- Nhận thức về công tác thanh tra, kiểm tra chưa đúng với vị trí, vai trò của nó trong công tác quản lý nhà nước. Công tác tuyên truyền, giáo dục về ý thức pháp luật nói chung và pháp luật về thanh tra chưa đúng mức, chưa thường xuyên và hiệu quả còn chưa cao. Vị trí, vai trò của hoạt động thanh tra đối với các DNNN chưa được xác định đúng mức trong hoạt động thanh tra và trong công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước.
- Cơ cấu tổ chức của các cơ quan thanh tra tổ chức chưa thật sự khoa học và thiếu thống nhất, đặc biệt là các cơ quan Thanh tra bộ, ngành. Theo nghiên cứu mới đây nhất (8/2004) của đề tài “Tổ chức, hoạt động và mối quan hệ giữa Thanh tra bộ và Thanh tra chuyên ngành – Thực trạng và giải pháp” của cơ quan Thanh tra Chính phủ cho thấy có tới 4 mô hình tổ chức thanh tra ở các Bộ, ngành:
+ Thanh tra bộ chỉ thực hiện chức năng thanh tra nhà nước như: Bộ Ngoại giao, Uỷ ban dân tộc, Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em;
+ Thanh tra bộ thực hiện cả chức năng thanh tra nhà nước và thanh tra chuyên ngành như: Bộ Y tế, Bộ Văn hoá-Thông tin, Bộ Công nghiệp…
+ Thanh tra chuyên ngành được xác định là đơn vị cấp 2 của Thanh tra bộ như: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên- môi trường;
+ Thanh tra bộ và thanh tra chuyên ngành hoàn toàn độc lập với nhau như: Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng...
Mối quan hệ giữa các cơ quan thanh tra chưa chặt chẽ, kể cả các cơ quan Thanh tra nhà nước và Thanh tra chuyên ngành. Nhìn chung mối quan hệ ngang đã chi phối mối quan hệ dọc, tức các cơ quan thanh tra phụ thuộc nhiều vào Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.
- Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra và của các cơ quan quản lý nhà nước khác chưa được phân định rõ ràng và rành mạch, nên chức năng thanh tra, kiểm tra hay nội dung thanh tra, kiểm tra giữa các cơ quan này vẫn còn trùng lặp.
- Quyền hạn của các cơ quan thanh tra, của Trưởng đoàn thanh tra và của các Thanh tra viên chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu công tác đòi hỏi, nhiều quyền còn mang tính chất hình thức, thiếu thực tế và chế tài thực hiện.
- Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra nhìn chung còn thấp, năng lực về nghiệp vụ công tác thanh tra còn hạn chế. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa được quan tâm đúng mức… cho nên một bộ phận chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Hệ thống chính sách, pháp luật chưa đồng bộ và thiếu thống nhất, nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực và hiệu quả của hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra các DNNN nói riêng.
Trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường và yêu cầu đòi hỏi của công tác quản lý nhà nước về kinh tế, đã đòi hỏi hoạt động thanh tra và thanh tra các DNNN phải được đổi mới và từng bước hoàn thiện, nhằm khắc phục những khiếm khuyết, hạn chế trong hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra các DNNN nói riêng, góp phần làm cho DNNN phát triển đúng hướng và kinh doanh có hiệu quả, thật sự là một lực lượng vất chất, một công cụ quan trọng để Nhà nước định hướng và quản lý vĩ mô nền kinh tế.
Tóm lại, sau khi đã phân tích khái quát quá trình đổi mới tổ chức TTNN và quá trình đổi mới của các DNNN trong tiến trình đổi mới chung của đất nước. Luận văn đã đi sâu vào phân tích làm rõ thực trạng hoạt động thanh tra và thanh tra các DNNN trong những năm gần đây. Qua đó đã thấy được ngành Thanh tra đã từng bước được củng cố, kiện toàn về tổ chức, bộ máy, xây dựng được một đội ngũ cán bộ thanh tra từ Trung ương đến địa phương, đã thật sự là một chức năng thiết yếu của các cơ quan quản lý nhà nước, là một trong những
công cụ hữu hiệu để Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế. Kết quả mà ngành Thanh tra đạt được trong thời gian vừa qua là rất khả quan, trong đó có sự đóng góp quan trọng của hoạt động thanh tra các DNNN; đã hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho, góp phần xứng đáng vào việc củng cố chính quyền, xây dựng bộ máy trong sạch, vững mạnh, đủ năng lực quản lý đất nước để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Bên cạnh những kết quả mà ngành Thanh tra và hoạt động thanh tra các DNNN đã đạt được cũng còn những khiếm khuyết, hạn chế cần phải sửa chữa, khắc phục. Vì vậy, để phục vụ tốt cho công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước, đòi hỏi hoạt động thanh tra và thanh tra các DNNN phải được củng cố, đổi mới và từng bước hoàn thiện trong thời gian tới.
Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Những quan điểm cơ bản
* Thứ nhất, hoàn thiện hoạt động thanh tra DNNN phải phù hợp với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và đổi mới hoạt động thanh tra nhà nước.
Mục đích của đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, một hành lang pháp lý thông thoáng và an toàn để mọi doanh nghiệp cũng như các thành phần kinh tế đều phát huy được hết mọi tiềm năng của mình, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh tạo được nhiều lợi nhuận.
Đây cũng chính là mục đích mà hoạt động thanh tra và thanh tra các DNNN phải hướng tới và phục vụ cho mục đích này. Vì vậy, việc hoàn thiện hoạt động thanh
tra của Nhà nước đối với DNNN cũng phải nằm trong tổng thể của việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước nói chung và đổi mới hoạt động thanh tra nói riêng, nhằm nâng cao năng lực quản lý vĩ mô nền kinh tế, giải phóng mọi nguồn lực và tạo ra một môi trường thuận lợi, cạnh tranh bình đẳng để các thành phần kinh tế cùng phát triển.
* Thứ hai, hoàn thiện hoạt động thanh tra DNNN phải gắn với việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển các DNNN.
Kinh tế nhà nước có vai trò quyết định trong việc định hướng nền kinh tế, ổn định và phát triển đất nước. Trong đó các DNNN là bộ phận cơ bản, quan trọng của kinh tế nhà nước, nó giữ những vị trí then chốt, những ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế, nó là lực lượng vật chất cơ bản chủ yếu để Nhà nước định hướng, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Cho nên, mọi chủ trương, chính sách, của Đảng và pháp luật của Nhà nước là đều nhằm đổi mới, phát triển và nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của các DN. Thanh tra là một trong những chức năng thiết yếu của các cơ quan quản lý nhà nước, là một trong những công cụ để Nhà nước kiểm tra, kiểm soát các DNNN và nền kinh tế. Việc hoàn thiện hoạt động thanh tra các DNNN là phải nhằm giúp cho các cơ quan nhà nước quản lý các DN và nền kinh tế được tốt hơn, hiệu quả hơn; đồng cũng tạo ra những điều kiện thuận lợi để các DN sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đủ sức cạnh tranh trên thương trường. Vì vậy, hoàn thiện hoạt động thanh tra DNNN phải gắn với việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển các DNNN.
* Thứ ba, phải lấy việc bảo toàn vốn, nâng cao năng lực sản xuất và hiệu quả kinh doanh của các DN làm mục đích của việc hoàn thiện hoạt động thanh tra DNNN.
Một trong những yếu tố cơ bản, quan trọng nhất của hoạt động sản xuất, kinh doanh là vấn đề về vốn. Đối với các DNNN thì vốn của các DN này có thể là một 100% vốn của Nhà nước hoặc ít nhất nó cũng giữ một số cổ phần chi
phối nhất định trong mỗi DN. Vì vậy, trong quá trình thanh tra các DNNN, các Đoàn thanh tra hay các cơ quan thanh tra luôn luôn xác định nội dung thanh tra tài chính là một trong những nội dung cơ bản bao trùm trong mỗi cuộc thanh tra, trong đó có xem xét, kiểm tra về việc giao nhận vốn, huy động, sử dụng và phát triển vốn… Nhằm giúp cho các DN sử dụng vốn đúng mục đích, tránh thất thoát, lãng phí và bảo toàn số vốn mà Nhà nước đã giao cho, từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và phát triển nguồn vốn của DN.
* Thứ tư, hoàn thiện hoạt động thanh tra DNNN phải gắn với quá trình cải cách nền hành chính nhà nước và hoàn thiện bộ máy nhà nước.
Mục tiêu của chương trình cải cách hành chính nhà nước năm 2001 – 2010 là: Xây dựng bộ máy hành chính nhà nước gọn nhẹ, hợp lý; xác định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn rõ ràng; xoá bỏ các thủ tục hành chính quan liêu, rườm rà để xây dựng các thủ tục hành chính mới theo hướng công khai, đơn giản hoá và thuận tiện cho nhân dân… Mặt khác, các cơ quan thanh ra là một bộ phận, một cơ quan chuyên môn giúp việc cho các cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, để quản lý về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ thanh tra…Vì vậy, trong quá trình hoàn thiện hoạt động thanh tra nhà nước đối với DNNN, các cơ quan thanh tra phải căn cứ vào chương trình cải cách hành chính nhà nước, để thiết lập hệ thống tổ chức, bộ máy thanh tra tinh gọn, tập trung, thống nhất và trong sạch, đủ năng lực thanh tra, kiểm soát các DNNN và toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhằm phục vụ kịp thời cho yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về kinh tế.
* Thứ năm, hoàn thiện hoạt động thanh tra DNNN phải đảm bảo và phát huy việc thực hiện Quy chế dân chủ trong các DN.
Dân chủ là một bản chất tốt đẹp của chế độ chúng ta. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn tôn trọng và phát huy quyền tự do, dân chủ của mọi công dân. Vì vậy, trong quá trình thanh tra Đoàn thanh tra hay các cơ quan thanh tra không chỉ nhằm vào việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vi phạm; không chỉ phát hiện những sơ hở trong cơ chế chính sách hay bảo vệ lợi ích của Nhà nước… mà