NGHIÊN CỨU BỆNH CHẾT NHANH HỒ TIÊU

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học pseudomonas đến sinh trưởng phát triển, năng suất và bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu tại gia lai (Trang 29 - 32)

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. NGHIÊN CỨU BỆNH CHẾT NHANH HỒ TIÊU

Sâu bệnh hại trên cây tiêu là một vấn đề cực kỳ khó khăn mà người sản xuất phải đối đầu khi sản xuất. Bệnh chết nhanh hồ tiêu do nấm Phytopthora capsici là một loại bệnh hại nguy hiểm có thể gây nên sự hủy diệt cả vườn tiêu [35].

Nấm gây bệnh Phytopthora capsici có thể gây hại trên nhiều bộ phận của cây bao gồm rễ, cổ rễ, thân lá, chùm bông và quả. Nếu Phytopthora capsici xâm nhập vào phần cổ rễ hay rễ chính sẽ làm cho phần cổ rễ và rễ bị thối hỏng, cây tiêu sẽ mất nước và héo rũ gây ra hiện tượng chết đột ngột nên bệnh hại thường được nông dân gọi là bệnh chết nhanh.

Triệu chứng bệnh đầu tiên là sự kéo dài của ngọn bị ngừng, lá biến màu và mềm, cành nhánh mất độ cứng rắn. Sau một thời gian ngắn (khoảng 5 - 10 ngày) sau khi quan sát triệu chứng bệnh đầu tiên bộ lá bắt đầu biến vàng và héo rũ khi trời nắng, lá héo rũ và rụng xuống khi có gió hay động vào mặc dù lá còn xanh. Biểu hiện rõ nhất khi lá, cành và quả rụng đồng loạt tạo một vòng tròn xung quanh gốc tiêu. Phần gốc sát mặt đất và rễ bị thối, cắt ngang có mùi khó chịu. Tất cả các hệ thống rễ và thân bị hủy hoại, lúc này cây tiêu đã bị chết hoàn toàn. Thời gian từ khi lá bắt đầu héo đến khi dây tiêu bị chết rất nhanh, cây tiêu bị nhiễm bệnh trở nên chết khô chỉ 2 - 3 tuần sau đó.

Tác nhân gây bệnh có thể tấn công vào gốc, dây lươn sát gốc, rễ chính và rễ phụ cây hồ tiêu. Thường khi nấm bệnh mới tấn công vào thân ngầm, dây tiêu vẫn còn xanh tốt chưa thể hiện triệu chứng héo lá; do đó rất khó phát hiện bệnh sớm. Đến khi quan sát dây tiêu bị héo thì cổ rễ và rễ chính đã thiệt hại nặng, bệnh không còn khả năng phòng trị được nữa.

Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm, những vườn thoát nước kém, bị đọng, ngập nước hay bị nước tràn qua vườn, vườn rậm rạp thiếu thông thoáng dễ bị nhiễm phát bệnh [24].

Để phòng trừ đã có nhiều nghiên cứu áp dụng các biện pháp khác nhau như:

Biện pháp chọn giống, biện pháp canh tác, biện pháp hóa học để khống chế mức gây hại dưới ngưỡng kinh tế.

23

Lai tạo các giống cây trồng và các loài hoang dại nhằm cải thiện đặc tính chống chịu với bệnh thối rễ gây ra do Phytopthora capsici. Trong số hàng trăm cá thể F1 được đánh giá chỉ có 60 cá thể không bị nhiễm khi gây bệnh nhân tạo trong nhà kính.

Những cá thể này được đánh giá trên đồng ruộng Lampung [39]. Nhưng rất đáng tiếc là các cây mẹ trong lai tạo như Pelating 1, Pelating 2, Narta 1, Narta 2, Chunuk, Bengkayang và Lampung Daun Kecil sau đó đều bị nhiễm bệnh xoắn lùn do virus, chỉ có loài Peper hirsutum không bị nhiễm xoắn lùn do virus nhân tạo.

Theo Phan Quốc Sủng [18] và Trần Văn Hòa [8]: Giống tiêu Lada Belangtoeng có khả năng kháng bệnh rễ tốt. Phạm Văn Biên [2] cũng cho rằng nên chọn trồng những giống cho năng suất khá và tương đối ít bệnh như: Tiêu trung lá lớn, tiêu trung lá nhỏ, tiêu sẻ lá nhỏ, tiêu Lada Belangtoeng.

Biện pháp canh tác rất được chú trọng để phòng ngừa các loại côn trùng, nấm bệnh trong đất. Sarma nói: "Những bệnh sinh ra từ đất có thể phòng trừ bằng kỹ thuật canh tác" [40]. Biện pháp đầu tiên khi phát hiện cây bị bệnh hiện diện trong vườn là loại bỏ và tiêu hủy các bộ phận bị bệnh của dây tiêu. Đây là một khâu rất quan trọng để ngăn ngừa sự lan truyền của bệnh [2], [22].

Thoát nước tốt cho vườn hồ tiêu là biện pháp phòng bệnh hết sức quan trọng, không để vườn tiêu đọng nước và đất đai quá ẩm trong mùa mưa. Thiết kế vườn tiêu thoát nước tốt phải tiến hành ngay khi trồng [24].

Kết hợp bón phân hữu cơ và vô cơ một cách cân đối cho cây tiêu. Phân hữu cơ ngoài chất đa lượng, còn có các chất vi lượng, có tác dụng cải thiện lý hóa đất, tăng khả năng thoát và giữ nước, hạn chế được sự phát triển của một số tuyến trùng và nấm bệnh trong đất thông qua thúc đẩy hoạt động của vi sinh vật đối kháng.

Tủ gốc trong mùa nắng và thiết lập các hệ thống mương rãnh thoát nước tốt cho vườn tiêu sẽ hạn chế được sự phát triển của nấm bệnh, giúp năng suất vườn tiêu được cải thiện [17].

Những kết quả điều tra của Trần Thị Thu Hà và cộng sự trong 2 năm 2005 - 2006 tại Quảng Trị cho thấy, biện pháp phòng trừ hóa học mà nông dân sử dụng hiện nay không đem lại hiệu quả trong phòng trừ bệnh chết nhanh hồ tiêu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng hạt và môi trường [42].

Theo Nguyễn Vĩnh Trường (2004) kỹ thuật ngâm rễ hồ tiêu trong dung dịch thuốc Phosacide 200 bước đầu cho thấy có thể phòng trừ được bệnh chết héo (chết nhanh) cây hồ tiêu. Kỹ thuật này dễ dàng đối với nông dân, ngoài ra còn tiết kiệm

24

thuốc, không rửa trôi thuốc trong đất do mưa và không ảnh hưởng đến môi trường nhưng biện pháp này có nhược điểm tốn nhiều công lao động [25].

Trần Kim Loang và CS (2009) lại cho rằng việc xử lý Trico-VTN với nồng độ 0,3 - 0,4% mỗi tháng một lần hạn chế được sự phát triển, gây hại của bệnh do nấm Phytophthora trên cây hồ tiêu, và trên đồng ruộng xử lý chế phẩm này với lượng 10 - 15g/gốc, 4 lần từ đầu mùa mưa, cách nhau 2 tháng kết hợp với bón phân hữu cơ, phân bón lá, vệ sinh đồng ruộng và tiêu thoát nước có thể hạn chế sự phát triển và lây lan của bệnh do nấm này gây hại trên cây hồ tiêu. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu bệnh chết nhanh ở giai đoạn kinh doanh [12].

Nấm bệnh tồn tại hàng năm ở trong đất, phát sinh phát triển trong đất ít bón phân và đất chua. Hàng năm, bệnh thường gây hại mạnh vào thời điểm chuyển tiếp giữa mùa khô sang mùa mưa. Những trận mưa đầu mùa dễ gây ra tình trạng úng tạm thời, làm cho hoạt động sinh lý của cây bị thay đổi đột ngột, cây suy yếu tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập dễ dàng. Chế độ chăm sóc có quan hệ chặt chẽ đến quá trình xâm nhiễm gây hại của nấm bệnh. Nếu bón thiếu phân, bón quá sát gốc làm đứt nhiều rễ, cây sinh trưởng yếu, bệnh hại tăng. Đất có thành phần cơ giới nặng, dí chặt, độ pH quá thấp, có nhiều tuyến trùng, rệp sáp gây hại càng làm gia tăng bệnh nấm gốc ở rễ cây hồ tiêu.

Bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu rất nguy hiểm, nấm gây bệnh tấn công trên tất cả các phần của cây tiêu và ở tất cả thời kỳ sinh trưởng của cây, trường hợp nấm bệnh tấn công vào rễ hoặc cổ rễ sẽ gây chết đột ngột. Bệnh thường phát triển nhiều trong mùa mưa, những lá bên dưới sẽ dễ bị nhiễm nấm bệnh sau những cơn mưa lớn vào đầu mùa mưa. Nấm bệnh xâm nhập vào cây trực tiếp qua biểu bì hoặc gián tiếp qua khí khổng [7], [44].

Trong thực tế, trên vườn tiêu thường chỉ phát hiện tình trạng bệnh khi bộ lá có biểu hiện suy giảm nên việc chữa trị thường hay chậm trễ, hiệu quả kém, dẫn đến tình trạng bệnh kéo dài trong sản xuất. Đồng thời, mỗi biện pháp trên đây thường có hạn chế riêng của nó: Giống thì kháng bệnh này lại nhiễm bệnh kia, kỹ thuật canh tác đòi hỏi nhiều công lao động và biện pháp hóa học gây ô nhiễm môi trường nên hiệu quả của những biện pháp này vẫn chưa thực sự được ghi nhận thỏa đáng.

Trước thực trạng đó, biện pháp sinh học đang rất được chú trọng nghiên cứu để phòng trừ các loại bệnh nguy hiểm trên cây tiêu bởi những lợi ích trước mắt và lâu dài mà biện pháp này đem lại trong sản xuất, người tiêu dùng và môi trường rất lớn. Đây

25

là biện pháp sử dụng những sinh vật hoặc những sản phẩm của chúng để ngăn chặn hay giảm thiệt hại do vi sinh vật có hại gây ra.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học pseudomonas đến sinh trưởng phát triển, năng suất và bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu tại gia lai (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)