Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIỚI HẠN XÉT XỬ SƠ THẨM
1.3. Ý nghĩa của việc quy định giới hạn xét xử sơ thẩm hình sự
Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật TTHS nói riêng, trong đó có quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm là góp phần vào việc thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp. Tòa án và VKS là hai cơ quan tiến hành tố tụng nhân danh Nhà nước thực hiện quyền lực Nhà nước một cách khách quan, công minh vì lợi ích của Nhà nước, của xã hội cũng như lợi ích của công dân. Vì vậy, việc nhận thức và quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự một cách đúng đắn là cơ sở bảo đảm cho bị cáo thực hiện được những quyền công dân của mình, mà cụ thể là bảo đảm cho bị cáo có điều kiện để thực hiện quyền bào chữa của
mình tại phiên tòa, tạo điều kiện tranh tụng bình đẳng giữa bị cáo, người bào chữa của bị cáo với người thực hành quyền công tố. Trong đó, chủ tọa phiên tòa với vai trò là người điều khiển phiên tòa, đồng thời làm trọng tài giữa các bên tranh tụng, HĐXX lắng nghe ý kiến tranh luận của đại diện VKS thực hành quyền công tố và những người tham gia tố tụng khác, trên cơ sở đó mới xem xét giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Chỉ như thế mới ngăn chặn được sự tùy tiện cũng như lạm quyền của Tòa án và VKS trong việc xử lý vụ án, đảm bảo cho bản án, quyết định của Tòa án được khách quan, đúng pháp luật.
1.3.2. Ý nghĩa pháp lý
Chiến lược cải cách tư pháp đã được định hướng trong các Nghị quyết, văn kiện của Đảng, đã được quán triệt thành các kế hoạch hành động thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc cải cách tư pháp theo Hiến pháp năm 2013, trong đó văn bản thể hiện quan điểm nhất quán đó là Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 24/5/2005 về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”, của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện bộ máy của các cơ quan tư pháp mà trọng tâm xây dựng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống TAND và VKSND được thể hiện qua Luật Tổ chức TAND, Luật tổ chức VKSND năm 2014, và nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh được bổ sung sữa đổi trong đó có BLTTHS, BLHS. Đây là những đạo luật cơ bản, rất quan trọng, trực tiếp liên quan đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, liên quan đến yêu cầu duy trì và bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ công lý, bảo vệ
quyền con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của của công dân, đồng thời nhiều hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật khác được ban hành khá đầy đủ, tương đối phù hợp với thực tiễn làm cơ sở cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Thông qua quy định về giới hạn xét xử của Tòa án, nhiệm vụ của luật tố tụng hình sự Việt Nam được thể hiện một cách rõ ràng gồm hai nhiệm vụ:
Không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Việc quy định giới hạn xét xử là căn cứ pháp lý để tòa án thực hiện quyền xem xét và xử vụ án về nội dung, giúp Thẩm phán, Hội thẩm độc lập khi xét xử, đồng thời bảo đảm quyền công tố của Viện kiểm sát đượ c tôn trọng và thực hiện đúng quy định của pháp luật.
1.3.3. Ý nghĩa thực tiễn
Như vậy, xuất phát từ nhu cầu tất yếu khách quan nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, vừa bảo đảm về công bằng xã hội thì việc pháp luật TTHS quy định quyền và bảo đảm quyền của người bị buộc tội nhất là bảo đảm quyền bào chữa là một trong các quyền cơ bản của bị cáo được thực hiện tại phiên tòa xét xử và quyền được bào chữa được bảo đảm thực hiện thông qua giới hạn xét xử sơ thẩm là nhu cầu tất yếu.
Đồng thời xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp, trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân. Chính giới hạn xét xử là yếu tố bảo đảm cho tòa án luôn là tòa án - cơ quan thực hiện chức năng xét xử chứ không phải là cơ quan thực hiện chức năng buộc tội. Mặt khác quy định này còn đảm bảo được nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, tòa án không được xét xử những người chưa bị truy tố, không được xét xử những hành vi của bị cáo theo tội danh không bị truy tố, không được xét xử theo tội danh nặng hơn so với tội danh mà VKS
truy tố... Từ đó, thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ, mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta. Do đó, việc quy định rõ giới hạn xét xử vụ án hình sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tiến trình cải cách tư pháp hiện nay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tại Chương 1, luận văn đã làm rõ khái niệm giới hạn xét xử sơ thẩm hình sự, chỉ ra những đặc điểm của giới hạn xét xử sơ thẩm hình sự. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã phân tích và làm rõ các cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của việc hình thành chế định giới hạn xét xử sơ thẩm hình sự trong pháp luận Tố tụng hình sự Việt Nam
Việc nghiên cứu những vấn đề chung về giới hạn xét xử sơ thẩm hình sự được trình bày ở Chương 1 này là cơ sở để phân tích, đánh giá, nghiên cứu quy định của pháp luật TTHS hiện hành cũng như thực tiễn áp dụng các quy định về chế định giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở quận Hoàng Mai.
Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật TTHS nhằm thực hiện có hiệu quả chế định giới hạn xét xử của Tòa án trong thực tiễn ở quận Hoàng Mai.
Chương 2