Một số thuận lợi, khó khăn

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức và thái độ của điều dưỡng về sự cố y khoa tại khối ngoại – bệnh viện việt nam thụy điển uông bí năm 2023 (Trang 27 - 39)

- Bệnh viện được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, phục vụ bệnh nhân từ tuyến dưới chuyển lên. Với bề dày về kinh nghiệm điều trị bệnh nhân ngoại khoa, bệnh viện đã trở thành đơn vị đào tạo, thực hành cho rất nhiều học viên từ các trường trong cả nước. Do vậy các quy trình kĩ thuật được thực hiện bài bản, chuyên nghiệp theo đúng quy trình của Bộ y tế. Bệnh viện đã triển khai thực hiện báo cáo sự cố y khoa, nên một số nội dung đã được triển khai thực hiện khá tốt.

- Đội ngũ Điều dưỡng thường xuyên được học tập để nâng cao trình độ chuyên môn;

nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh; thực hiện cứu người như cứu hỏa, nhanh chóng thần tốc, giải quyết nhanh chóng nhiều trường hợp bệnh nhân khó, phức tạp; tạo được niềm tin yêu của bệnh nhân dành cho đội ngũ bác sĩ, Điều dưỡng tại khoa.

-Trong các năm gần đây Điều dưỡng viên của các khoa Ngoại đều tích cực học tập nâng cao trình độ. Đây chính là lợi thế rất lớn của các khoa Ngoại khi thời đại công nghệ phát triển đòi hỏi phải có sự nhanh nhạy, năng động.

3.2.2. Khó khăn:

- Do là bệnh viện công lập nên có rất nhiều quy định mang tính thủ tục pháp lý, là rào cản khi thực hiện việc hoàn thiện hồ sơ cho bệnh nhân, gây mất thời gian cũng như sự phiền phức cho người nhà, đặc biệt là thủ tục bảo hiểm.

-Các lớp tập huấn nâng cao trình độ kĩ năng tin học, chuyên môn do bệnh viện còn tổ chức chưa thường xuyên, tại khoa chưa tổ chức sinh hoạt khoa học về chủ đề hành chính, luật khám chữa bệnh hiện hành.

- Trong tư tưởng của nhiều nhân viên còn coi nhẹ vấn đề thủ tục hành chính, xem nhẹ các bước chuẩn bị như là phiếu cam đoan phẫu thuật, biên bản hội chẩn.

3.2.3. Nguyên nhân những tồn tại hạn chế

- Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí thực hiện tự chủ từ năm 2018, việc hạch toán thu chi của từng khoa được thực hiện từ nhiều năm, do vậy số lượng nhân lực tại các khoa chỉ vừa đủ để làm các hoạt động cơ bản. Khi số lượng người bệnh tăng cao tại 1 thời điểm thì nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ khác ngoài chuyên môn còn hạn chế

- Quan điểm sự cố y khoa ở nhân viên y tế còn chưa đồng bộ nhịp nhàng, chủ quan. Do vậy tình hình báo cáo sự cố y khoa còn có nhiều mặt chưa tích cực, các thông tin về sự cố còn thiếu, ít sự cố được tự nguyên báo cáo lên hệ thống.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu tiến hành trên tổng số 60 Điều dưỡng làm việc tại khối Ngoại, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí trong 3 tháng (từ tháng 6 đến tháng 9) năm 2023:

1. Thực trạng kiến thức và thái độ của Điều dưỡng khối Ngoại về sự cố y khoa tại Bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển – Uông Bí năm 2023.

- 96,7% Điều dưỡng có kiến thức đúng về khái niệm và mục đích báo cáo SCYK - 83,3% Điều dưỡng có kiến thức đúng về hậu quả của SCYK

- 68,3% Điều dưỡng biết tất cả các văn bản liên quan đến SCYK,

- 81,7% ĐD có kiến thức đúng về người chịu trách nhiệm báo cáo SCYK - 91,7% Điều dưỡng có kiến thức đúng về sự cố do phẫu thuật, thủ thuật và sự cố có liên quan tới chăm sóc.

- 88,3% Điều dưỡng nhận biết được các sự cố nguy hại cho NB, sự cố liên quan đến quản lý NB và phân loại SCYK theo nhóm thực hiện quy trình kỹ thuật chuyên môn,

- 80% Điều dưỡng có kiến thức đúng về phân loại sự cố theo mức độ tổn thương.

- Điều dưỡng có kiến thức đúng về sự cố do môi trường, có liên quan tới quản lý người bệnh, có liên quan đến trang thiết bị lần lượt có tỷ lệ là 75%, 73,3% và 81,7%

- 88,3% Điều dưỡng đồng ý với việc báo cáo SCYK giúp phòng tránh SCYK tốt hơn và giúp học tập kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp tốt hơn,

- 81,7% ĐD cho rằng báo cáo SCYK giúp cải thiện việc chăm sóc người bệnh, - 76,7% ĐD cho rằng lãnh đạo cơ quan cần chỉ đạo báo cáo SCYK,

- 23,3% ĐD cho rằng lãnh đạo khoa còn che dấu các SCYK

- 16,7% Điều dưỡng cho rằng biểu mẫy báo cáo SCYK quá phức tạp

2. Một số giải pháp cải thiện kiến thức và thái độ của Điều dưỡng về báo cáo sự cố y khoa tại khối Ngoại, Bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển Uông Bí.

Tuyên truyền, giáo dục về báo cáo SCYK thường quy cho Điều dưỡng

Bệnh viện cần tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học, đào tạo, tập huấn về báo cáo sự cố y khoa. Trong đó, chú trọng hình thức và nội dung đào tạo linh động, trực quan bằng hình ảnh, poster dễ hiểu đối với từng nhóm đối tượng. Tập trung vào nội dung nhận diện và phân loại sự cố.

Tạo sự tin tưởng cho Điều dưỡng.

Những người tiếp nhận và giải quyết các báo cáo SCYK cần tạo sự tin tưởng cho ĐD báo cáo, cần thấu hiểu nỗi lo lắng của nhân viên khi báo cáo là sợ bị phạt, bị khiển trách và đổ lỗi. Cảm giác tin tưởng được nuôi dưỡng bởi những nhà lãnh đạo thể hiện rõ cho ĐD thấy rằng, việc báo cáo là để nâng cao sự an toàn cho người bệnh, thừa nhận tính chất rủi ro cao của việc chăm sóc sức khỏe và khả năng sai sót của con người, đồng thời sử dụng các báo cáo SCYK để đánh giá hiệu suất của hệ thống chứ không phải hiệu suất của nhân viên.

Sự an toàn của bệnh nhân cần được phản ánh rõ ràng trong sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị và mục tiêu chiến lược của tổ chức.

Các quyết định của các nhà lãnh đạo cần thể hiện mục tiêu rõ ràng đối với sự an toàn và phòng ngừa tổn hại cho bệnh nhân. Các nhà lãnh đạo, các cơ sở y tế cần thừa nhận tính chất rủi ro cao của việc chăm sóc sức khỏe và khả năng thất bại của con người. Lãnh đạo, cơ sở y tế cần chia sẻ trách nhiệm khi các SCYK xảy ra.

Xây dựng văn hóa cởi mở, công bằng và học hỏi.

Các nhà lãnh đạo tiếp nhận các báo cáo SCYK cần phải tạo ra một cách tiếp cận công bằng có những đánh giá khách quan, phản hồi kịp thời các sự cố nhằm thúc đẩy tinh thần ham học hỏi, đạt được sự tin tưởng của ĐD khi tham gia vào việc cải thiện sự an toàn người bệnh. Các cơ sở y tế cần phải tạo ra một môi trường minh bạch, xác định kịp thời các mối nguy hệ thống, thiết bị và các rủi ro hành vi có thể gây hại, chia sẻ các báo cáo này cho mục đích học tập và sử dụng dữ liệu. Thiết lập một môi trường văn hóa làm việc công bằng, trong đó người lao động được tạo điều kiện để phát triển và được khuyến khích cung cấp thông tin an toàn cần thiết mà không sợ bị đánh giá, đối xử bất công khi có lỗi hoặc lo lắng về sai sót. Như vậy: Các nhà lãnh đạo cần có thái độ đối xử công bằng và bình đẳng với tất cả người lao động khi phản ứng với một sự kiện bất lợi về an toàn cho bệnh nhân.

Không kỷ luật những cá nhân báo cáo hoặc thừa nhận lỗi hoặc các hành vi có nguy cơ; các chế tài kỷ luật chỉ nên dành cho hành vi thiếu thận trọng, cố ý gây thiệt hại không chính đáng. Sử dụng lỗi để đánh giá hiệu suất của hệ thống, không phải hiệu suất của nhân viên.

Cần thảo luận cởi mở về các mối nguy cơ và các sự kiện bất lợi, cùng nhân viên y

tế rút các bài học kinh nghiệm và đề xuất các chiến lược giảm thiểu rủi ro. Khuyến khích các cơ sở y tế, Điều dưỡng báo cáo các mối nguy cơ tiềm tàng để giảm thiểu rủi ro trước khi sự cố xảy ra. Các nhà lãnh đạo sử dụng các báo cáo SCYK để thay đổi hệ thống một cách chủ động nhằm giảm nguy cơ xảy ra các lỗi tương tự trong tổ chức.

Xây dựng hệ thống báo cáo SCYK với sự đảm bảo về bảo mật cá nhân.

Những người nhận được báo cáo phải giữ bí mật danh tính của người báo cáo, Điều dưỡng và địa điểm liên quan đến sự cố để ngăn chặn sự bối rối không đáng có hoặc sự chú ý không mong muốn. Tuy nhiên, việc ẩn danh khi báo cáo không được khuyến khích, vì những người nhận được báo cáo sẽ không thể nói chuyện, thảo luận với người báo cáo hoặc những người khác có liên quan đến sự cố để tìm hiểu về các yếu tố nguyên nhân gây ra SCYK. Có thể xóa dữ liệu về danh tính sau khi sự cố đã được điều tra đầy đủ để duy trì tính bảo mật.

Xây dựng các hệ thống, quy trình báo cáo SCYK đơn giản, đa dạng, linh hoạt Các cơ sở y tế, các nhà lãnh đạo cần xậy dựng quy trình, phương pháp báo cáo đơn giản, dễ dàng, bao gồm cả việc tiếp nhận các cuộc gọi trực tiếp, email và biểu mẫu. Định dạng báo cáo được sử dụng để thu thập thông tin về các sự cố cần rõ ràng và dễ sử dụng, đồng thời có thể chỉnh sửa khi cần thiết.

Phản hồi báo cáo kịp thời, phù hợp

Các nhà lãnh đạo phải dành các nguồn lực cần thiết để không chỉ thu thập báo cáo mà còn để phân tích các sự kiện được báo cáo và giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra thông qua việc quản lý hiệu quả các nguồn lực. Hơn nữa, những người nhận được báo cáo phải cung cấp phản hồi nhanh chóng, hữu ích và dễ hiểu cho Điều dưỡng, các phòng ban, thông báo cho họ về cách báo cáo của họ đang được sử dụng để cải thiện hệ thống và quy trình, ngay cả khi chỉ để cảm ơn người báo cáo và khẳng định cho họ biết rằng sự cố mà họ báo cáo đang được điều tra. Nếu nhân viên quan sát thấy những thay đổi dựa trên báo cáo và phản hồi của họ, họ sẽ sẵn sàng hơn dành thời gian để báo cáo các sự cố có thể xảy ra trong tương lai.

Cần phát triển các hướng dẫn, quy trình để xác định và tiến hành điều tra kỹ lưỡng và/hoặc phân tích nguyên nhân gốc rễ của các SCYK. Kết quả phân tích nguyên nhân xảy ra SCYK nên được trình bày thành các bản tin, trong các cuộc họp nhân viên, các bài

thuyết trình giáo dục, cuộc họp an toàn hàng ngày. Cần xác định rõ các nguyên nhân hệ thống, nguyên nhân con người…

Dựa vào các báo cáo SCYK, sửa chữa các lỗ hổng của hệ thống, thay vì trừng phạt các cá nhân.

Hỗ trợ các cải tiến hệ thống do nhân viên đề xuất để giảm nguy cơ tái phạm các sự cố tương tự trong tương lai

Trao quyền cho nhân viên để khắc phục các nguy cơ an toàn (kết hợp với trao đổi thích hợp với lãnh đạo).

Liên tục cung cấp phản hồi cho nhân viên về các hành động được lên kế hoạch và thực hiện để ngăn ngừa sai sót.

Các lộ trình đã được thiết lập cần được chia sẻ giữa các phòng ban rút kinh nghiệm, giảm thiểu sự cố

Các lộ trình đã được thiết lập để chia sẻ dữ liệu có ý nghĩa nhằm chứng minh các vấn đề an toàn và đảm bảo rằng các hành động được thực hiện đã thành công trong việc giảm thiểu rủi ro, sai sót và / hoặc tổn hại cho bệnh nhân.

Báo cáo bên ngoài nên được khuyến khích để các tổ chức an toàn bệnh nhân có thể phổ biến thông tin hữu ích cho những người khác và làm việc để giải quyết các vấn đề ở cấp quy định, tiêu chuẩn và ngành.

Có chế độ khen thưởng hợp lý cho ĐD và tổ chức tham gia báo cáo sự cố Mặc dù mỗi lần báo cáo SCYK là báo hiệu có một khẻ hở ở cấp hệ thống, nhưng những người nhận báo cáo và các lãnh đạo tổ chức khác phải công nhận rằng, các báo cáo đóng vai trò tích cực trong cải thiện an toàn người bệnh. Việc cảm ơn và khen thưởng những nhân viên báo cáo sai sót hoặc nguy cơ, và các đơn vị chăm sóc bệnh nhân cần được thực hiện vì chính họ đã chứng minh được lỗ hổng của hệ thống.

Việc khen thưởng, động viên này cũng cần được thực hiện một cách công khai, minh bạch để khuyến khích ĐD tham gia báo cáo sự cố trong tương lai.

Không phản ứng thái quá trước một sự kiện cá biệt bằng các biện pháp kỷ luật không chính đáng ngay cả khi bệnh nhân bị tổn hại.

TIẾNG VIỆT

1. Bộ Y tế (2021), Quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện, Thông tư 31/2021/TT-BYT, ngày 28 tháng 12 năm 2021.

2. Bộ Y tế (2013), Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện, Thông tư 19/2013/TT-BYT, ngày 12/7/2013.

3. Bộ Y tế (2013), Hướng dẫn hoạt động truyền máu, Thông tư 26/2013/TT-BYT, ngày 16 tháng 9 năm 2013.

4. Bộ Y tế (2016), Quyết định về việc ban hành Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam, Quyết định số 6858/QĐ-BYT, ngày 18 tháng 11 năm 2016.

5. Bộ Y tế (2018), Quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa, Thông tư 16/2018/TT-BYT, ngày 20 tháng 7 năm 2018.

6. Bộ Y tế (2018), Thông tư hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Thông tư 43/2018/TT-BYT, ngày 26 tháng 12 năm 2018.

7. Báo cáo tổng kết công tác Bệnh viện năm 2021, triển khai kế hoạch năm 2022 (2022), Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí.

8. Cục quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế (2015), Giảm thiểu sự cố y khoa trong các bệnh viện, Avaiable from http://kcb.vn/4163.html, accessed.

9. Cục quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế (2015), Tài liệu đào tạo liên tục an toàn người bệnh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

10.Cục quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế (2017), Chương trình báo cáo sự cố tại Bệnh viện Hùng Vương, Hội thảo quốc gia tăng cường và bảo đảm an toàn người bệnh.

11.Dương Minh Đức (2018), Báo cáo sự cố y khoa và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2018, Luận văn thạc sĩ, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.

12.Lê Thanh Tùng (2019), Thực trạng báo cáo sự cố y khoa và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới năm 2019, Luận văn thạc sĩ, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.

13.Nguyễn Thị Mỹ Linh (2010), Khảo sát sự cố y khoa không mong muốn của Điều dưỡng Bệnh viện đa khoa khu vực Cai Lậy 2008 - 2010, Tạp chí y học TP.

HCM, 14 (4).

14.Nguyễn Thị Thu (2018), Thực trạng báo cáo sự cố y khoa và một số yếu tố ảnh hưởng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, , Luận văn thạc sĩ, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.

15.Nguyễn Thị Kim Yến (2015), Phân tích hành vi báo cáo sự cố y khoa tại Bệnh viện Từ Dũ.

Vương - Thành phố Hồ Chí Minh, Diễn đàn Quản lý chất lượng - Cục Quản lý khám chữa bệnh lần thứ 4.

17.Lương Ngọc Khuê, Phạm Đức Mục (2015), Tài liệu đào tạo liên tục An toàn người bệnh, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

18.Trần Thị Bích Bo (2017), Kiến thức, thái độ, hành vi báo cáo sự cố y khoa của Điều dưỡng Bệnh viện Thủ Đức năm 2017 và một số yếu tố ảnh hưởng, Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện khóa 8, Trường Đại học Y Tế công cộng, Hà Nội.

TIẾNG ANH

19.Department of Heath (2000), An organization with memory, Report of an expert group on learning from adverses in the NHS.

20.Ecem Yaprak (2015), “Factors Affecting the Attitudes of Heath Care Professional toward Medical Errors in a Pulic Hospital in Turkey”, International Journal of Caring Sciences, 8(3), pp. 647.

21.Elhenee P1, Shenoy V, Verma A & Sacha D (2012) “Error reporting in transfusion medicine at a tertiary care centre: a patient safety initiative”, Sanjay Gandhi Post Graduate Institute of Medical Sciences, 50(11), pp. 1935-43.

22.Kingston MJI & Evans SM, e, a, (2004), “Attitudes of doctors and nurses towards incident reporting: a qualitatives analys”, The medical journal of Australia, 181 (1), pp.9-38.

23.Kizito Omona, Knowledge, Attitude and Practice of Medical Incident Reporting Among Healthcare Professionals: A Study of Midigo Health Centre IV, Research Gate, December 2016

24.Ross MeL Wilson, William B Rumciman & al, R. W. G. e. (1995), “The Quality in Australia Heath Care Study”, The medical journal of Australia. 163

25.WHO (2002), Fifty fifth World health Assembly WHA55.

26.WHO (2011), Patient Safety curriculum guide, Multi- professional Edition.

Phiếu khảo sát thực trạng báo cáo sự cố y khoa của ĐD tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí năm 2023

Nhóm nghiên cứu được sự đồng ý của Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí thực hiện nghiên cứu nhằm khảo sát thực trạngbáo cáo sự cố y khoa của Điều dưỡng, qua đó làm cơ sở cải tiến nâng cao chất lượng hoạt động báo cáo sự cố và an toàn người bệnh. Xin anh/

chị hãy điền đầy đủ những thông tin vào phiếu bằng cách điền hoặc khoanh tròn những thông tin phù hợp.

Những thông tin cá nhân của anh/chị sẽ được nhóm nghiên cứu giữ bí mật Báo cáo kết quả nghiên cứu chỉ bao gồm các dữ liệu tổng hợp và không có bất kỳ thông tin cá nhân nào của người trả lời khảo sát.

A. Thông tin chung.

STT Nội dung Lựa chọn/ trả lời Ghi chú

1 Độ tuổi ...(tuổi)

2 Giới tính 1. Nam

2. Nữ

1. Sau Đại học 2. Đại học

3 Trình độ học vấn 3. Cao đẳng

4. Trung cấp 5. Sơ cấp

Số năm làm việc tại bệnh viện ...(năm) 4 đến thời điểm hiện tại của anh/ chị

B. Kiến thức về báo cáo sự cố y khoa

5. Theo Anh/ Chị đã có những thông tư, quyết định nào liên quan đến sự cố y khoa (Câu hỏi nhiều lựa chọn)

1. TT 07/2011/TT-BYT Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh 2. TT 26/2013/TT-BYT (Hướng dẫn truyền máu)

3. TT 18/2009/TT-BYT về Kiểm soát nhiễm khuẩn

4. TT 19/2013/TT-BYT (QLCL dịch vụ khám chữa bệnh)

5. QĐ 6858/QĐ-BYT Ban hành Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện phiên bản 2.0 6. TT 43/2018/TT-BYT Hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa

7. Không biết

6. Theo Anh/ Chị sự cố y khoa là gì? (Câu hỏi một lựa chọn)

a) Sự cố y khoa xảy ra trong quá trình chăm sóc người bệnh (sự cố y khoa trong kê đơn, điều trị)

b) Sự cố y khoa là các sự cố về chuyên môn có ảnh hưởng đến người bệnh

c) Sự cố y khoa là các tình huống không mong muốn xảy ra trong quá trình chẩn đoán, chăm sóc và điều trị do các yếu tố khách quan, chủ quan mà không phải do diễn biến bệnh lý hoặc cơ

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức và thái độ của điều dưỡng về sự cố y khoa tại khối ngoại – bệnh viện việt nam thụy điển uông bí năm 2023 (Trang 27 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w