biệt là công tác kiểm soát chi thường xuyên.
4.2.3 Đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ
Đơn vị sự nghiệp công lập và đơn hành chính thực hiện cơ chế tự chủ khi lập dự toán phải tách biệt những nội dung chi từ phần kinh phí đƣợc giao khoán và những nội dung chi từ nguồn kinh phí không thực hiện cơ chế khoán. Đồng thời khi phân bổ và giao dự toán cho đơn vị cũng phải tách biệt phần kinh phí giao tự chủ và phần kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ để kho bạc có cơ sở kiểm soát chi.
Đối với các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ, cần thay đổi quy định kiểm soát theo hướng: KBNN không kiểm soát hồ sơ, chứng từ, hoá đơn mà chỉ cần kiểm tra số dƣ dự toán và tính hợp lệ, hợp pháp của lệnh chuẩn chi do thủ trưởng đơn vị đã ký. Thủ trưởng đơn vị phải tự chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của khoản chi.
Tăng cường thanh toán trực tiếp từ KBNN cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt.
Thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ, cá nhân thụ hưởng NSNN bằng hình thức chuyển khoản vừa an toàn vừa giảm đƣợc các chi phí liên quan đến quản lý tiền mặt nhƣ in tiền, kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản...
đồng thời, góp phần kiểm soát thu nhập cá nhân, hạn chế tiêu cực, lãng phí trong chi tiêu NSNN. Để làm tốt điều này cần phải thực hiện một số vấn đề sau:
73
Ban hành quy định cụ thể buộc tất cả các cá nhân, đơn vị có đăng ký sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ phải mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng.
Đồng thời, cần quy định các đơn vị sử dụng NSNN khi mua hàng hoá dịch vụ với số tiền ở một mức nào đó thì bắt buộc phải mua của người bán có tài khoản tại Ngân hàng.
Mở rộng thanh toán qua tài khoản thẻ ATM tất cả các khoản chi cho cá nhân như lương, phụ cấp lương, tiền công lao động, học bổng, sinh hoạt phí... Để làm tốt đƣợc điều này, cần có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương trong việc quy định bắt buộc các đơn vị có điều kiện phải thực hiện thanh toán qua thẻ ATM, trước mắt là đối với các đơn vị trên địa bàn thị trấn.
Đồng thời, có biện pháp tác động đến hệ thống ngân hàng để mở rộng mạng lưới máy ATM tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng.
Quy định chế độ kiểm soát hóa đơn bán hàng. Hiện nay, việc kiểm soát hoá đơn đối với các khoản chi mua sắm hàng hoá dịch vụ chƣa đƣợc quy định rõ ràng, cụ thể, đặc biệt là đối với các khoản chi thuộc nhóm chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy, đơn vị sử dụng NSNN có thể lợi dụng để tự lập khống hoá đơn (hoá đơn bán lẻ thông thường) để hợp thức hoá các khoản chi sai chế độ. Để tránh tình trạng này, cần phải ban hành chế độ quy định cụ thể những khoản mua sắm có tính chất nhƣ thế nào, giá trị là bao nhiêu thì phải sử dụng hoá đơn tài chính và những khoản mua sắm nhƣ thế nào thì đƣợc sử dụng hoá đơn bán lẻ thông thường, về giá cả ghi trên hoá đơn, cần phải có quy định kiểm soát chặt chẽ, có cơ sở để kho bạc đối chiếu kiểm soát chi. Hiện nay, chƣa có văn bản nào quy định kho bạc phải thẩm định giá thực tế của hàng hoá do các đơn vị sử dụng NSNN mua. Kho bạc chỉ kiểm soát giá trên cơ sở phiếu báo giá và giá ghi trên hoá đơn bán hàng do người bán cung cấp. Mà giá trên phiếu báo giá và hoá đơn thì không ai quản lý, nó có thể lớn hơn giá bán thực tế rất nhiều, về phía cơ quan thuế, cần có biện pháp quản lý đơn vị bán hàng
74
để các đơn vị này không xuất hoá đơn khống hoặc ghi giá trên hoá đơn cao hơn giá bán thực tế nhằm giúp đơn vị sử dụng NSNN tham ô tiền của Nhà nước.