Thực tiễn quản lý thuế TNCN đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Quận Tân Bình tại Chi cục Thuế quận Tân Bình

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) pháp luật về thuế TNCN của các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ thực tiễn quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 61)

Chương 2 THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

2.3. Thực tiễn quản lý thuế TNCN đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Quận Tân Bình tại Chi cục Thuế quận Tân Bình

2.3.1. Quy trình quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục Thuế quận Tân Bình

Bộ phận một cửa thuộc Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT (TT&HT) nhận hồ sơ khai thuế (Tờ khai đăng ký thuế, Hồ sơ giảm trừ gia cảnh…), kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp; cập nhật hồ sơ nhận vào ứng dụng quản lý thuế tập trung của ngành thuế (TMS), ký nhận hồ sơ, viết giấy hẹn nhận kết quả cho NNT; chuyển hồ sơ đến Đội Kê khai- Kế toán thuế- Tin học. Đội Kê khai- Kế toán thuế- Tin học là nơi tiếp nhận hồ sơ, xử lý các vấn đề phát sinh, xử lý số liệu, thông tin do NNT nộp lên.

Hàng quý, tổ chức, cá nhân có phát sinh chi trả thu nhập hoặc phát sinh thu nhập chịu thuế thì tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế để kê khai, nộp vào Ngân sách Nhà nước; hoặc tự kê khai, tự nộp vào Ngân sách Nhà nước (đối với cá nhân trực tiếp khai thuế TNCN tại cơ quan thuế).

Kết thúc năm tài chính, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quyết toán thuế TNCN đã kê khai, trích nộp trong năm gửi tới cơ quan thuế . NNT thực hiện nộp thuế thông qua hệ thống nộp thuế điện tử, hoặc nộp tiền mặt tại KBNN.

Trước thời hạn nộp thuế, đội Kê khai- Kế toán thuế- Tin học tiến hành đôn đốc, nhắc nộp doanh nghiệp kê khai, nộp thuế TNCN. Sau khi hết thời hạn nộp thuế, Đội Kê khai- Kế toán thuế- Tin học thực hiện ban hành thông báo yêu cầu nộp hồ sơ khai thuế đối với tờ khai quyết toán thuế TNCN. Phối hợp, theo dõi xử lý đối với NNT không nộp hồ sơ khai thuế theo đúng quy định tại Quyết định 438/QĐ-TCT ngày 05/4/2017 của Tổng cục Thuế.

Hàng năm, căn cứ vào danh sách các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế, các đội Kiểm tra thuế sẽ tiến hành công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp qua hình thức kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế hoặc kiểm tra tại trụ sở của doanh nghiệp, trong đó có nội dung kiểm tra việc tự khai, tự nộp thuế TNCN của các tổ chức, cá nhân.

2.3.2. Công tác quản lý đối tượng nộp thuế TNCN

- Cơ quan thuế quản lý đối tượng nộp thuế thông qua mã số thuế. Theo quy định, mỗi đối tượng nộp thuế chỉ được cấp một mã số thuế duy nhất trong suốt

quá trình hoạt động từ khi thành lập cho đến khi chấm dứt hoạt động (trừ trường hợp chuyển địa điểm, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, đăng ký lại kinh doanh, tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp). Mặt khác, cũng như bất kỳ một loại thuế nào, vấn đề quản lý đối tượng nộp thuế cũng là vấn đề quan trọng đầu tiên. Do đặc điểm, tính chất của các DNVVN thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là những đơn vị có tình chất sở hữu tư nhân, thường có quy mô vừa và nhỏ nên rất linh hoạt trong chuyển đổi cả về địa điểm kinh doanh và loại hình kinh doanh. Do vậy, việc quản lý đối tượng nộp thuế ngay từ đầu phải là quản lý được số lượng các doanh nghiệp và NNT là cá nhân có thu nhập tư tiền lương, tiền công đang hoạt động.

- Các biện pháp quản lý danh bạ đối tượng nộp thuế TNCN từ tiền lương tiền công:

+ Chi cục Thuế thường xuyên quản lý chặt chẽ danh bạ NNT, kịp thời điều chỉnh danh bạ, thông tin NNT, cập nhật mã đơn vị quản lý, công chức quản lý, tổ chức đối chiếu danh bạ định kỳ giữa các đội thuế. Thường xuyên phối hợp với phòng Kinh tế, Chi cục Thống kê, Ủy ban nhân dân 15 phường cập nhật thông tin NNT.

+ Chi cục Thuế thường xuyên theo dõi, cập nhật nghĩa vụ kê khai thuế đầy đủ, kịp thời trên hệ thống TMS; các hồ sơ khai thuế qua mạng được kiểm soát chặt chẽ, xử lý kịp thời. Thực hiện nhắc nộp hồ sơ khai thuế kịp thời bằng đường bưu điện và qua email. Kết quả, năm 2019 số lượng hồ sơ khai thuế đã nộp đạt tỷ lệ 96,92% số phải nộp.

2.3.3. Công tác quản lý thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công và giảm trừ gia cảnh

2.3.3.1. Quản lý thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công

Thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật được hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC và được sửa đổi bởi Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC, bao gồm Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công như các khoản phụ cấp, trợ cấp, các khoản thưởng…Đây là những khoản tiền người lao động nhận được dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

Bảng 2.6. Số thu về thuế TNCN theo nguồn thu nhập chịu thuế

Đvt: triệu đồng

Nội dung Năm

2017

Năm 2018

Năm 2019 Thuế TNCN từ tiền lương, tiền công 240.434 300.920 396.402 Thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản,

nhận thừa kế và nhận quà tặng là bất động sản 150.374 163.783 126.473 Thuế TNCN từ hoạt động sản xuất, kinh doanh

của cá nhân 72.476 72.330 69.630

Thuế TNCN từ dịch vụ cho thuê nhà, cho thuê

mặt bằng 43.739 48.465 58.015

Thuế TNCN từ đầu tư vốn của cá nhân 28.214 32.104 44.701 Thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn, Thuế TNCN

từ trúng thưởng, Thuế TNCN từ thừa kế, quà biếu, quà tặng khác trừ bất động sản, Thuế TNCN khác

5.449 5.167 5.867

Tổng 540.686 622.770 701.088

(Nguồn: Báo cáo của Chi cục Thuế trong các năm 2017 – 2019)

Qua bảng số liệu ta thấy, thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản thu nhập chịu thuế TNCN do Chi cục Thuế quản lý, thể hiện ở số thuế TNCN qua các năm. Có thể thấy rõ qua các biểu đồ cơ cấu số thu về thuế TNCN theo nguồn thu nhập chịu thuế dưới đây. Theo đó, tỷ trọng thuế TNCN từ tiền lương, tiền công không ngừng gia tăng qua các năng, luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu thuế TNCN.

Nguồn: Báo cáo của Chi cục Thuế trong các năm 2017 – 2019

45%

28%

13%

8%

5%

1%

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu số thu thuế TNCN năm 2017 Thuế TNCN từ tiền lương, tiền công

Thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế và nhận quà tặng là bất động sản

Thuế TNCN từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cá nhân

Thuế TNCN từ dịch vụ cho thuê nhà, cho thuê mặt bằng

Thuế TNCN từ đầu tư vốn của cá nhân

Thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn, Thuế TNCN từ trúng thưởng, Thuế TNCN từ thừa kế, quà biếu, quà tặng khác trừ bất động sản, Thuế TNCN khác

Nguồn: Báo cáo của Chi cục Thuế trong các năm 2017 – 2019

Nguồn: Báo cáo của Chi cục Thuế trong các năm 2017 – 2019

48%

26%

12%

8%

5%

1%

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu số thu thuế TNCN năm 2018 Thuế TNCN từ tiền lương, tiền công

Thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế và nhận quà tặng là bất động sản

Thuế TNCN từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cá nhân

Thuế TNCN từ dịch vụ cho thuê nhà, cho thuê mặt bằng

Thuế TNCN từ đầu tư vốn của cá nhân

Thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn, Thuế TNCN từ trúng thưởng, Thuế TNCN từ thừa kế, quà biếu, quà tặng khác trừ bất động sản, Thuế TNCN khác

57%

18%

10%

8%

6%

1%

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu số thu thuế TNCN năm 2019 Thuế TNCN từ tiền lương, tiền công

Thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế và nhận quà tặng là bất động sản

Thuế TNCN từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cá nhân

Thuế TNCN từ dịch vụ cho thuê nhà, cho thuê mặt bằng

Thuế TNCN từ đầu tư vốn của cá nhân

Thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn, Thuế TNCN từ trúng thưởng, Thuế TNCN từ thừa kế, quà biếu, quà tặng khác trừ bất động sản, Thuế TNCN khác

2.3.3.2. Quản lý việc đăng ký giảm trừ gia cảnh

+ Tại bộ phận một cửa: bộ phận tiếp nhận hồ sơ đăng ký giảm trừ gia cảnh rà soát và kiểm tra, đảm bảo đầy đủ giấy tờ theo quy định. Trường hợp hố sơ chưa đầy đủ, hướng dẫn NNT hoàn thiện theo Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.

+ Tại bộ phận đăng ký thuế: đối chiếu, kiểm tra thông tin đăng ký giảm trừ gia cảnh, đảm bảo mỗi NNT chỉ được tính giảm trừ một lần vào một NNT trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều NNT có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì thông báo NNT tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một NNT.

+ Tại bộ phận kiểm tra thuế: đưa thuế TNCN vào nội dung kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp, trong đó chú trọng nội dung kiểm tra việc giảm trừ gia cảnh của NNT.

2.3.4. Hoàn thuế TNCN

Theo quy định, cá nhân được hoàn thuế trong trường hợp số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp; cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế và một số trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bảng 2.7. Tình hình hoàn thuế TNCN

Năm

Hồ sơ đề nghị hoàn Hồ sơ đã hoàn

Số lượt hồ sơ nhận

Số thuế TNCN đề nghị hoàn (Đvt: triệu đồng)

Số lượt hồ sơ giải quyết hoàn

Số thuế TNCN đã hoàn (Đvt: triệu đồng)

2017 2.648 21.988 2.625 21.846

2018 3.036 22.058 3.008 21.802

2019 3.768 25.718 3.762 25.574

Nguồn: Báo cáo của Chi cục trong các năm 2016 – 2020

Với đặc thù quản lý số lượng lớn DNVVN, lượng NLĐ có thu nhập từ tiền lương tiền công nhiều, do đó hàng năm, tại mỗi kỳ quyết toán thuế Chi cục Thuế Tân Bình nhận nhiều hồ sơ đề nghị hoàn thuế từ nhóm đối tượng NNT này. Chi cục Thuế đã tổ chức triển khai, giải quyết hồ sơ hoàn thuế TNCN từ tiền lương tiền công đảm bảo kịp thời, đúng quy trình, quy định pháp luật.

2.3.5. Quản lý thông tin NNT TNCN

- Tình hình xây dựng hệ thống thông tin NNT TNCN tại Chi cục Thuế: Giai đoạn 2014-2020, Chi cục Thuế quận Tân Bình tiếp tục triển khai công tác xây dựng cơ sở dữ liệu NNT nhằm bổ sung, cập nhật các thông tin về đối tượng nộp thuế được hoàn thiện, hỗ trợ chính xác cho việc khai thác thông tin, phân tích, dự báo; thực hiện cập nhật cơ sở dữ liệu đối với chương trình quản lý. Từ năm 2014 đã thực hiện cập nhật thông tin về NNT, thông tin về số thu nộp thuế TNCN của từng tổ chức, cá nhân trên Hệ thống quản lý thuế tập trung TMS. Ngoài ra, Chi cục Thuế thực hiện quản lý, triển khai, vận hành hệ thống công nghệ thông tin và các ứng dụng quản lý thuế do Tổng cục Thuế, Cục Thuế và các ban, ngành xây dựng…

thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý thuế theo chỉ đạo; đồng thời thực hiện đảm bảo an ninh, an toàn thông tin ngành thuế theo quy chế, quy định. Thường xuyên thực hiện kiểm soát dữ liệu theo Quyết định 2018/QĐ-TCT ngày 12/12/2018 của Tổng cục Thuế.

- Công tác phối hợp với các bên liên quan trong việc cung cấp, trao đổi, thu thập và quản lý thông tin NNT TNCN: Phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Tư vấn thuế, các đội thuế trong công tác quản lý NNT phát sinh mới, tái hoạt động, duyệt bộ thuế, công khai hàng tháng đúng theo quy định. Phối hợp với các cơ quan Thuế khác và các đơn vị có liên quan trong quản lý và cung cấp, trao đổi thông tin về thu nhập chịu thuế, thông tin nhân thân NNT và người phụ thuộc….

2.3.6. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế TNCN

Hàng năm, căn cứ Kế hoạch kiểm tra được Cục Thuế Tp.HCM phê duyệt, Chi cục Thuế tiến hành giao chỉ tiêu kiểm tra thuế đến từng Đội thuế, từng công chức thuế thực hiện, đảm bảo công tác kiểm tra thực hiện đúng quy định, có trọng tâm, trọng điểm theo kế hoạch và chỉ đạo.

Việc thực hiện kiểm tra chấp hành pháp luật thuế TNCN được kết hợp trong nội dung kiểm tra chấp hành pháp luật thuế tại trụ sở cơ quan thuế và tại trụ sở doanh nghiệp. Trong đó đặc biệt chú trọng theo các chuyên đề: thương mại điện tử, giao dịch đáng ngờ, tổ chức, cá nhân có thu nhập từ các nền tảng số nước ngoài như google, facebook.., kiểm tra, xử lý đối với cá nhân có tiền lương, tiền công từ 02 nơi trở lên chưa quyết toán với cơ quan thuế. Qua kiểm tra, cơ quan thuế đã truy

thu số thuế TNCN các doanh nghiệp khai sai, khai thiếu và xử phạt đối với các hành vi khai sai dẫn đến thuế số thuế phải nộp. Từ năm 2017-2019, Chi cục Thuế đã tiến hành kiểm tra 19.501 lượt hồ sơ khai thuế TNCN với tổng số tiền truy thu và phạt qua kiểm tra là 18.200 triệu đồng. Qua đó, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế TNCN của doanh nghiệp.

2.3.7. Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế TNCN

- Quản lý nợ thuế TNCN từ tiền lương, tiền công tại Chi cục Thuế

Nợ thuế TNCN từ tiền lương, tiền công được hình thành từ số thuế kê khai khấu trừ hàng tháng, hàng quý, quyết toán năm của DNVVN và hồ sơ tự quyết toán của NNT trực tiếp quyết toán tại Chi cục Thuế. Trong đó, số thuế TNCN thành từ kê khai của DNVVN chiếm tỷ trọng cao nhất, do vậy đây là số nợ khả thu.

Hàng tháng, CQT thực hiện rà soát và công khai thông tin người nợ thuế, lập báo cáo tình hình công khai thông tin người nợ thuế theo mẫu số 13/QLN ban hành kèm theo Quyết định số 1401/2015/QĐ-TCT.

Ngoài ra, đối với công tác khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp tiền thuế TNCN, Chi cục Thuế đã triển khai thực hiện Nghị quyết 94/2019/QH14 ngày 25/11/2019 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp và Thông tư 69/2020/TT-BTC ngày 15/7/2020 về, Chi cục Thuế Tân Bình đã xây dựng kế hoạch về thực hiện xử lý khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp và giao chỉ tiêu xử lý khoanh xóa nợ đến từng Đội thuế, từng công chức thuế.

- Cưỡng chế nợ thuế TNCN tại Chi cục Thuế

Trước khi thực hiện cưỡng chế nợ thuế, cơ quan thuế tiến hành các biện pháp đôn đốc xử lý nợ như: ban hành thông báo 07/QLN Thông báo số thuế nợ cho NNT; gửi email đôn đốc nợ; chuyển Cục Thuế đăng công khai thông tin NNT nợ thuế trên phương tiện truyền thông. Sau khi thực hiện các biện pháp nêu trên mà NNT vẫn chưa nộp tiền thuế nợ, tiền phạt vào NSNN, cơ quan thuế tiến hành các biện pháp cưỡng chế như: trích tiền từ tài khoản ngân hàng NNT, cưỡng chế hóa đơn, thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, thông báo Sở kế hoạch và đầu tư thu hồi giấy phép kinh doanh. Giai đoạn 2017-2019, Chi cục Thuế quận Tân Bình thực hiện công tác cưỡng chế nợ thuế TNCN theo Quy trình 751/QĐ-TCT

ngày 20/4/2015 của Bộ Tài Chính, Chỉ thị số 04/CT-BTC ngày 15/10/2018 của Bộ Tài Chính về việc tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế thu hồi nợ thuế.

2.3.8. Xử lý vi phạm pháp luật thuế TNCN

- Các hành vi vi phạm: Các hành vi vi phạm pháp luật thuế TNCN bao gồm:

vi phạm các thủ tục về thuế TNCN như chậm nộp hồ sơ thuế, khai không đầy đủ các chỉ tiêu trong hồ sơ thuế...; chậm nộp tiền thuế TNCN; khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế TNCN phải nộp hoặc tăng số tiền thuế TNCN được hoàn; trốn thuế, gian lận thuế TNCN.

- Các hình thức xử phạt: Thực hiện công tác xử phạt vi phạm thủ tục và gian lận thuế TNCN theo quy định tại Luật xử phạt vi phạm hành chính hiện hành.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) pháp luật về thuế TNCN của các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ thực tiễn quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)