CHỦ ĐỀ 14: KÍNH THIÊN VĂN

Một phần của tài liệu bai tap vat ly 11 ki 2 (Trang 40 - 43)

a) Định nghĩa:

Kính thiên văn là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông ảnh của những vật ở rất xa (các thiên thể).

b) Cấu tạo: Có hai bộ phận chính:

- Vật kính O1: là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài (vài m) - Thị kính O2: là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (vài cm)

Hai kính được lắp cùng trục, khoảng cách giữa chúng có thể thay đổi được.

c) Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực:

- Trong cách ngắm chừng ở vô cực, người quan sát điều chỉnh để ảnh A1B2 ở vô cực. Lúc đó

1 1 2

tg A B

  f

0 1 1 1

tg A B

  f

Do đó, độ bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực là :

1

0 2

f G tg

tg f

  

1. Vật kính của một kính thiên văn học sinh có tiêu cự 1,2m, thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự 4cm

a. Tính khoảng cách giữa hai kính và độ bội giác của kính thiên văn trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực b. Một học sinh dùng kính thiên văn nói trên để quan sát trăng. Điểm cực viễn của học sinh cách mắt 50cm.

Tính khoảng cách giữa hai kính và độ bội giác của kính khi học sinh quan sát khônbg điều tiết 2. Một kính thiên văn có vật kính f1=1m và thị kính f2=5cm. Đường kính của vật kính bằng 10cm

1. Tìm vị trí và đường kính ảnh của vật kính cho bởi thị kính( Vòng tròn thị kính) trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực

2. Hướng ông kính về một ngôi sao có góc trông o,5’. Tính góc trông nhìn qua kính trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực

3. Một quan sát viên có mắt cận thị quan sát ngôi sao nói trên phai chỉnh lại thị kính để ngắm chừng. Quan sát viên thấy rõ ngôi sao khi để độ dàu của kính thiên văn thay đổi từ 102,5cm đến 104,5cm.

Xác định các khoảng trông rõ ngắn nhất và dài nhất của mắt. Cho biết mắt đặt vòng tròn thị kính.

3. Vật kính của một kính thiên văn có tiêu cự f1 và thị kính có tiêu cự f2

1. Vẽ đường đường đi của tia sáng và sự tạo ảnh qua kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực. Tìm công thưc tính độ bội giác khi đó. Áp dụng số: f1=15m; f2=1,25cm

2. Dung kính thiên văn trên để quan sát mặt trăng, hỏi có thể quan sát được vật trên mặt trăng có kích thước nhỏ nhất là bao nhiêu? Cho biết năng suất phân li của mắt là 2’ và khoảng cách từ mặt trăng tới trái đất là 38400km

4. Vật kính của một kính thiên văn có tiêu cự 100cm, thị kính có tiêu cự 2,5cm. Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 25cm, đặt sát ngay sau thị kính để quan sát Mặt trăng(có đường kinh góc α0=30' ). Hãy tính độ bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực và tính đường kính góc của ảnh mặt trăng

5. Để làm kính thiên văn người ta dùng hai thấu kính hội tụ: L1 có tiêu cự f1=3cm và L2= có tiêu cự f2=12,6cm. Hỏi phải dùng kính nào làm vật kính và phải bố trí hai kính đó cách nhau bao nhiêu để ngắm chừng ở vô cực. Tính độ bội giác của kính lúc đó.

6. Vật kính của một kính thiên văn có tiêu cự f1=16,2m và thị kính có tiêu cự f2=9,75cm a. Tính độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực

b. Dùng kính thiên văn đó để quan sát mặt trăng hỏi có thể quan sát được vật trên mặt trăng có kích thước nhỏ nhất bằng bao nhiêu. Cho biết năng suất phân li của mắt là 4’ và khoảng cách từ mặt trăng tới trái đất là 38400km

7. Vật kính của một kính thiên văn học sinh có tiêu cự f1=1,2m. Thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự f2=4cm.

a. Tính khoảng cách giữa hai kính và độ bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực.

b. Một học sinh dùng kính thiên văn nói trên để quan sát mặt trăng. Điểm cực viễn của học sinh này cách mắt 50cm. Tính khoảng cách giữa hai kính và độ bội giác của kính khi học sinh quan sát không điều tiết.

8. Cho hai thấu kính hôi tụ O1 và O2 đồng trục, có tiêu cự lần lượt là f1=30cm và f2=2cm. Vật sáng phẳng AB được đặt vuông góc với trục chính của hệ, trước O1. Ảnh cuối cùng tạo bởi hệ là A2’B2’

a. Tìm khoảng cách giữa hai thấu kính để độ phóng đại của ảnh sau cùng không phụ thuộc vào vị trí của vật AB trước hệ

b. Hệ hai thấu kính được giữ nguyên như câu trên. Vật AB được đưa rất xa O1( A trên trục chính). Vẽ đường đi của chùm sáng từ B. Hệ này được sử dụng cho công cụ gì?

c. Một người đặt mắt(không có tật) sát sau thấu kính (O2) để quan sát ảnh của AB trong điều kiện của câu b.

Tính độ bội giác của ảnh. Có nhận xét gì về mối liên hệ giữa độ phóng đại và độ bôi giác?

Ngày soạn:30/4/11

CHỦ ĐỀ 15: ÔN TẬP HK 2

Một phần của tài liệu bai tap vat ly 11 ki 2 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w