Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự liên hệ giữa các nhân tố tác động đến hiệu quả công việc của cán bộ, công chức trong khu vực hành chính công. Đặc biệt là hai nhân tố động cơ làm việc, thu nhập và phúc lợi có tác động mạnh nhất. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng cung cấp tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực hành chính nhà nước.
5.3.2 Ý nghĩa của nghiên cứu
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu cũng giúp cho cơ quan quản lý nhận diện được hiện trạng về năng lực công tác của cán bộ, công chức tại đơn vị. Trả lời được các câu hỏi đặt ra là những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của cán bộ,
công chức trong khu vực hành chính công? Mức độ ảnh hưởng của chúng như thế nào? Đồng thời cũng gợi ý những giải pháp cho việc nâng cao năng suất lao động của cán bộ, công chức trong khu vực hành chính công.
Kết luận chương 5
Chương này trình bày tóm tắt về mục tiêu nghiên cứu những nhân tố tác động đến hiệu quả công việc của cán bộ công chức trong khu vực hành chính công tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Với những kết quả thu được, nghiên cứu này có những đóng góp tích cực trong thực tiễn quản lý. Đồng thời, đề xuất các hàm ý quản trị và nêu những đóng góp, ý nghĩa của nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả công việc của cán bộ công chức trong khu vực hành chính công.
Kết luận chung
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong việc thực hiện đề tài nghiên cứu, nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định như sau:
Thứ nhất là nghiên cứu mới tập trung tại các phòng ban của một huyện. Vì vậy chưa có cơ sở so sánh mức độ cảm nhận giữa huyện này với huyện khác hoặc giữa huyện của tỉnh này so với huyện của tỉnh khác có sự khác biệt như thế nào hay không.
Thứ hai về cỡ mẫu nghiên cứu còn tương đối nhỏ, phương pháp lấy mẫu phi xác suất vì vậy có thể dẫn đến sai số không kiểm soát được ảnh hưởng đến kết quả của nghiên cứu.
Thứ ba nghiên cứu mới thực hiện trong một thời điểm, chưa được kiểm nghiệm lặp lại vì vậy sẽ không đánh giá được các xu hướng thay đổi về cách thức làm việc của cán bộ, công chức.
Từ những hạn chế trên, tác giả đề xuất một số hướng nghiên cứu cho những nghiên cứu tiếp theo như sau:
Thứ nhất, phương pháp lấy mẫu của nghiên cứu là thuận tiện, do không có nhiều thời gian nên có thể không có tính đại diện cao, có thể phản ánh không đầy đủ và chính xác các nhân tố tác động đến hiệu quả làm việc của CBCC qua mẫu nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu sẽ có độ tin cậy cao hơn nếu lấy mẫu theo phương pháp toàn bộ hoặc phương pháp xác suất kết hợp với phương pháp lấy mẫu theo tỷ lệ. Bên cạnh đó, do bản thân tác giả mới làm nghiên cứu, chưa có nhiều kinh nghiệm nên khó
tránh khỏi những sai sót nhất định trong đề tài nghiên cứu về cách chọn mẫu và thu thập số liệu.
Thứ hai là mở rộng phạm vi nghiên cứu giữa các huyện khác nhau hoặc giữa huyện của tỉnh này với huyện của tỉnh khác.
Thứ ba là nên mở rộng cỡ mẫu nghiên cứu, có thể xác định cỡ mẫu thông qua lý thuyết xác suất và lấy mẫu nhiều lần (xác định cỡ mẫu tối thiểu theo độ lệch chuẩn của cỡ mẫu lần thứ nhất) để tăng độ chính xác cho các xử lý thống kê.
Cuối cùng là xem xét đưa thêm những nhân tố mới vào mô hình nghiên cứu để cải thiện khả năng giải thích của mô hình hiện tại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Chử Thị Lân và Quyền Đình Hà (2014), Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng việc làm của người lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức ở Hà Nội, Viện Lao động Khoa học và Xã Hội, Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 6, 955-963.
2.Nguyễn Việt Ngọc Linh (2012). Ảnh hưởng của năng lực tâm lý đến kết quả công việc: Nghiên cứu nhân viên ngân hàng và công ty thương mại - dịch vụ tại TP.Hồ Chí Minh. Luận Văn Thạc Sĩ. Đại học kinh tế TPHCM.
3. Trần Thanh Phong, Nguyễn Thanh Bình và Lê Anh Tuấn (2019). Tác động của văn hóa tổ chức đến cam kết gắn bó của cán bộ giảng viên, nhân viên trong lĩnh vực giáo dục. Tạp chí Kinh Tế và Dự Báo, số 12.
4.Nguyễn Thị Phương Thảo và Võ Văn Việt (2017), Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của Giảng viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia TPHCM, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM, Tạp C í K oa ọc ĐHQGHN:
Nn cứu G áo d c, Tập 33, Số 2 (2017) Trang 14-22.
5. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang ( 2009), N quản trị k n doan , Hà Nội, Nhà xuất bản Thống Kê.
6. Nguyễn Đình Thọ, 2013. P ươn p áp n TPHCM: Nhà xuất bản Tài Chính.
7. Hoàng Trọng và Chu nguyễn Mộng Ngọc, 2008. T ốn k - xã ộ . Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.
8.Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu với SPSS.
Nhà xuất bản Thống Kê.
9.NCS.Th.S. Lê Thanh Trúc, Các yếu tố tác động đến hiệu quả công việc của người lao động trong khu vực hành chính công tại tỉnh Long An, Trung tâm Phát triển Khởi nghiệp - Đại học Kinh tế TP.HCM.
TIẾNG ANH
10. Adams, J.S. (1996), Inequity Insocial Exchange, Behavior Research Service General Electric Company Crotonvilib, New York
11. Ali, S., Haider, Z., Munir, F., Khan, H., & Ahmed, A. (2013), Factors Contributing to the Students Academic Performance: A Case Study of Islamia University Sub-Campus,American Journal of Educational Research, 1(8), 283–289.
12. Evans, M. (1999), School-leavers‟ transition to tertiary study: A literature
review, 2010(March), 0–37. Retrieved from
http://www.buseco.monash.edu.au/ebs/pubs/wpapers/1999/wp3-99.pdf
13.Daniyal, M, Nawaz, T., Aleem, m. & Hassan, A. (2011), The factors Affecting the Student‟s Performance: A Case Study of Islamia University of Bhawalpur, Pakistan, African, Journal of Education and Technology Vol 1 No 2 (2011), pp. 45-51
14. Li, Y., Wei, F., Ren, S., & Di, Y. (2015), Locus of control, psychological
empowerment and intrinsic motivation relation to performance, Journal of
Managerial Psychology, 30(4), 422–438. http://doi.org/10.1108/JMP-10-2012-0318 15. Mushtaq, I., & Khan, S. N. (2012), Factors Affecting Students‟ Academic Performance,Global Journal of Management and Business Research, 12(9).
16. Nguyen T.D & Nguyen T.T.M, 2011. Psychological Capital, Quality of Work Life, and Quality of Life of Marketers: Evidence from Vietnam. Journal of Macromarketing, 32: 87-95.
17. Tung N. Nguyen, Khuong N. Mai, and Phuong V. Nguyen, 2014. Factors affacting employyees‟ organizational commmitment-A study of banking staffs in Ho Chi Minh City , Vietnam. Journal of Advanced Management Science Vol. 2, No. 1, March 2014.
18. Young-Jones, A. D., Burt, T. D., Dixon, S., & Hawthorne, M. J. (2013), Academic advising: Does it really impact student success, Quality Assurance in Education, 21(1), 7–.
PHỤ LỤC 1