Những điểm đặc thù của sinh viên ngành Luật kinh tế so với sinh viên ngành Luật học

Một phần của tài liệu Xây dựng phương pháp học tập nhằm hoàn thiện kỹ năng đáp ứng chuẩn đầu ra cho sinh viên ngành luật kinh tế (Trang 21 - 24)

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP VÀ KỸ NĂNG HỌC TẬP ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA CHO

1.2. Một số vấn đề lý luận về kỹ năng học tập đáp ứng chuẩn đầu ra cho sinh viên ngành luật kinh kế

1.2.1. Những điểm đặc thù của sinh viên ngành Luật kinh tế so với sinh viên ngành Luật học

Ngành Luật kinh tế là ngành học thừa hưởng nền tảng từ Luật học kết hợp với kiến thức trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, Luật kinh tế là một bộ phận của pháp luật về kinh tế, là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.

14

Khác với ngành Luật Kinh tế, chuyên ngành Luật học cung cấp kiến thức Luật bao quát ở hầu hết các lĩnh vực. Không chỉ riêng kiến thức về Kinh tế, Tài chính, Thương mại, ngành Luật học còn cung cấp kiến thức về luật hôn nhân gia đình, quy định chung về tài sản, thừa kế, luật hình sự phần tội phạm, luật môi trường, tội phạm học, bồi thường hợp đồng, tranh chấp thương mại, khiếu nại, tố cáo, khoa học về điều tra hình sự, quyền con người, quyền công dân,...

Do có những điểm khác biệt trong từng ngành học vì vậy sinh viên giữa ngành luật kinh tế và ngành luật học có những đặc thù cụ thể như sau:

- Trong học phần đào tạo:

+ Sinh viên ngành Luật kinh tế được cung cấp kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh; khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

Một số môn học then chốt trong chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế: pháp luật sở hữu trí tuệ, luật thương mại, pháp luật cạnh tranh, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, pháp luật phá sản và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, pháp luật kinh doanh bất động sản, luật đầu tư, pháp luật về đầu tư xây dựng...

+ So với sinh viên ngành Luật kinh tế thì sinh viên ngành Luật học được đào tạo chuyên sâu trong việc xem xét các quan hệ xã hội đặc trưng như: về hình sự, tranh chấp dân sự (gồm dân sự, hôn nhân gia đình), lĩnh vực hành chính. Nghiên cứu pháp luật và thực tiễn pháp lý trong các quan hệ xã hội được nêu trên.

Nhìn chung, trong chương trình đào tạo giữa sinh viên ngành Luật kinh tế và ngành Luật học có sự khác biệt. Tuy nhiên, về vấn đề nền tảng lý luận

15

chung cho sinh viên là không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo chuyên sâu từng ngành.

- Những kỹ năng mà sinh viên cần đạt được trong quá trình đào tạo.

Đào tạo ngành Luật kinh tế không chỉ được các trường chú trọng đào tạo kiến thức chuyên sâu cho sinh viên mà còn quan tâm đào tạo các kỹ năng mềm để áp dụng pháp lý vào thực tiễn, với mục đích nhằm đạt hiệu quả cao trong chương trình dạy và học.

Đối với ngành luật kinh tế, sinh viên được đào tạo, hướng dẫn và thực hành những kỹ năng cơ bản như:

+ Kỹ năng cứng: Sinh viên sẽ được hướng dẫn kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng, các văn bản pháp lý, các thủ tục đăng ký kinh doanh, đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động trong doanh nghiệp,… Đây là những kỹ năng rất cần thiết được trang bị để khi đi làm sinh viên sau khi ra trường có thể xử lý được những vấn đề cơ bản của doanh nghiệp.

+ Kỹ năng bổ trợ: Để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp của doanh nghiệp thì việc chú trọng đào tạo các tạo kỹ năng tiếng Anh, giao tiếp, kỹ năng thuyết trình và làm việc nhóm qua các hoạt động ngoại khóa, phiên tòa giả định hoặc qua các buổi seminar trên lớp sẽ giúp cho sinh viên có thể tự tin làm việc.

Đối với ngành Luật học, sinh viên được đào tạo, hướng dẫn và thực hành những kỹ năng cơ bản sau:

+ Các kỹ năng cứng:

 Sinh viên ngành luật biết tiếp cận và vận dụng các vấn đề kinh tế xã hội và thực tiễn công việc của nghề luật, bước đầu hình thành kỹ năng phát hiện, phân tích, đánh giá phản biện, tư vấn các vấn đè pháp lý dựa trên những luận cứ khoa học, môi trường pháp luật thực định thuộc chuyên ngành đào tạo;

16

 Có khả năng tự nghiên cứu và lập luận, biết vận dụng các kiến thức kỹ năng vào nhận diện và giải quyết các vấn đề pháp lý cụ thể;

 Bước đầu hình thành khả năng cạm nhận công lý, trách nhiệm cá nhân trong thực tiễn công việc của nghề luật.

+ Các kỹ năng bổ trợ cần thiết:

Các yếu tố không thể thiếu cho ứng viên ngành Luật thời hiện đại là các kĩ năng bổ trợ bởi vì ngành Luật học là một trong những ngành gắn liền với hoạt động giao tiếp, ứng xử. Sinh viên có thể rèn luyện thêm kĩ năng bổ trợ cho mình bằng cách:

 Tham gia các hoạt động xã hội của khoa, trường, các câu lạc bộ.

 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp: hỏi những điều muốn hỏi, mạnh dạn đưa ra ý kiến trong các vấn đề, lựa chọn từ ngữ, thái độ, cử chỉ đúng mực.

 Thường xuyên tham gia các hoạt động nhóm để có kỹ năng làm việc nhóm như lập kế hoạch nhóm, phân chia đầu việc, phối hợp trong các hoạt động.

 Rèn luyện kỹ năng đàm phán, ứng xử, kỹ năng giải quyết vấn đề qua các phiên tòa giả định, các buổi thực tập tư vấn luật pháp tại Khoa, Trường.

 Trong quá trình học tập, sinh viên cần rèn luyện kỹ năng tra cứu thông tin trên các phương tiện sách báo, internet.

Một phần của tài liệu Xây dựng phương pháp học tập nhằm hoàn thiện kỹ năng đáp ứng chuẩn đầu ra cho sinh viên ngành luật kinh tế (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)