- Việc quy định về quyền tố tụng của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự nhằm hướng tới một nền tư pháp hiện đại, tôn trọng và bảo vệ các quyền con người, quyền của bị cáo: Trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn, ởcác giai đoạn tố tụng hình sự trong đó có giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đều có thể dẫn đến những nguy cơ xâm hại các quyền của bị cáo. Tính chất bất bình đẳng trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự luôn đặt ra nhu cầu cần phải bảo vệ những người bị “yếu thế”. Thật vậy, trong hoạt động xét xử vụ án hình sự, quan hệ pháp luật tố tụng hình sự giữa bị cáo và các chủ thể khác đại diện cho quyền lực nhà nước như Thẩm phán, KSV -
24
những người nhân danh quyền lực nhà nước làm nhiệm vụ trực tiếp tiến hành truy tố, xét xử bị cáo theo quy định của pháp luật là quan hệ không ngang bằng. Vị trí bất lợi, yếu thế luôn thuộc về bị cáo. Một người với tư cách bị cáo, họ mới chỉ bị tình nghi thực hiện hành vi phạm tội, họ vẫn có các quyền con người. Tuy nhiên, các quyền của bị cáo lại bị đặt trong quan hệ đặc biệt, quan hệ TTHS mà chủ thể là bị cáo với các cơ quan, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Trong quan hệ TTHS, ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, bị cáo mang trong mình những quyền con người cụ thể. Tuy không đồng nhất với quyền con người nhưng quyền của bị cáo là biểu hiện cụ thể cho quyền con người (trong điều kiện người đó có tư cách bị cáo) hay nói cách khác, quyền con người là cái cốt lõi, căn bản, cái tiêu chuẩn xác định quyền của bị cáo. Chính vì vậy, việc quy định về quyền tố tụng của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, xã hội trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân nói chung, quyền của bị cáo nói riêng; Bảo đảm quyền của bị cáo (một cách toàn diện, đầy đủ) cũng là cách thức nhằm đạt tới mục đích của tố tụng hình sự nói chung, việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở TAND cấp tỉnh nói riêng: xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của TAND:
bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ công lý.
- Việc quy định về quyền tố tụng của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự góp phần thực hiện đúng đắn nội dung các quy định và thực hiện các nguyên tắc trong TTHS: Trong hoạt động xét xử vụ án hình sự nói chung, vụán sơ thẩm hình của TAND cấp tỉnh nói riêng yêu cầu đặt ra là phải tuân thủ các nguyên tắc trong TTHS. Việc quy định về quyền tố tụng của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự đảm bảo nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân; nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng
25
của mọi công dân trước pháp luật; nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo; nguyên tắc suy đoán vô tội; nguyên tắc tranh tụng.
- Việc quy định về quyền tố tụng của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự khẳng định địa vị pháp lý của bị cáo, minh bạch hóa các quyền và nghĩa vụ của bị cáo trong hoạt động xét xử: Trong nhà nước pháp quyền XHCN, bảo đảm quyền con người trong đó có quyền của bị cáo luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Mục tiêu của các chủ trương, chính sách, pháp luật về cải cách tư pháp gần đây đều hướng đến kiện toàn, xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động xét xử của Tòa án. Việc quy định về quyền tố tụng của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự nhằm khẳng định địa vị pháp lý của bị cáo, minh bạch hóa các quyền và nghĩavụ của bị cáo trong hoạt động xét xử vì tại phiên tòa bị cáo có các điều kiện pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình liên quan đến vụ án, không bị hạn chế về thời gian trình bày ý kiến của mình về vụ án. Tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự. Bị cáo có quyền bình đẳng với các chủ thể khác.
- Quy định về quyền tố tụng của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự là sự thể hiện trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng và các chủ thể khác đối với quyền của của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại TAND cấp tỉnh, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, xã hội trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc cải cách tư pháp vì quyền con người.
- Quy định về quyền tố tụng của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự là hướng tới mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền, minh bạch, dân chủ, công khai trong hoạt động tố tụng, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật, tôn trọng sự bình đẳng của mọi cá nhân trong thụ hưởng và phát triển quyền, không có sự phân biệt đối xử.
26
- Quy định về quyền tố tụng của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự đã phản ánh xu thế hội nhập của đất nước, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảo đảm QCN ở Việt Nam. Điều này cũng thể hiện những nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc tôn trọng và thừa nhận QCN phổ biến được ghi nhận trong pháp luật quốc tế, là sự năng động, nhạy bén của Nhà nước trong việc xử lý mối quan hệ biện chứng giữa QCN phổ biến với đặc thù về lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị của các quốc gia, giữa luật quốc tế và pháp luật quốc gia trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật để vừa bảo đảm lợi ích quốc gia, vừa tuân thủ những quy định và cam kết quốc tế, bảo đảm tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
- Quy định về quyền tố tụng của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự làm hạn chế sự vi phạm trong quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo. Việc quy định về quyền tố tụng của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự làm hạn chế sự vi phạm trong quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo, phòng ngừa những vi phạm pháp luật từ các cơ quan tố tụng và những người tiến hành tố tụng vừa bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền của họ.
- Quy định về quyền tố tụng của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự đã tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo có thể tự mình hay được người khác (quyền tự bào chữa hay nhờ người bào chữa) bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Quy định về quyền tố tụng của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự giúp tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức và mọi người tham gia vào việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, tăng cường dân chủ trong tố tụng hình sự, nâng cao trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chịu trách nhiệm về những hành vi và quyết định
27 của mình.