Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật quyền và nghĩa vụ của các thành viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quyền và nghĩa vụ của các thành viên công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 72 - 75)

Chương 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ

2.3. Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật quyền và nghĩa vụ của các thành viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Thực tế hiện nay cho thấy, tại Việt Nam, Công ty TNHH (bao gồm chung cả hai loại hình công ty) là hình thức được ưa chuộng hơn cả. Có thể thấy rằng, qua một số năm triển khai Luật Công ty, “các nhà đầu tư rất thích thành lập Công ty TNHH. Từ sau khi có Luật Công ty đến nay, số lượng các Công ty TNHH nhiều hơn hẳn các công ty cổ phần”. Đây có lẽ là tín hiệu rất đáng mừng đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên tại Việt Nam, khẳng định loại hình công ty này phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của các nhà kinh doanh. Tuy nhiên, loại hình công ty này vẫn còn khiến nhiều nhà đầu tư và công chúng lo ngại vì những hạn chế sau:

Thứ nhất, trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu chung của các doanh nghiệp là hướng tới lợi nhuận. Vì mục tiêu lợi nhuận tối đa mà các doanh nghiệp có thể kinh doanh với bất cứ giá nào, có thể gây ảnh hưởng tới lợi ích của các doanh nghiệp khác và thậm chí phương hại tới lợi ích quốc gia. Trong nhiều năm qua, đã có không ít trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thiếu trách nhiệm, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội. Đối chiếu với Công ty TNHH hai thành viên trở lên thì do chỉ phải chịu TNHH, hay nói cách khác, “nó chỉ có nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi có giới hạn (khi bị phá sản), nên rất dễ gây ra rủi ro cho bạn hàng”. Bức tường TNHH tuy hạn chế được rủi ro cho các thành viên nhưng cũng vì vậy, nó đã dồn một phần rủi ro rất lớn cho khách hàng và các chủ nợ. Trong trường hợp công ty bị vỡ nợ, khách hàng và chủ nợ chỉ có thể đòi công ty và chỉ có thể được thanh toán một phần từ khối tài sản riêng của công ty, “mà không thể buộc thành viên công ty mang tài sản cá nhân để liên đới trả nợ thay cho công ty. Khi làm ăn với Công

71

ty TNHH, khách hàng có nhiều lý do để cẩn trọng”. Ngoài ra, cần phải khẳng định, hiện nay đạo đức kinh doanh của một số chủ kinh doanh vẫn chưa được đề cao. Chính vì vậy, dễ dẫn đến “nguy cơ các chủ kinh doanh lợi dụng tính chịu TNHH để lừa đảo, chiếm dụng vốn của khách hàng hoặc chủ nợ”. Nếu những chủ kinh doanh này kinh doanh dưới hình thức Công ty TNHH hai thành viên trở lên thì càng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến xã hội.

Thứ hai, tâm lý phần lớn các nhà kinh doanh hiện nay đều mong muốn khi tham gia một công ty và đến khi rời khỏi công ty đó họ đều gặp thuận lợi, dễ dàng, nhanh gọn. Tuy nhiên, như đã phân tích, do các thành viên của Công ty TNHH hai thành viên trở lên luôn giữ vai trò hết sức quan trọng đối với công ty nên việc chuyển nhượng phần vốn góp của họ gặp khá nhiều khó khăn, phức tạp. Theo một số chuyên gia, “đối với Công ty TNHH, việc chuyển nhượng phần vốn góp không tự do, và cũng không dễ dàng, bởi lẽ…

giá trị vốn góp gắn với nhân thân từng thành viên trong công ty. Bởi thế, việc xác định giá trị vốn góp trong Công ty TNHH là khó khăn và nếu được chào bán, cũng khó tìm được người mua… Vốn góp thành lập các công ty thường do một nhóm nhỏ các thành viên, bạn bè và gia đình họ đóng góp - chứ thành lập Công ty TNHH chưa phải để huy động vốn rộng rãi trong công chúng”[24]. Cũng vì lý do khó khăn trong việc thay đổi thành viên nên trên thực tế, nhiều nhà đầu tư không muốn tham gia hoặc thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Thứ ba, quy định hạn chế số lượng thành viên của Công ty TNHH hai thành viên trở lên cũng là một rào cản rất lớn đối với sự phát triển của loại hình công ty này. Bởi lẽ, khi đã thành lập công ty, các nhà đầu tư đều mong muốn công ty phát triển và rất hạn chế phải thay đổi hình thức pháp lý của công ty. Bởi khi đã thay đổi hình thức pháp lý công ty thì thường phải thay đổi cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành, cơ chế đại diện, quyền hạn của các

72

thành viên... Vì vậy, nhiều khả năng khi thay đổi hình thức pháp lý của công ty thì người chủ cũ cũng sẽ bị hạn chế, chia sẻ quyền lực của họ. Hạn chế rất lớn của Công ty TNHH hai thành viên trở lên là luôn bị pháp luật ràng buộc, không cho phép ít hơn 02 thành viên và không được vượt quá 50 thành viên.

Điều này gây khó khăn rất lớn, vì với biến động kinh doanh và nhu cầu phát triển thì khó có thể khẳng định trước rằng, đến giai đoạn nào, công ty cần phải mở rộng quy mô, hoặc có thêm nhu cầu huy động vốn. Rõ ràng là, nếu so với công ty cổ phần thì sức thu hút, lợi thế cạnh tranh của loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên tỏ ra yếu kém hơn.

Kết luận chương 2

Chương 2 của luận văn là chương trọng tâm mà tác giả phân tích vấn đề lớn về thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Tác giả tập trung phân tích ba vấn đề cơ bản của pháp luật Việt Nam hiện hành về Công ty TNHH hai thành viên trở lên: tổ chức quản lý nội bộ Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Công ty TNHH hai thành viên trở lên phải có Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Ban kiểm soát. Công ty có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát, trường hợp ít hơn 11 thành viên có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị của công ty. Với mô hình quản lý nội bộ nêu trên, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã kế thừa và phát huy những quy định tiến bộ trong Luật Doanh nghiệp năm 2014. Thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền và nghĩa vụ của thành viên trong Công ty TNHH hai thành viên trở lên.

73 Chương 3

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quyền và nghĩa vụ của các thành viên công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)