CHƯƠNG 2: CÁC LƯU Ý VỀ SỰ KHÁ C BIỆT TRONG VĂN HÓA KINH
6. Lưu ý trong kinh doanh với Trung Quốc
Người Trung Quốc rất coi trọng các mối quan hệ (hay còn gọi là Guanxi). Những lưu ý để xây dựng một mối quan hệ với người Trung Quốc:
- Mối quan hệ kinh doanh xây dựng trên nguyên tắc “có qua có lại”, hai bên cùng có lợi.
- Để xây dựng một mối quan hệ vững chắc đòi hỏi sự kiên nhẫn, tôn trọng lẫn nhau.
- Cần giữ thể diện (Mianzi) cho đối tác Trung Quốc.
- Cần có người trung gian để đàm phán thuận lợi.
6.2. Thời gian
Đàm phán ở Trung Quốc cần có thời gian, "Friendship first, business later” là một quy tắc quan trọng trong kinh doanh với Trung Quốc.
Khi lập các cuộc hẹn với đối tác Trung Quốc, bạn nên tránh các ngày lễ như: Tết thường rơi vào cuối tháng giêng đầu tháng hai, ngày Quốc tế Lao động (1/5), Quốc khánh (1/10) vì những ngày này nhiều doanh nghiệp sẽ đóng cửa một tuần.
6.3. Nghi thức xã giao - Quà tặng
Ngày nay, Trung Quốc chính thức áp dụng chính sách cấm tặng quà doanh nghiệp vì hành động này được xem là hối lộ bất hợp pháp. Do vậy, quà tặng của bạn có thể bị từ chối. Tuy nhiên, trong nhiều tổ chức, thái độ xung quanh việc tặng quà là để giảm bớt căng thẳng trong quan hệ.
Nếu bạn muốn tặng một món quà cho cá nhân, bạn nên làm điều đó riêng tư, dựa trên mối quan hệ tình bạn, không phải trong kinh doanh. Người Trung Quốc sẽ từ chối món quà ba lần trước khi chấp nhận để không thể hiện sự tham lam. Khi món quà được chấp nhận, điều đó thể hiện lòng biết ơn.
Trong văn hóa kinh doanh Trung Quốc, việc tặng một món quà cho doanh nghiệp có thể được chấp nhận miễn là bạn tuân thủ các quy tắc sau đây:
- Tất cả các cuộc đàm phán kinh doanh phải được ký kết trước khi tặng quà.
- Hãy thể hiện rằng món quà này là từ đại diện công ty bạn. Nếu có thể, bạn nên giải thích ý nghĩa của món quà cho người nhận.
- Giới thiệu món quà cho đối tác đàm phán.
- Không nhận quà tặng giá trị. Quà tặng có giá trị chỉ nên tặng riêng cho cá nhân với một cử chỉ của tình bạn.
- Không nên bọc quà tặng trước khi đến Trung Quốc, vì điều đó có thể bị Hải quan xem xét.
- Quà tặng nên bọc trong giấy đỏ, được xem là màu tượng trưng của may mắn. Tránh bọc quà bằng bao bì giấy màu trắng hoặc đen vì những màu này mang ý nghĩa của tang tóc. Vì thế, cách tốt nhất là phó thác nhiệm vụ gói quà cho một cửa hàng hoặc khách sạn cung cấp dịch vụ này.
Một số lựa chọn về quà tặng thích hợp như: Rượu cognac, thuốc lá nhẹ, cây bút tốt nhưng không dùng bút mực đỏ - viết bằng mực đỏ tượng trưng cắt đứt quan hệ,… Thông thường, quà tặng không được mở trong sự hiện diện của người tặng.
Ý nghĩa các con số trong văn hóa Trung Quốc:
- Số 8 được xem là một trong những con số may mắn nhất. Nếu bạn nhận được 8 trong số bất kỳ quà tặng nào, thì hãy xem đó là một cử chỉ thiện chí của người tặng. Số 6 được xem là con số may mắn và đem lại tiền bạc.
- Số 4 là con số cấm kỵ vì nó có nghĩa là “cái chết”. Các số khác như 73 có nghĩa là “đám tang” và 84 có nghĩa là “tai nạn” nên tránh những số này.
Tránh các loại quà tặng như: Kéo, dao, hoặc vật sắc nhọn. Ở đây, có thể được hiểu là cắt đứt mối quan hệ. Các quà tặng sau cũng dễ bị hiểu sai khi có biểu hiện của tang tóc: dép làm bằng rơm, đồng hồ, khăn tay, quà tặng hoặc giấy gói màu trắng, đen hoặc xanh…
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] http://www.mapsofworld.com/lat_long/china-lat-long.html [2]
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Ba_l%C3%AD_Trung_Qu%E1%BB%91c
[3] http://visco.edu.vn/gioi-thieu-chung-ve-dat-nuoc-trung-quoc.html [4] http://www.travelchinaguide.com/intro/geography/
[5] http://www.shanghairanking.com/ARWU-Statistics-2015.html
[6] http://www.oecd.org/pisa/keyfindings/pisa-2012-results-overview.pdf [7] http://geert-hofstede.com/china.html
[8] Câu lạc bộ Hoa ngữ Hà Nội, 1/5/2013, Làm việc với người Trung Quốc: khó hay dễ, được lấy về từ: https://www.facebook.com/hoanguhanoi/posts/461995430550706, truy cập ngày 04/04/2016.
[9] No name, 21/03/2015, Phong cách trong đàm phán thương lượng của người Trung Quốc, được lấy về từ : http://www.kynang.edu.vn/ky-nang-nghe-nghiep/ky-nang-dam-phan-thuong- luong/201-dam-phan-thuong-luong-trung-quoc.html, truy cập ngày 04/04/2016.
[10] Jack Perkowski, 28/03/2011, Negotiating in China: 10 rules for success, được lấy về từ:
http://www.forbes.com/sites/jackperkowski/2011/03/28/negotiating-in-china-10-rules-for- success/#9c278a6710ee, truy cập ngày 04/04/2016.
[11] Andrew Hupert, 27/3/2013, US-Chinese negotiation from beginning to end, được lấy về từ:
http://chinasolved.com/2013/03/us-chinese-business-negotiation-from-beginning-to-end/, truy cập ngày 05/04/2016.
[12] http://vietbao.vn/The-gioi-giai-tri/Van-hoa-kinh-doanh-Trung-Quoc/50754481/411/
http://nghiencuuquocte.org/2016/02/26/trung-quoc-cu-hich-tieu-dung-cua-chinh-sach-hai-con/