Những kết quả đạt được và hạn chế, bất cập trong QLNN về phát triển cây dược liệu tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về phát triển cây dược liệu từ thực tiễn huyện nam trà my, tỉnh quảng nam (Trang 60 - 66)

56

2.3.1. Kết quả đạt được trong QLNN về phát triển cây dược liệu

Thứ nhất, UBND huyện đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ-HĐND ngày 20/12/2016 về “Thông qua các nội dung hỗ trợ xúc tiến thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Nam Trà My, giai đoạn 2017 - 2020. Trong đó, ngoài những nội dung, cơ chế chính sách đã được Trung ương, tỉnh Quảng Nam hỗ trợ, khi các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn huyện Nam Trà My còn được các chính sách đặc thù riêng của huyện, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động; phối hợp với Báo Quảng Nam tổ chức Tọa đàm “Giải pháp xúc tiến đầu tư phát triển cây dược liệu” trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; tổ chức Hội nghị “bàn giải pháp xúc tiến đầu tư phát triển cây Quế Trà My” trên địa bàn huyện Nam Trà My.

Thứ hai, trên cơ sở các văn bản của Tỉnh về chủ trương, chính sách, cơ chế bảo tồn và phát triển các loại cây dược liệu dưới tán rừng. UBND huyện Nam Trà My đã xây dựng Đề án về bảo tồn và phát triển cây dược liệu giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn huyện Nam Trà My được Hội đồng nhân dân huyện thông qua tại Nghị quyết số 30/NQ-HĐND, ngày 20/12/2016; Nghị quyết số 31/NQ-HĐND, ngày 26/4/2017 của HĐND huyện v/v thông qua Đề án đầu tư phát triển vùng chuyên canh quế Trà My, giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn huyện Nam Trà My; Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 05/8/2016 của Hội đồng nhân dân huyện Nam Trà My về thông qua Đề án “Phát triển vùng Sâm gốc Ngọc Linh” giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 27/NQ-HĐND, ngày 20/12/2016 của HĐND huyện v/v thông qua Đề án trồng rừng, phục hồi rừng cây bản địa và bảo vệ rừng trên địa bàn huyện.

Thứ ba, chỉ đạo tổ chức thực hiện đảm bảo mục tiêu, đúng đối tượng và nội dung theo quy định; đảm bảo công khai, minh bạch, có sự tham gia đóng góp ý kiến của các hộ dân vùng triển khai dự án. Qua thời gian triển khai thực hiện được sựđồng tình hưởng ứng của người dân, người dân xác định họ là vai trò chủ thể, tự làm và tự hưởng lợi.

57

Thứ tư, tổ chức Phiên chợ sâm Ngọc Linh và hàng nông sản đặc trưng miền núi tỉnh Quảng Nam vào ngày 01 đến ngày 03 hằng tháng, doanh thu bình quân mỗi Phiên chợ khoảng 4 tỷ đồng.

2.3.2. Công tác đảm bo ANTT ti vùng trồng cây dược liệu trên địa bàn huyn Nam Trà My

Trong thời gian qua, công an huyện Nam Trà My đã triển khai đồng bộ các biện pháp công tác nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi trộm cắp, mua bán, tàng trữ, vận chuyển sâm Ngọc Linh trái pháp luật; kinh doanh sản phẩm giả sâm Ngọc Linh Nam Trà My.

Lãnh đạo Công an huyện đã quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 18/9/2017 của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý chất lượng sâm Ngọc Linh và các văn bản có liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật về đầu tư và phát triển cây dược liệu, nhất là cây sâm Ngọc Linh, quế Trà My.

Lãnh đạo Công an huyện thường xuyên tổ chức, đôn đốc, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc liên quan đến sâm Ngọc Linh, quế.

Nắm tình hình liên quan đến chủ trương, chính sách vềđầu tư và phát triển cây dược liệu để kịp thời tham mưu và chủ động có phương án phù hợp để xử lý các hành vi vi phạm.

Nắm tình hình hoạt động của các cơ sở, đầu mối mua bán quế, sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện; hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư và phát triển sâm Ngọc Linh, các chốt, các hộ gia đình trồng sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện;

Các đội nghiệp vụ Công an huyện đã triển khai nhiều biện pháp, công tác nghiệp vụ nhằm phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm;

Chủ trì, phối hợp cùng lực lượng Công an các xã bám sát địa bàn, thực hiện công tác phòng ngừa, vận động quần chúng; kiểm tra cư trú, kiểm tra hành chính, qua đó phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến cây dược liệu, nhất là sâm Ngọc Linh;

58

Qua công tác quản lý hành chính, các hoạt động nắm tình hình, kiểm tra, tổ chức cho các cơ sở, đầu mối mua bán, các doanh nghiệp đầu tư và phát triển sâm Ngọc Linh cam kết chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về kinh doanh, mua bán sâm Ngọc Linh;

Công an huyện đã phát huy tốt vai trò trách nhiệm trong phối hợp tổ chức Phiên chợ sâm Ngọc Linh và hàng nông sản đặc trưng miền núi của huyện Nam Trà My, cụ thểnhư: Xây dựng Kế hoạch bảo đảm an ninh trật tựtrước, trong và sau phiên chợ; Tăng cường hoạt động của các tổ tuần tra kiểm soát, phân luồng giao thông; Tổ chức, phân công lực lượng thường trực bảo vệ tại phiên chợ; Phối hợp với cán bộ tổ kiểm định sâm Ngọc Linh thường xuyên nắm tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm liên quan đến sâm Ngọc Linh...

Tuy nhiên, hiện nay, giá trị kinh tế của một số cây dược liệu từng bước được nâng cao, nhất là cây sâm Ngọc Linh, quế Trà My, vì vậy, nhiều đối tượng bất chấp vi phạm pháp luật, thực hiện hành vi trộm cắp, có nhiều thủ đoạn trồng, buôn bán các loại cây, củ, sản phẩm giả sâm Ngọc Linh hoặc mua bán, tàng trữ, vận chuyển sâm Ngọc Linh trái pháp luật trên thị trường. Những hành vi vi phạm pháp luật nêu trên không chỉ diễn ra ở tại tỉnh Quảng Nam mà trên phạm vi nhiều tỉnh, thành làm ảnh hưởng đến thương hiệu sâm Ngọc Linh, quế Trà My.

Chính vì vậy, việc xây dựng đề án phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi liên quan đến việc trộm cắp, trồng, mua bán, kinh doanh các sản phẩm giả sâm Ngọc Linh, quế Trà My nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh, điều tra xử lý kịp thời đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này; đảm bảo tốt tình hình ANTT vùng trồng dược liệu tại địa bàn huyện Nam Trà My; giúp các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và nhân dân yên tâm đầu tư, phát triển cây dược liệu tương xứng với tiềm năng, thế mạnh đặc hữu của địa phương, giúp người tiêu dùng an tâm, tin tưởng sử dụng các sản phẩm từ quế Trà My, sâm Ngọc Linh từ địa bàn huyện Nam Trà My.

2.3.3. Nhng hn chế, bt cp trong QLNN v phát triển cây dược liu

59

Mặc dù thời gian qua huyện Nam Trà My đã có chủ trương bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu. Cùng với đó là rất nhiều các văn bản về công tác phát triển dược liệu nhưng nhìn chung các ngành, các cấp có trách nhiệm chưa thấy hết tầm quan trọng của công tác dược liệu, vẫn coi công tác phát triển cây dược liệu là phụ.

Do đó, một số thực tế còn tồn tại như sau:

Chính sách về phát triển dược liệu chưa được triển khai đồng bộ và triệt để.

Đầu tư chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng phát triển của cây dược liệu.

Chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh về dược liệu của huyện.

Nghiên cứu khoa học chưa áp dụng nhiều vào thực tiễn, chưa áp dụng đúng mức thành tựu của khoa học, công nghệ vào việc trồng, phát triển cây dược liệu.

Chưa có quy hoạch tổng thể để bảo tồn, phát triển cây dược liệu bền vững.

Nhận thức về việc phát triển một giống cây dược liệu (loài cây dược liệu) trong ngành dược còn đơn giản, nên chưa làm sáng tỏ hết các đặc điểm sinh học của loài cây dược liệu dẫn đến trong sản xuất chưa tạo được giống tốt có năng suất cao, không tạo được sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Nuôi trồng, khai thác, sản xuất còn manh mún, tự phát, có nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Chưa tuyên truyền đúng mức về phát triển cây dược liệu theo hướng thương mại.

Thiếu cán bộ làm công tác nông nghiệp về lĩnh vực phát triển cây dược liệu, thiếu đào tạo cho cán bộ làm công tác bảo tồn, thiếu trao đổi học tập kinh nghiệm, tham quan nước ngoài.

Chưa có quy hoạch, kế hoạch khai thác, bảo quản và chế biến cụ thể để đảm bảo nguồn dược liệu, đảm bảo khả năng tái sinh sau khai thác.

Cơ chế khuyến khích các tổ chức, công ty đầu tư sản xuất giống, gieo trồng cũng như chế biến dược liệu còn hạn chế.

Chưa có các chế tài đủ mạnh trong việc quản lý khai thác, thu mua của người dân và thương lái; quản lý thị trường dược liệu.

60

- Chưa đẩy mạnh việc đầu tư nghiên cứu cũng như áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc khai thác, bảo quản, chế biến, sản xuất giống, kỹ thuật gieo trồng để đảm bảo chất lượng sản phẩm dược liệu.

- Chưa tìm được đầu ra ổn định cho các sản phẩm dược liệu sẵn có của địa phương.

Công tác thuần hóa, nhập nội, chọn tạo giống, khả năng cung cấp giống cây dược liệu cho các vùng sản xuất dược liệu.

Tiểu kếtchương 2

Trong chương 2 tác giả đã trình bày những nội dung: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình phát triển cây dược liệu, tình hình quản lý nhà nước về phát triển cây dược liệu tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh đó, đưa ra những kết quả đạt được và hạn chế, bất cập trong quản lý nhà nước về phát triển cây dược liệu tại địa phương.

Từ những nội dung trong chương 2 có thể nhận thấy rằng:

- Bộ máy quản lý nhà nước về phát triển cây dược liệu còn nhiều hạn chế, có sự chồng chéo trong công tác quản lý giữa các ban ngành khác nhau khiến cho việc quản lý các hoạt động về dược liệu tại địa phương còn nhiều bất cập.

- Nhân lực quản lý còn mỏng khiến cho công tác QLNN về phát triển cây dược liệu trong giai đoạn hội nhập hiện nay tại địa phương còn nhiều khó khăn và thách thức.

- Các văn bản, nghị định, chính sách về phát triển cây dược liệu hiện nay còn chưa đầy đủ, sâu sát, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển cây dược liệu hiện nay.

Những điều này đòi hỏi sự cấp thiết phải nâng cao công tác quản lý về phát triển cây dược liệu, cũng như có những giải pháp, chính sách thiết thực nhằm tăng cường công tác quản lý về phát triển cây dược liệu tại địa phương.

61 CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về phát triển cây dược liệu từ thực tiễn huyện nam trà my, tỉnh quảng nam (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)