CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÁC GIỐNG NGÔ THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm một số giống ngô lai mới tại tỉnh quảng bình (Trang 65 - 70)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÁC GIỐNG NGÔ THÍ NGHIỆM

Năng suất các bộ phận kinh tế của cây trồng là tiêu chí quan trọng nhất quyết định đến đặc tính tốt hay xấu của một giống. Một giống ngô tốt không thể có năng suất thấp vì vậy mục đích của chúng ta hiện nay trong công tác khảo nghiệm và chọn giống ngô lai vẫn là tìm ra giống cho năng suất cao, do vậy yếu tố năng suất vẫn là quyết định hàng đầu cho tiêu chí chọn giống. Năng suất kinh tế thu được phản ánh toàn diện quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cũng như hiệu quả kinh tế khi sử dụng các giống ngô trong sản xuất.

Năng suất kinh tế của ngô (khối lượng hạt ngô thu được trên đơn vị diện tích) được hợp thành từ các yếu tố cấu thành năng suất như: số cây/m2, số bắp/cây, số hàng hạt/bắp, số hạt/hàng và khối lượng 1000 hạt; Các yếu tố này phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống và điều kiện sinh thái, ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác. Giữa các yếu tố cấu thành năng suất và giữa chúng với năng suất có sự liên hệ mật thiết với nhau.

Trong công tác chọn giống, nếu cải tiến thành phần này sẽ dẫn đến sự thay đổi của thành phần khác. Các giống khác nhau trong điều kiện canh tác như nhau sẽ cho năng suất khác nhau. Vì vậy, việc theo dõi đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất là cơ sở để lựa chọn giống có năng suất cao, thích nghi với trình độ sản xuất, điều kiện canh tác của địa phương và là mục đích cuối cùng của công tác khảo nghiệm giống ngô nhằm phục vụ sản xuất và các nghiên cứu tiếp theo.

3.3.1. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô

Các chỉ tiêu về số cây hữu hiệu/m2, số bắp/cây, số hàng hạt/bắp, số hạt/hàng và khối lượng 1.000 hạt liên quan chặt chẽ đến việc hình thành năng suất kinh tế của cây ngô. Nghiên cứu các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí nghiệm khảo nghiệm cơ bản chúng tôi thu được kết quả ở Bảng 3.10.

Từ số liệu ở bảng 3.10 chúng tôi có một số nhận xét sau:

Số bắp hữu hiệu/cây: là một trong những yếu tố cấu thành năng suất quan trọng. Trên lý thuyết, thường tỉ lệ này cao thì ngô sẽ cho năng suất cao. Tuy nhiên, nếu cây càng nhiều bắp thì chỉ có bắp ở trên là thuận lợi cho quá trình thụ phấn, những bắp ở dưới khả năng thụ phấn sẽ kém. Đối với ngô lấy hạt, số bắp yêu cầu từ 1 - 2 bắp để cây tập trung dinh dưỡng nuôi bắp, làm tăng khối lượng 1000 hạt, dẫn đến cho năng suất cao. Ngược lại, nếu số bắp trên cây nhiều, quá trình thụ phấn thụ tinh không đầy đủ, cây tiêu tốn dinh dưỡng để nuôi nhiều bắp, bắp phát triển kém, khối lượng 1000 hạt thấp, nên năng suất không cao.

Qua theo dõi, tất cả các giống ngô tham gia thí nghiệm đều có số bắp hữu hiệu trên cây là 1 bắp, tương đương giống đối chứng.

57

Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí nghiệm Giống Số cây/m2 Số bắp/cây

(bắp)

Số hàng hạt/bắp

(hàng)

Số hạt/hàng

(hạt)

P1000 hạt (gam)

PP8301 5,7 1,0 15,9b 36,5def 274,4

PAC139 5,7 1,0 15,7b 37,9abcd 273,8

TC14-2 5,7 1,0 13,6d 38,9a 282,0

PP8802 5,7 1,0 14,8b 38,7ab 293,9

PP8203 5,7 1,0 15,4b 36,7cde 286,8

US495 5,7 1,0 13,8d 37,6abcd 316,0

TC14-1 5,7 1,0 14,8c 35,7ef 320,4

PP8306 5,7 1,0 17,2a 34,7f 276,0

QT55 5,7 1,0 13,9d 38,4abc 310,6

CP333 (đ/c) 5,7 1,0 14,8c 37,0bcde 285,9

Cv (%) - - 1,98 2,84 -

LSD 0,05 - - 0,51 1,81 -

Ghi chú: Các công thức có cùng kí tự trong một cột sai khác không có ý nghĩa ở mức xác suất 95%.

Số hàng hạt/bắp: Đây là một yếu tố di truyền do giống qui định, có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và được quyết định trong quá trình hình thành hoa cái (bắp ngô).

Số hàng hạt trên một bắp luôn là số chẵn do đặc điểm của hoa ngô là hoa kép. Trong thí nghiệm, số hàng hạt/bắp của các giống dao động từ 13,6 - 17,2 hàng. Trong đó giống PP8306 có số hàng hạt cao nhất 17,2 hàng và các giống PP8301, PAC139, PP8802, PP8203 có số hàng hạt đều cao hơn giống đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê. Giống TC14-2 có số hàng hạt thấp nhất 13,6 hàng và các giống US495, QT55 có số hàng hạt thấp hơn giống đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê. Chỉ có giống TC14-1 là có số hàng hạt tương đương giống đối chứng CP333.

Số hạt/hàng: Đây cũng là một trong số các yếu tố di truyền có ảnh hưởng lớn đến năng suất. Bên cạnh đó, yếu tố này còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi tác động của

58

điều kiện ngoại cảnh vì nó ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh của các giống.

Nếu trong quá trình thụ phấn, thụ tinh (giai đoạn tung phấn, phun râu) gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi (nắng nóng, mưa bão, gió rét...), hoa không thụ tinh được, số hạt trên hàng giảm xuống, dẫn đến năng suất thấp và ngược lại.

Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy, số hạt trên hàng của các giống dao động từ 34,7 - 38,9 hạt/hàng, trong đó giống PP8306 có số hạt trên hàng thấp nhất 34,7 hạt, thấp hơn giống đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê, giống TC14-2 có số hạt trên hàng cao nhất 38,9 hạt, cao hơn giống đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê. Các giống còn lại có số hạt/hàng tương đương đối chứng CP333.

Khối lượng 1000 hạt: Yếu tố này do giống qui định, nhưng nó chịu nhiều ảnh hưởng từ các điều kiện môi trường và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc... Khối lượng 1000 hạt được quyết định từ khi hạt hình thành cho đến khi chín hoàn toàn. Nếu ở vào giai đoạn chín sữa, chín sáp, cây ngô gặp điều kiện khô hạn thì khối lượng 1000 hạt sẽ giảm. Các giống ngô thí nghiệm có khối lượng P1000 hạt dao động từ 273,8 - 320,4 gam, giống TC14-1 có P1000 hạt cao nhất và PAC139 có khối lượng P1000 hạt thấp nhất.

3.3.2. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu các giống ngô

Năng suất lý thuyết là chỉ tiêu nói lên tiềm năng cho năng suất của một giống trong điều kiện cụ thể, năng suất thực thu là năng suất thực tế thu được trong điều kiện cụ thể đó; Chính vì vậy chúng ta phải có biện pháp canh tác phù hợp để có năng suất thực thu là cao nhất, lúc đó giữa năng suất lý thuyết và năng suất thực thu là tương đương nhau thì mới khai thác hết tiềm năng năng suất của giống. Năng suất thực thu là năng suất thực tế thu được. Chính vì vậy, đối với bất kỳ một giống cây trồng nào khi đã ra sản xuất thì năng suất thực thu là yếu tố quan trọng nhất.

Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống thí nghiệm khảo nghiệm cơ bản được thể hiện qua bảng 3.11; hình 3.3.

Qua số liệu ở bảng 3.11 và hình 3.3 chúng tôi có một số nhận xét sau:

Năng suất lý thuyết: Là tiềm năng năng suất của giống. Nghiên cứu chỉ tiêu này sẽ cho chúng ta thấy khả năng cho năng suất tối đa của từng giống. Năng suất lý thuyết được quy định bởi các yếu tố cấu thành năng suất như: số cây/m2, số bắp/cây, số hàng hạt/bắp, số hạt/hàng, khối lượng P1000 hạt, các yếu tố cấu thành năng suất tỉ lệ thuận với năng suất. Chính vì vậy, để đạt được năng suất cao cần chú ý tác động các biện pháp kỹ thuật hợp lý để làm tăng các yếu tố cấu thành năng suất.

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy, các giống ngô có tiềm năng cho năng suất dao động từ 89,83 - 96,5 tạ/ha. Trong đó giống TC14-1 có năng suất cao nhất 96,5 tạ/ha, tiếp đến là giống PP8802 có năng suất 96,0 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê. Các giống còn lại có năng suất lý thuyết từ 89,83 - 94,3 tạ/ha,

59

cao hơn không có ý nghĩa về mặt thống kê so với giống đối chứng CP333. Như vậy, tiềm năng cho năng suất của các giống là tương đối cao, đặc biệt các giống có tiềm năng cho năng suất rất cao đó là TC14-1, PP8802 và QT55.

Bảng 3.11. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống ngô

Tên giống

Năng suất lý thuyết Năng suất thực thu Năng suất

(tạ/ha)

Tăng so với đối chứng

(%)

Năng suất (tạ/ha)

Tăng so với đối chứng

(%)

PP8301 90,50ab 1,42 85,47cd 0,23

PAC139 93,03ab 4,26 89,83abc 5,35

TC14-2 89,83b 0,67 82,73d -2,98

PP8802 96,00a 7,59 92,00ab 7,89

PP8203 92,90ab 4,11 88,58bc 3,88

US495 93,50ab 4,79 90,90ab 6,60

TC14-1 96,50a 8,15 93,70a 9,89

PP8306 93,93ab 5,27 90,77ab 6,45

QT55 94,30ab 5,68 91,73ab 7,58

CP333 (đ/c) 89,23b 0,0 85,27cd 0,0

Cv(%) 3,81 - 3,07 -

LSD 0,05 6,07 - 4,69 -

Ghi chú: Các công thức có cùng kí tự trong một cột sai khác không có ý nghĩa ở mức xác suất 95%.

Năng suất thực thu: Là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất và là cơ sở quan trọng trong công tác so sánh giống. Do thí nghiệm tiến hành trực tiếp ngoài đồng ruộng bị chi phối bởi điều kiện ngoại cảnh nên năng suất thực thu luôn nhỏ hơn năng suất lý thuyết. Năng suất thực thu các giống thí nghiệm đạt từ 82,7 - 93,7 tạ/ha.

60

Hình 3.3. Biểu đồ năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống ngô Kết quả xử lí thống kê năng suất toàn thí nghiệm có hệ số biến động CV=

3,07% và LSD0,05 là 4,69 tạ/ha, số liệu thí nghiệm là chính xác và đáng tin cậy. Trong đó có 5 giống có năng suất cao hơn giống đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê gồm:

TC14-1, PP8802, QT55, US495 và PP8306 năng suất đạt từ 90,77 - 93,7 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng CP333 từ 6,45 - 9,89%. Các giống còn lại có năng suất từ 85,47- 89,83 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng từ 0,23 - 5,35% nhưng sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê, riêng giống TC14-2 có năng suất 82,73 tạ/ha, thấp hơn giống đối chứng 2,98%.

61

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm một số giống ngô lai mới tại tỉnh quảng bình (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)