CÁC DẠNG NHIÊN LIỆU VÀ NĂNG LƯỢNG SỬ DỤNG TRONG LÒ ĐỐT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống bếp lò sử dụng đa nhiên liệu, tích hợp bộ thu nhiệt tận dụng, phục vụ sản xuất và đời sống (Trang 27 - 30)

Nhiên liệu, năng lượng đốt là loại vật chất đốt để lấy ánh sáng và nhiệt lượng, đồng thời có thể dùng chúng để thu năng lượng. Quá trình cháy là một phản ứng hóa học giữa nhiên liệu cháy kết hợp với ô xy.

2.1. NHIÊN LIỆU Ở THỂ RẮN

Bao gồm than đá, than bùn, than gỗ, gỗ và gỗ vụn, phụ phế phẩm như: Trấu, dăm bào, mùn cưa, vỏ đậu,lõi ngô...

Hình 2.1. Củi gỗ và củi ép từ dăm bào

Hình 2.2. Than củi và than đá

- Củi gỗ là loại nhiên liệu truyền thống phổ biến, củi gỗ được lấy từ rừng, từ đất không có rừng (cây trồng trên đất công cộng, cây bụi, cây bên đường, đất trang trại hoặc vườn nhà. Năng suất nhiệt của củi gỗ phụ thuộc độ ẩm của củi.

- Củi ép từ dăm bào, mùn cưa được sản xuất bởi các phụ phẩm từ gỗ, chúng được ép thành các thanh củi, sấy khô và đóng gói, rất thuận tiện cho quá trình vận

- Than củi được sản xuất từ củi gỗ, có trọng lượng nhẹ và năng suất nhiệt cao hơn củi gỗ, lượng khói sinh ra ít hơn, đảm bảo an toàn trong quá trình nấu.

- Than bùn, than đá là loại nhiên liệu hóa thạch, loại nhiên liệu này ngày càng khan hiếm do nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, khi sử dụng loại nhiên liệu này sẽ sinh nhiều khói độc gây ảnh hưởng sức khỏe tới người nấu ăn và xung quanh.

2.2. NHIÊN LIỆU Ở THỂ LỎNG

Nhiên liệu ở thể lỏng chủ yếu là xăng, dầu, cồn công nghiệp.

- Xăng dầu là sản phẩm được triết suất từ dầu mỏ, là năng lượng hóa thạch, thành phần cơ bản là cacbonhydro. Xăng dầu là nhiên liệu dễ cháy đặc biệt khi bị nén ở áp suất cao, khi cháy phát sáng, thể tích tăng đột ngột và sinh nhiệt.

- Cồn công nghiệp là các sản phẩm của Etthanol, là chất lỏng không màu, dễ bay hơi, có mùi đặc trưng. Khi cháy tạo ra ngọn lửa màu xanh và tạo ra khí CO2 và H2O.

Hình 2.3. Cồn công nghiệp 2.3. NHIÊN LIỆU Ở THỂ KHÍ

Khí thiên nhiên là một loại nhiên liệu công nghiệp, nó được đốt trong các bếp ga, lò ga để nấu nướng, sấy khô., khí thiên nhiên được đốt trong các lò gạch, gốm và lò cao sản xuất xi măng. Khí thiên nhiên còn được sử dụng để đốt các lò đốt các tua- bin nhiệt điện để phát điện cũng như các lò nấu thủy tinh, lò luyện kim loại và chế biến thực phẩm.

Hình 2.4. Khí Gas

Khí thiên nhiên được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho ngành hóa dầu để tạo ra các chất hóa dầu. Các chất hóa dầu này được sử dụng làm sản phẩm cơ sở cho việc sản xuất phân đạm, bột giặt, dược phẩm, chất dẻo và nhiều loại hàng hóa khác.

2.4. NĂNG LƯỢNG KHÁC:

Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn như năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt. Nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng năng lượng tái sinh là tách một phần năng lượng từ các quy trình diễn biến liên tục trong môi trường và đưa vào trong các sử dụng kỹ thuật. Các quy trình này thường được thúc đẩy đặc biệt là từ Mặt Trời. Năng lượng tái tạo thay thế các nguồn nhiên liệu truyền thống.

Các nguồn năng lượng tái tạo tồn tại khắp nơi trên nhiều vùng địa lý, ngược lại với các nguồn năng lượng khác chỉ tồn tại ở một số quốc gia. Việc đưa vào sử dụng năng lượng tái tạo nhanh và hiệu quả có ý nghĩa quan trọng trong an ninh năng lượng, giảm thiểu biến đổi khí hậu, và có lợi ích về kinh tế. Các cuộc khảo sát ý kiến công cộng trên toàn cầu đưa ra sự ủng hộ rất mạnh việc phát triển và sử dụng những nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống bếp lò sử dụng đa nhiên liệu, tích hợp bộ thu nhiệt tận dụng, phục vụ sản xuất và đời sống (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)