Cơ sở lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Xây dựng bộ tình huống điển hình và giảng dạy thử nghiệm học phần Luật Môi trường tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế (Trang 48 - 52)

Chương 2. TÌNH HUỐNG ĐIỂN HÌNH HỌC PHẦN LUẬT MÔI TRƯỜNG

2.1. Nhóm tình huống điển hình trong kiểm soát ô nhiễm môi trường

2.1.1. Cơ sở lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là trạng thái môi trường trong đó xảy ra sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật môi trường, các tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật.3 Trên cơ sở khái niệm ô nhiễm môi trường được đưa ra, khái niệm tiếp cận về kiểm soát ô nhiễm cũng được nhìn nhận, quy định thống nhất khi xem đây là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm. Xuất phát từ các tiếp cận về nội hàm các khái niệm như trên, ô nhiễm môi trường trong đời sống thực tiễn xảy ra do hành vi đưa vào môi trường các chất gây ô nhiễm dưới các dạng khác nhau (thể rắn, thể lỏng, thể khí, là chất hóa học, chất phóng xạ hay các dạng vật chất khác..) làm biến đổi trạng thái cân bằng, hài hòa của diễn thế sinh thái trong trạng thái bình thường.

Cơ chế biến đổi này phải diễn ra theo chiều hướng tiêu cực trên cơ sở đối chiếu định

3 Khoản 8, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

44

lượng rõ ràng bằng các quy định của pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật môi trường và các tiêu chuẩn môi trường kéo theo là sự xuống cấp về chất lượng đời sống của con người.

Rõ ràng môi trường là một thành tố đặc thù, có mối quan hệ mật thiết với đời sống con người, vì vậy khi xảy ra những hệ lụy tiêu cực đến môi trường sinh thái, con người là chủ thể phải gánh chịu những hậu quả này. Cơ chế này giúp nhìn nhận tầm quan trọng trong cơ chế kiểm soát về ô nhiễm môi trường khi xem hoạt động ngăn chặn, phòng ngừa các vấn đề về ô nhiễm môi trường phát sinh đóng vai trò chính yếu trong việc gìn giữ các giá trị sinh thái, thực hiện tốt giai đoạn này sẽ dễ dàng hơn trong việc đối phó, giải quyết các vấn đề về môi trường sinh thái. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường được thể hiện rõ thông qua các cơ chế đặc thù như tiến hành thu thập, công bố thông tin môi trường đến rộng rãi cộng đồng dân cư để nhìn nhận tổng quan về thực trạng môi trường;

tiến hành việc quy hoạch bảo vệ môi trường; kiểm tra phương diện môi trường của các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh và thực hiện cơ chế quản lý chất thải một cách hiệu quả. Nói ngắn gọn, thông qua nội dung chương này, sinh viên cần nắm rõ những nội dung chính bao gồm:

(1) Các cơ chế quản lý nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường (thu thập thông tin môi trường, kiểm tra phương diện môi trường của các chủ thể kinh doanh và hoạt động quy hoạch bảo vệ môi trường). Xuất phát từ bản chất của hoạt động sản xuất kinh doanh luôn tiềm tàng những mối nguy hại về vấn đề bức tử môi trường, vì vậy bên cạnh việc đáp ứng những điều kiện đặt ra đối với việc thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh, pháp luật đặt ra cơ chế tiến hành giám sát tập trung vào việc thực hiện trách nhiệm về môi trường, tập trung giao cho chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, làm căn cứ pháp lý vững vàng để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể khi xảy ra hành vi vi phạm.

(2) Nắm bắt các vấn đề pháp lý trong các quy định đặt ra đối với vấn đề quản

45

lý, xử lý chất thải hiện nay. Cũng nằm trong xu hướng chung với tất cả các quốc gia trên thế giới, việc phát thải và quản lý chất thải luôn là vấn đề “nóng” tại Việt Nam.

Hiện nay, việc quản lý chất thải được áp dụng theo một trong 3 mô hình, bao gồm quản lý chất thải cuối đường ống sản xuất, quản lý chất thải theo đường ống sản xuất và đánh vào thị trường tiêu dùng. Mặc dù nhìn nhận tính hiệu quả đáng kể trong việc xử lý các chất độc hại có trong các vật chất thải bỏ sau quá trình sản xuất, kinh doanh của phương pháp quản lý chất thải theo đường ống sản xuất, tuy nhiên chính sự tốn kém đáng kể về mặt chi phí đầu tư, vận hành hệ thống, trang thiết bị máy móc là rào cản đối với các doanh nghiệp khi áp dụng mô hình này vào quản lý chất thải khi yếu tố lợi nhuận vẫn luôn là tiền đề xuyên suốt mà họ hướng đến. Trong bối cảnh các nhà sản xuất bằng mọi cách tạo ra được tối đa những khoản lợi nhuận trong quá trình sản xuất kinh doanh như tại các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, phương pháp quản lý chất thải cuối đường ống sản xuất mặc dù kém hiệu quả hơn nhưng ít tốn kém nên rõ ràng nó mang tính khả thi cao hơn. Đối với phương pháp còn lại, việc đánh vào thị trường tiêu thụ được thực hiện đồng thời ở 2 góc độ: tác động từ phía doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất và cả người tiêu dùng. Đối với chủ thể là các nhà sản xuất, cơ chế ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ các chính sách, đặc biệt là chính sách áp thuế suất thấp đối với các loại hàng hóa, nguyên, vật liệu thân thiện với môi trường các doanh nghiệp sử dụng hoặc các công trình bảo vệ môi trường mà doanh nghiệp đã đầu tư trên nguyên tắc ghi nhận vai trò bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Với cơ chế này, doanh nghiệp được trao một lợi thế rất lớn khi giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường mang tính cạnh tranh hơn so với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác không được hưởng ưu đãi về thuế. Hệ quả là hàng hóa, dịch vụ của họ dễ dàng tiếp cận, được người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn. Cũng từ mô hình này, thúc đẩy các doanh nghiệp trên thị trường buộc phải thực hiện vai trò bảo vệ môi trường để được hưởng những ưu đãi từ góc độ nhà nước, nếu không muốn bị tụt hậu,

46

bị bỏ lại phía sau trên thương trường. Ở phía chủ thể còn lại, với giá cả cạnh tranh hơn, người tiêu dùng sẽ có xu hướng lựa chọn các sản phẩm của các doanh nghiệp có bảo vệ môi trường, vừa “lợi” về túi tiền, vừa bảo vệ môi trường hiệu quả. Ở một góc nhìn khác, ở các quốc gia nơi có nhận thức của người dân đủ hiệu quả về các quyền con người cơ bản, trong đó có quyền được sống trong môi trường trong lành, làn sóng tẩy chay, phản đối sử dụng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp chỉ tập trung vào những giá trị vật chất đơn thuần và không thể hiện được trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường, một lần nữa buộc doanh nghiệp phải hoặc là thay đổi, hoặc là chấp nhận “dừng cuộc chơi” do bị người tiêu dùng quay lưng.

Để giải quyết những hạn chế nhất định trong các phương thức quản lý chất thải hiện nay, các quốc gia trên thế giới lần lượt chuyển sang phương thức quản lý chất thải mới – phương pháp sản xuất sạch hơn. Nếu như các phương thức đang sử dụng chỉ tập trung giải quyết ở giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất, giai đoạn giải quyết, loại bỏ các yếu tố độc hại của vật chất thải bỏ khi đưa ra môi trường sinh thái thì với “sản xuất sạch hơn” việc bảo vệ môi trường tập trung ngay từ yếu tố nguyên liệu đầu vào. Nguyên liệu sạch, ưu tiên sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường sẽ làm giảm gánh nặng cho vấn đề giải quyết, loại bỏ yếu tố độc hại có trong chất thải, đồng thời còn giúp các doanh nghiệp tiết kiệm các chi phí trong quá trình sản xuất, kinh doanh khi có thể tái sử dụng chất thải làm nguyên liệu cho quá trình tiếp theo. Việt Nam cũng nhìn nhận những tác động tích cực từ phương pháp này và bước đầu cho thấy những biến chuyển tích cực.

Về vấn đề xử lý chất thải, hiện nay có nhiều phương thức vận hành khác nhau như đốt chất thải, chôn lấp chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải… tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Tại Việt Nam, vấn đề chất thải, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt vẫn chưa được phân loại cụ thể thành chất thải hữu cơ và chất thải vô cơ như luật định. Xuất phát từ thực trạng này, việc áp dụng các phương thức chôn lấp hay đốt

47

chất thải ở Việt Nam được áp dụng cho tiết kiệm được chi phí, ít đầu tư vào công nghệ nhưng nhìn nhận đây là những hành vi có ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến môi trường sinh thái. Việc áp dụng các phương pháp này đòi hỏi phải tiến hành phân loại chất thải hiệu quả, áp dụng hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, điều mà ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay chưa nhìn nhận rõ ràng.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Xây dựng bộ tình huống điển hình và giảng dạy thử nghiệm học phần Luật Môi trường tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)