Tự chủ về nội dung chi và định mức chi

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học công nghiệp quảng ninh (Trang 65 - 69)

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH

3.2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐHCNQN

3.2.3. Tự chủ về nội dung chi và định mức chi

55

Căn cứ nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính của trường, Hiệu trưởng nhà trường quyết định mức chi phù hợp.

Nội dung chi của trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh nếu phân loại theo quy định về quyền tự chủ trong sử dụng nguồn tài chính, bao gồm hai nội dung chi cơ bản đó là các khoản chi được thực hiện quyền tự chủ và các khoản chi không được thực hiện quyền tự chủ:

Thứ nhất: Các khoản chi thực hiện quyền tự chủ, gồm:

(1) Chi cho con người (2) Chi quản lý hành chính

(3) Chi khác theo chức năng nhiệm vụ (4) Chi sản xuất cung ứng dịch vụ

Thứ hai: Các khoản chi không thực hiện quyền tự chủ, gồm:

(1) Chi sự nghiệp khoa học công nghệ

(2) Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (3) Chi thực hiện tinh giảm biên chế

(4) Chi đào tạo lại

(5) Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị.

Để có cơ sở đánh giá một cách khái quát, toàn diện thực trạng nội dung chi, cơ cấu chi giai đoạn 2011-2015 và nỗ lực của trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh trong việc phân phối, sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài chính của đơn vị hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 16/2015/NĐ- CP. Tác giả tổng hợp số liệu về thực trạng nội dung chi, cơ cấu chi thực hiện quyền tự chủ giai đoạn 2011-2015 tại trường như sau:

Bảng 3.5: Bảng tổng hợp nội dung chi, cơ cấu chi giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tính: Triệu đồng TT Nội dung 2011 – 2012 2012 – 2013 2013 – 2014 2014 – 2015

56

I Chi thực hiện quyền tự chủ 78.592 68.841 64.288 53.688 1 Chi hoạt động thường xuyên 63.343 55.761 51.752 44.024 2 Chi hoạt động dịch vụ 15.249 13.080 12.536 9.664 II Chi không thực hiện tự chủ 16.675 17.444 17.968 18.262

1 Chi hoạt động thường xuyên 13.350 13.685 14.100 14.800

2 Chi không thường xuyên 3.325 3.759 3.868 3.462

(Nguồn: Báo cáo tài chính Trường ĐHCNQN từ 2011-2015)

Qua nghiên cứu bảng trên có thể nhận thấy quy mô chi tăng đều hàng năm, sự gia tăng quy mô chi thường xuyên từ nguồn kinh phí NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp là hợp lý vì chức năng nhiệm vụ của trường đều tăng qua các năm, quy mô đào tạo ngày càng mở rộng.

(1) Nguồn kinh phí chi hoạt động thường xuyên được sử dụng để chi phục vụ hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được giao theo 4 nhóm mục lớn:

+ Chi cho con người: bao gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương như phụ cấp nghề nghiệp, phụ cấp thâm niên, phụ cấp chức vụ…theo quy định của nhà nước và một phần trong thu nhập tăng thêm của trường được tính theo hệ số và đơn giá của trường. Các khoản thanh toán cá nhân khác, các khoản tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…mục chi này chiếm sấp sỉ 40% và năm sau cao hơn năm trước điều này chứng tỏ thu nhập và đời sống của CCVC trường ngày một được nâng cao. Trong cơ cấu chi cho con người thì phần chi thu nhập tăng thêm tính theo lương trường hiện nay còn thấp, nhưng các khoản phúc lợi tập thể và đóng góp các loại bảo hiểm được trường quan tâm đầy đủ, do vậy đời sống CCVC trường được đảm bảo, ổn định.

+ Chi nghiệp vụ chuyên môn: bao gồm chi quản lý điều hành đào tạo và tài chính, thanh toán dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc, vật tư văn phòng, chi mua tài liệu phục vụ giảng dạy học tập, đặc biệt là khoản mục chi cho vượt định mức lao động và vượt định mức giờ giảng.

Khoản mục chi vượt định mức giờ giảng và định mức lao động là khoản chi

57

chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi nghiệp vụ chuyên môn. Trường đã quy định định mức chi rõ ràng tại Quy chế chi tiêu nội bộ. Với khoản chi vượt định mức giờ giảng việc tính toán giờ vượt định mức được chia nhỏ thành nhiều nội dung. Trường thực hiện khoản chi vượt định mức lao động, giảng dạy khi kết thúc năm học theo đúng thủ tục quy định. Trong trường hợp các đơn vị có nhu cầu khi kết thúc học kỳ I Trường sẽ xét tạm ứng theo đề nghị của đơn vị (tối đa 50% tiền ước thanh toán vượt định mức công tác của đơn vị).

+ Chi mua sắm sửa chữa: Kế hoạch mua sắm, sửa chữa của Trường ĐHCNQN được thực hiện trên cơ sở kế hoạch mua sắm sửa chữa từ các đơn vị cơ sở đề nghị được Ban Giám hiệu phê duyệt, do vậy việc mua sắm, sửa chữa phù hợp với thực tế và nhu cầu sử dụng của từng đơn vị, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Việc mua sắm, sửa chữa, nâng cấp được thực hiện hàng năm, đảm bảo phục vụ đầy đủ trang thiết bị cần thiết và điều kiện làm việc tốt nhất cho việc dạy và học trong nhà trường.

+ Chi thường xuyên khác: Chi hoạt động liên kết đào tạo tại Việt Nam, nộp thuế theo luật định, phần còn lại bù đắp thiếu hụt cho hoạt động sự nghiệp, nếu còn lại thì để dư nguồn kinh phí.

Đối với hoạt động sản xuất dịch vụ: Hoạt động trông giữ xe và hoạt động dịch vụ ăn uống khác hiện nay trường đã cho đấu thầu. Hoạt động Ký túc xá SV được trường khoán chi tỷ lệ 13%, trong đó 4% dùng để bù đắp vật rẻ tiền mau hỏng của hoạt động ăn uống, giải khát phục vụ SV.

Các khoản chi thường xuyên khác không có quy định riêng được quy chế hóa trong Quy chế chi tiêu nội bộ của trường.

Trường được xác định là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động. Do đó nhà trường căn cứ vào quy định quyền tự chủ về việc sử dụng nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công theo quy định tại Nghị định16/2015/NĐ- CP ngày 14/02/2015 hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập và tình hình thực tế của trường để quyết định việc sử dụng nguồn tài chính huy động được. Quy định thực hiện quyền tự chủ sử dụng nguồn tài chính được thể hiện công

58

khai trong Quy chế chi tiêu nội bộ của trường được ban hành và chỉnh sửa hàng năm cho phù hợp với thực tế. Hiện nay chi tiêu của trường được thực hiện theo Quy chế chi tiêu nội bộ.

Khi nghiên cứu Quy chế chi tiêu nội bộ của trường, tác giả cũng nhận thấy một số bất hợp lý cần được xem xét khắc phục đó là khoản chi cho con người về tiền lương, tiền thưởng, còn mang tính bình quân cào bằng, việc chi trả thu nhập nói chung và thu nhập tăng thêm cho người lao động còn phụ thuộc nhiều vào thang bảng lương của nhà nước và bị khống chế bởi các quy định, không đáp ứng được nguyên tắc đặt ra khi nhà nước giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường là người lao động có trình độ cao, hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được trả nhiều hơn.

(2) Chi hoạt động không thường xuyên: là các khoản chi theo chế độ quy định của Nhà nước Trường đã thực hiện đúng các quy định hiện hành:

- Tiêu chuẩn, định mức sử dụng ô tô: Theo quy định cụ thể.

- Tiêu chuẩn về nhà làm việc, trụ sở làm việc của các cơ quan.

- Chế độ công tác nước ngoài.

- Chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam.

- Kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế.

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản; vốn đối ứng dự án và vốn viện trợ.

- Kinh phí mua sắm và sửa chữa lớn tài sản cố định.

(3) Chi khác: các khoản chi từ dự án viện trợ, tài trợ, học bổng cho sinh viên được trường giao cho ban quản lý dự án, phòng Quản trị, phòng công tác sinh viên, Đoàn Thanh niên nhà trường dưới sự giám sát của phòng Kế hoạch tài chính, thực hiện việc chi tiêu các khoản tài trợ, viện trợ đúng mục đích, đúng đối tượng thụ hưởng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học công nghiệp quảng ninh (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)