CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NGUỒN VẬT LIỆU KHOÁNG XÂY DỰNG TỰ NHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU
3.2. Đánh giá tài nguyên dự báo và khả năng khai thác, sử dụng
3.2.1. Tài nguyên dự báo của các thành tạo vật liệu xây dựng vùng nghiên cứu Việc tính toán trữ lượng các mỏ vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên được thực hiện khi có sự đảm bảo các tiêu chí như cơ sở pháp lý, khảo sát địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, thi công các công trình khoan đào theo mạng lưới, lấy và phân tích mẫu các loại... Do không có đủ các số liệu nêu trên và phải thực hiện trên diện tích rộng nên trong luận án nghiên cứu sinh đề xuất đánh giá ở cấp tài nguyên dự báo đối với nguồn vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên phổ biến này.
Để có số liệu về tài nguyên của mỗi loại vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên trong trầm tích Đệ Tứ vùng nghiên cứu, phục vụ cho định hướng điều tra, thăm dò, khai thác và đề ra giải pháp quản lý hữu hiệu, nghiên cứu sinh đã sử dụng số liệu chính như sau:
- Sử dụng các mặt cắt địa chất (các tuyến 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 có bổ sung tài liệu của các lỗ khoan do nghiên cứu sinh thực hiện và thu thập), sơ đồ các đường bờ biển cổ kỷ Đệ Tứ đồng bằng ven biển vùng Quảng Trị - Thừa Thiên Huế để xác định diện tích phân bố của từng thành tạo.
- Sử dụng thông số chiều dày trung bình các thành tạo vật liệu khoáng, là bề dày trung bình của loại vật liệu khoáng trong trầm tích Đệ Tứ ở vùng nghiên cứu.
80
Từ số liệu đã có, để tính toán được tài nguyên dự báo mang tính tham khảo ở mức độ phỏng đoán, nghiên cứu sinh sử dụng công thức sau:
V = S x m (triệu mét khối)
Trong đó: V là tài nguyên của vật liệu xây dựng; S là diện tích của thành tạo khoáng; m là chiều dày trung bình của thành tạo khoáng.
Kết quả tính toán tài nguyên dự báo được thể hiện trên Bảng 3.3.
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá tài nguyên dự báo các loại vật liệu khoáng xây dựng vùng nghiên cứu
Phụ thống Loại vật liệu xây dựng
Thông số tính toán
Tài nguyên dự báo (triệu mét
khối) Chiều
dày trung bình (m)
Diện tích phân bố
(km2)
Q11
Vật liệu khoáng xây dựng
a,apQ11 26,57
195,363
5.190,795 Vật liệu khoáng xây dựng
amQ11 4,04 789,266
Q12
Vật liệu khoáng xây dựng
a,apQ12 19,8
934,588
18.504,840 Vật liệu khoáng xây dựng
amQ12 5,09 4.757,053
Q13
Q13(1)
Vật liệu khoáng xây dựng
a,apQ13(1) 16,23
1982,12
32.169,810 Vật liệu khoáng xây dựng
ambQ13(1) 4,42 8.760,970
Vật liệu khoáng xây dựng
amQ13(1) 2,89 5.728,327
Q13(2)
Vật liệu khoáng xây dựng
a,apQ13(2) 8,34
2121,795
17.695,770 Vật liệu khoáng xây dựng
mQ13(2) 5,45 11.563,780
Vật liệu khoáng xây dựng
ambQ13(2) 3,78 8.020,385
Vật liệu khoáng xây dựng
amQ13(2) 2,56 5.431,795
81
Q21 Vật liệu khoáng xây dựng
a,apQ21 4,59 667,444 3.063,568
Q22
Vật liệu khoáng phi xây dựng hoặc vật liệu khoáng xây dựng mQ22
12,38 1693,41 20.964,420 Vật liệu khoáng xây dựng
amQ22 3,32 1209,776 4.016,456
Q23
Vật liệu khoáng xây dựng
a,apQ23 3,15 5,886 18,541
Vật liệu khoáng phi xây
dựng mbQ23, abQ23 2,38 30,761 73,211
Vật liệu khoáng phi xây
dựng và xây dựng mvQ23 5,14 123,433 634,445 3.2.2. Khả năng khai thác, sử dụng vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên
Kết quả đánh giá tài nguyên dự báo ở bảng 3.3 cho thấy, nguồn vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên vùng nghiên cứu khá phổ biến và có tài nguyên dự báo lớn. Tuy nhiên, đối với loại vật liệu này thường phân bố ở vùng thấp, gần khu dân cư và công trình công cộng… nên khó khăn trong khai thác, sử dụng và được khái quát như sau:
Ảnh 3.1. Cát trắng hạt mịn (cát nội đồng) tại Gio Linh, Quảng Trị
Ảnh 3.2. Nhà máy tuyển cát thải từ khai thác titan tại Vĩnh Linh, Quảng Trị - Vật liệu khoáng xây dựng ở vùng nghiên cứu phân bố trong tất cả các phụ thống, có tài nguyên dự báo rất lớn, đáp ứng yêu cầu cho nhu cầu sử dụng. Một số nguồn vật liệu khoáng xây dựng chủ yếu gồm: cát nguồn gốc sông; cát thải trong khai thác titan, cát chứa titan hàm lượng thấp; cát mịn (cát nội đồng); cát nhiễm
82
mặn; đất sét trầm tích. Đây là đối tượng cần được nghiên cứu, điều tra đánh giá chất lượng, trữ lượng, điều kiện khai thác một cách chi tiết, cụ thể để định hướng cho quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng cho xây dựng.
- Vật liệu khoáng vô dụng phân bố ở phần trên (phụ thống Q23, Q22, Q21), nằm đan xen với vật liệu khoáng xây dựng với tổng chiều sâu phân bố trung bình khoảng 20,5m, khi khai thác sẽ phải bóc bỏ lớp vật liệu khoáng vô dụng này, gây cản trở cho hoạt động thăm dò, khai thác nguồn vật liệu khoáng xây dựng trong trầm tích Đệ Tứ.
- Vật liệu khoáng phi xây dựng phân bố ở phần trên (phụ thống Q23, Q22), nằm đan xen với vật liệu khoáng xây dựng, vật liệu khoáng vô dụng với tổng chiều sâu phân bố trung bình khoảng 20m, khi khai thác vật liệu khoáng xây dựng sẽ phải bóc bỏ lớp vật liệu khoáng phi xây dựng này, gây cản trở cho hoạt động thăm dò, khai thác nguồn vật liệu khoáng xây dựng trong trầm tích Đệ Tứ.