III. Giải quyết vấn đề
2. Cấp hoạch định
Có hai cấp hoạch định:49
Hoạch định chiến lược: xác định mục tiêu và những việc lớn cần làm trong thời gian dài, với giải pháp lớn (mang tính định hướng) để đạt tới mục tiêu trên cơ sở khai thác và sử dụng tối ưu nguồn lực hiện có và có thể có.50 Cấp hoạch định này dành cho quản lý cấp cao với chức vụ như: Chủ tịch, Phó chủ tịch, CEO, Tổng giám đốc.
Hoạch định tác nghiệp: Xác định mục tiêu có tính ngắn hạn hơn (có chỉ tiêu định lượng), xây dựng dự án và kế hoạch, đề ra biện pháp tổ chức thực hiện trên cơ sở nguồn lực có thể dự tính tương đối sát và có tính khả thi cao. Có thể chia ra kế hoạch trung hạn (3 – 5 năm) và kế hoạch ngắn hạn (1 năm).51 Cấp hoạch định này thường dùng cho quản lý cấp thấp hơn – cấp cơ sở và thường là những cá nhân giữ chức vụ: tổ trưởng, trưởng ca, quản đốc.
Hoàng Văn Trường, Khái niệm và phân loại các chức năng quản lý doanh nghiệp
Tham khảo trực tuyến tại: http://voer.edu.vn/bai-viet/kinh-te/cac-chuc-nang-quan-ly-kinh-doanh.html Trần Quốc Tuấn, Qúa trình hoạch định chiến lược
Tham khảo trực tuyến tại: http://www.voer.edu.vn/bai- viet/kinh- te/qua- trinh-hoach-dinh- chien- luoc.html TS. Phan Thị Minh Châu (chủ biên) (2010), Quản trị học, NXB Phương Đông, trang 119, 120
Hoàng Văn Trường, Khái niệm và phân loại các chức năng quản lý kinh doanh
Tham khảo trực tuyến tại: http://voer.edu.vn/bai-viet/kinh-te/cac-chuc-nang-quan-ly-kinh-doanh.html Hoàng Văn Trường, Khái niệm và phân loại các chức năng quản lý kinh doanh
Tham khảo trực tuyến tại: http://voer.edu.vn/bai-viet/kinh-te/cac-chuc-nang-quan-ly-kinh-doanh.html Hoàng Văn Trường, Khái niệm và phân loại ác chức năng quản lý kinh doanh
Tham khảo trực tuyến tại: http://voer.edu.vn/bai-viet/kinh-te/cac-chuc-nang-quan-ly-kinh-doanh.html
Hai cấp hoạch định trên xác định mục tiêu có tính chất khác nhau, cấp hoạch định chiến lược thì mục tiêu mang tính định hướng và cấp hoạch định tác nghiệp thì mục tiêu mang tính định lượng. Do đó, trong cùng một thời gian, mỗi cấp quản lý có thể đưa ra chương trình hoạch định chiến lược và hoạch định tác nghiệp khác nhau mà không sợ trùng lắp, tuy nhiên nó không được trái với mục tiêu chung của công ty đề ra. Thời hạn hoạch định dành cho các cấp hoạch định nêu trên chỉ mang tính chất chung chung và là một khoảng thời gian, vì tùy từng ngành mà doanh nghiệp sẽ có thời hạn hoạch định cụ thể và khác nhau.
Dựa vào cấp hoạch định, ta có các phân loại kế hoạch khác nhau như: Kế hoạch chiến lược là kế hoạch ở cấp độ toàn bộ doanh nghiệp, thiết lập những mục tiêu chung và vị thế của doanh nghiệp với môi trường.
Kế hoạch tác nghiệp là kế hoạch được trình bày rõ, chi tiết phải làm thế nào để đạt được mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch chiến lược.
Mối quan hệ giữa kế hoạch tác nghiệp và kế hoạch chiến lược là kế hoạch tác nghiệp đưa ra những bước cụ thể mà doanh nghiệp sẽ tiến hành để thực hiện kế hoạch chiến lược.