Quá trình này được coi là quá trình dựng thô của chương trình. Qua đây, biên tập và kĩ thuật sẽ dựng được những đoạn nhỏ để sau đó ghép chúng lại thành chương trình hoàn chỉnh, đồng thời nắm được nội dung của kịch bản về mặt hình ảnh .
Tùy theo yêu cầu của kịch bản và biên tập mà ta tiến hành dựng theo thứ tự nội dung của kịch bản hay dựng thành các trường đoạn nhỏ sau đó mới ghép vào. Nếu là dựng toạ đàm thì nghe nội dung của toạ đàm từ đầu sau đó sắp xếp những đoạn nói chuyện có nội dung tương tự nhau thành một nhóm (để sau này ghép vào chương trình dễ hơn).
Trong quá trình tìm cảnh và dựng, có những cảnh có thể phải dùng ở đoạn sau hay dùng để vá cảnh thì nên đưa vào một sequence khác cùng nằm trong project đấy. Sequence thứ hai này sẽ chứa “tạm thời” những dữ liệu cần dùng đến trong quá trình dựng nhưng chưa được xếp vào chương trình.
lý thuyết thì thời gian cho một cảnh toàn là 7s, cảnh trung là 5s, còn cảnh cận là 3s. Tuy nhiên, trong thực tế việc lấy cảnh thường không theo thời gian lý thuyết mà thay đổi tuỳ theo nội dung của đoạn clip.
Các cảnh có thể làm nhanh hơn hay chậm hơn tuỳ theo ý đồ của biên tập. Để làm nhanh hay chậm đoạn clip ta sử dụng các cách sau:
Nhấn tổ hợp phím (Ctrl + R) và gõ tốc độ cho đoạn clip (phải tách liên kết giữa tốc độ và thời gian).
Kích chuột phải vào đoạn clip cần chỉnh và chọn Speed/Duration.
Nhấn phím X để chọn công cụ Rate Stretch Tool. Sau đó đưa mũi tên đến đầu hay cuối đoạn muốn thay đổi tốc độ và kéo.
Nên tách tiếng khỏi những đoạn hình cần làm nhanh hay chậm vì khi thay đổi tốc độ của hình thì tiếng cũng bị biến đổi theo -> tiếng bị méo
Khi đưa cảnh từ cửa sổ Source xuống Timeline cần lưu ý:
Cảnh được chọn không bị rung, giật, lắc máy... Tránh những cảnh không mang tính nghệ thuật, không rõ nghĩa.
Nếu cảnh đưa xuống được nối liền sau một cảnh dựng trước đó trên timeline và phía sau không có cảnh nào nối tiếp thì kích chuột vào công cụ Insert trên cửa sổ Source (phím tắt là “,”). Cảnh dựng sẽ được chèn vào vị trí đầu từ
đang đứng, vì vậy cần đưa đầu từ về cuối của cảnh trước cảnh định đưa xuống. Nếu không để ý thì rất dễ xảy ra hiện tượng chớp hình do các cảnh không nối liền với nhau, trong tường hợp này ta cũng có thể dùng công cụ Overlay (phím tắt là “.”) để dựng cảnh.
Nếu cảnh đưa xuống đặt giữa hai cảnh liền nhau thì dùng công cụ Insert
Nếu cảnh đưa xuống dùng để thay thế cho một cảnh khác nằm giữa một đoạn đã dựng thì dùng công cụ Overlay (thời gian của cảnh thay thế phải bằng hay nhỏ hơn cảnh được thay).
Nếu cảnh thay thế có thời lượng dài hơn cảnh được thay thì phải đẩy toàn bộ đoạn cảnh phía sau ra sau. Sử dụng công cụ Track Select Tool (phím M) để đẩy. Nếu phía sau có nhiều track được sử dụng thì khi đẩy phải giữ Shift.
Sau khi chèn hay vá cảnh, trên timeline có thể sẽ có những đoạn bị tách ra ->
cần phải nối chúng lại với nhau -> Kích chuột phải vào khoảng trống giữa hai đoạn và chọn Ripple Delete.
Nếu muốn bỏ một cảnh trên timeline (hay trên cửa sổ program):
Trường hợp cảnh muốn bỏ đã cắt rời khỏi đoạn clip cũ và thành một đoạn clip độc lập .
Chọn cảnh cần xoá và nhấn Delete, cách này sẽ tạo khoảng trống sau khi xoá.
Chọn cảnh cần xoá và nhấn (Shift + Delete), cách này không để lại khoảng trống do các cảnh phía sau đồng thời được kéo lên.
Trường hợp cảnh muốn bỏ vẫn còn dính vào đoạn clip (không phải là đoạn độc lập) thì tại điểm đầu của đoạn muốn bỏ nhấn I và tại điểm cuối nhấn O.
Chọn lệnh Lift trên cửa sổ Program (phím “;”), tuy nhiên cách này sẽ tạo khoảng trống sau khi xoá.
Chọn lệnh Extract trên cửa sổ Program (phím ‘), cách này không tạo khoảng trống.
Với những cảnh zoom, lia thì khi lấy cảnh phải để tĩnh một đoạn ngắn ở đấu cảnh và nên có điểm dừng khi kết thúc động tác máy.
Có những cảnh chỉ kéo dài hình hoặc tiếng thì cần tách liên kết hình tiếng rồi kéo dài như bình thường. Để tách được ta kích chuột phải vào đoạn cần tách, chọn Unlink. Để liên kết lại thì chọn Link.
Để di chuyển từng frame và theo dõi đoạn dựng trên timeline.
Những đoạn cần phải vá thường là các cảnh bị giật khi phỏng vấn, toạ đàm, cũng có thể là do nhân vật nói quá dài -> vá cảnh để người xem không bị nhàm, những cảnh mà động tác máy bị lỗi (rung, lắc, lia…) hay có người ngoài đi vào khung hình khi đang ghi hình.
Cảnh vá được sử dụng là những cảnh toàn, trung cảnh rộng hay cảnh cận nghe của người đối diện (MC, khách mời, khán giả…). Cảnh vá cũng có thể là những cảnh phóng sự liên quan đến nhân vật hay nội dung mà nhân vật đang đề cập.
phải chọn những cảnh không làm lộ miệng của người nói và chú ý động tác của nhân vật phai tương tự với cảnh sau đó
cảnh vá không nên để quá dài (chỉ để khoảng 2s)
nếu không có cảnh vá thì đặt một chớp trắng (khoảng 1-2 frame)
Đối với những đoạn phóng sự ta nên để bắt đầu khoảng 10 giây rồi mới đưa lời bình vào và khi kết thúc thì nên để thêm một đoạn ngắn tầm 5 tới 7 giây trước khi chuyển sang đoạn mới.
Khi dựng những đoạn giới thiệu chương trình thì phải cắt cảnh và chuyển cảnh theo nhịp nhạc. Tốc độ của mỗi cảnh cũng phải làm nhanh hay chậm tuỳ theo tiết tấu đoạn nhạc và ý đồ của biên tập hay đạo diễn.
Nội dung các cảnh dựng và các trường đoạn đều phải tuân theo logic thời gian, logic không gian và thứ tự nội dung của kịch bản. Đối với toạ đàm thì phải theo logic nội dung của cuộc nói chuyện.