V. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
4. Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến máy, thiết bị vật tư sử dụng trong thi công xây dựng công trình;
4.1. Các quy định chung
Nhà thầu phải xem xét các trường hợp cụ thể sau khi tiến hành công việc có sử dụng máy, thiết bị thi công xây dựng.
CÔNG TY ……….
Địa chỉ……….
Điện thoại: …………... Email: ……….
4.1.1.Thợ vận
a) Chỉ cho phép những người được đào tạo, có trình độ và chứng chỉ thợ vận hành máy xây dựng được vận hành máy, thiết bị.
b) Nhà thầu phải thực hiện các bước để đảm bảo các thợ vận hành ở trong điều kiện sức khỏe và thể chất tốt. Các thợ vận hành phải được đào tạo để có đủ thời gian nghỉ và không phải bị làm việc quá mức.
c) Nhà thầu không được cho phép bất kỳ thợ vận hành nào điều khiển máy, thiết bị thi công xây dựng nếu người đó được xem như đang bị ảnh hưởng của một trong những điều kiện sau đây:
- Bị say do uống chất có cồn;
- Đang bị đau do ảnh hưởng bởi việc uống quá mức chất có cồn;
- Bị kiệt sức;
- Đang bị đau do điều kiện khác làm cho người đó không đủ khả năng làm bất cứ công việc điều khiển máy, thiết bị thi công xây dựng nào.
4.1.2.Kiểm tra và bảo dưỡng
Người lao động của Nhà thầu với kiến thức và kỹ năng cần thiết phải tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng máy, thiết bị thi công xây dựng theo pháp luật và các quy định có liên quan, trước khi bắt đầu công việc và tại những thời điểm được xác định trước. Nhà thầu phải tiến hành công tác kiểm tra và bảo dưỡng đó có xét đến các yêu cầu sau:
Nhà thầu phải:
a) Về nguyên tắc, chỉ tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng sau khi đảm bảo rằng máy, thiết bị đã ngừng hoạt động và đã tắt máy;
b) Thực hiện các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa máy bị đổ hoặc lật;
c) Thực hiện các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa bất kỳ sự xâm nhập trái phép nào vào khu vực đang tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng máy, thiết bị;
d) Tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng trên một bề mặt phẳng và bảo đảm khi máy không hoạt động. Nếu vì một vài lý do không thể tránh được mà phải thực hiện trên một mặt nghiêng, phải sử dụng các khối chặn vào khung gầm của máy để chống trượt hoặc dịch chuyển;
e) Tắt động cơ của máy, thiết bị xây dựng, kéo phanh và khóa toàn bộ bộ phận quay;
f) Hạ thấp tất cả các bộ phận ghá lắp xuống mặt đất. Nếu vì một vài lý do không thể tránh được mà phải tiến hành kiểm tra và và bảo dưỡng bên dưới lưỡi ghạt hoặc gầu máy đang giơ lên, Nhà thầu phải thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa các bộ phận đó bị rơi, ví dụ, bằng việc sử dụng bộ phận chống đỡ như là thanh chống hoặc khối đỡ;
g) Thực hiện các biện pháp thích hợp khi đang sửa chữa máy, thiết bị, bao gồm
CÔNG TY ……….
Địa chỉ……….
Điện thoại: …………... Email: ……….
cả việc tắt toàn bộ các chức năng và ngăn chặn bất cứ sự vận hành hoặc dịch chuyển nào của máy, thiết bị.
4.1.3. Thiết bị an toàn
a) Nhà thầu phải kiểm tra thiết bị an toàn được trang bị phù hợp cho máy xây dựng để xác nhận các thiết bị này vẫn hoạt động, và không được phép vận hành bất kỳ máy xây dựng nào nếu thiết bị an toàn đó bị tháo đi hoặc thay đổi.
b) Đối với các máy xây dựng có khả năng đi lùi, Nhà thầu chỉ sử dụng các máy đó có trang bị thiết bị an toàn đưa ra cảnh báo khi đi lùi.
4.1.4. Bố trí người ra hiệu Nhà thầu phải:
a) Bố trí người ra hiệu khi thực hiện công việc tại vai đường, trên rìa mái dốc, và tại các vị trí khác nơi có rủi ro xe cộ bị lật;
b) Bố trí người ra hiệu những nơi người lao động và máy thi công, vì một số lý do không thể tránh, cần phải làm việc tại cùng một chỗ;
c) Thiết lập các tín hiệu được chuẩn hóa và các quy trình điều khiển tại nơi có người ra hiệu.
4.1.5. Ngăn ngừa sự xâm nhập trái phép
Nhà thầu phải thông báo các khu vực nguy hiểm sẽ bị cấm lui tới với những người không có phận sự để ngăn ngừa xảy ra tai nạn, như là thương tích do bị va đập với máy, thiết bị xây dựng. Ở những nơi không thể giới hạn việc ra vào vì một số lí do không thể tránh được, Nhà thầu phải bố trí người ra hiệu hoặc người thích hợp khác.
4.1.6. Biện pháp dừng và hoàn tất công việc
Khi dừng hoặc khi hoàn tất công việc có sử dụng máy thi công xây dựng, Nhà thầu phải:
a) Đưa máy xây dựng vào nơi nền đất phẳng và bảo đảm, và hạ thấp gầu máy xuống cao độ nền;
b) Sử dụng khối chặn xung quanh khung gầm của máy thi công để chống dịch chuyển khi bắt buộc phải đỗ ở vị trí mái dốc;
c) Tắt động cơ, kéo phanh và rút toàn bộ chiều khóa ra khỏi phương tiện.
4.1.7. Bồi dưỡng, huấn luyện về an toàn Nhà thầu phải:
a) Cung cấp cho thợ vận hành và người lao động tham gia vào việc sử dụng máy, thiết bị thi công xây dựng những cuộc huấn luyện cần thiết, bao gồm huấn luyện về triển khai máy thiết bị xây dựng, khu vực làm việc, phạm vi công việc, phương pháp thực hiện, và quy trình thực hiện và những huấn luyện này sẽ được thực hiện trước khi bắt đầu công việc.
CÔNG TY ……….
Địa chỉ……….
Điện thoại: …………... Email: ……….
b) Tổ chức huấn luyện thêm nữa cho các thợ vận hành và người lao động có liên quan bất cứ khi nào có bất kỳ thay đổi lớn nào tới việc triển khai máy thiết bị thi công xây dựng, khu vực làm việc, phạm vi công việc, phương pháp thực hiện, và quy trình thực hiện.
4.2. Sử dụng an toàn cần trục
Chỉ huy trưởng công trường và trưởng ban ATLĐ cần tham gia xuyên suốt từ giai đoạn lên kế hoạch đến giai đoạn vận hành máy, thiết bị xây dựng. Những người quản lý này phải tiến hành theo dõi việc thực hành an toàn trong từng giai đoạn.
4.2.1. Trước khi cần trục được đưa tới
Nhà thầu phải bàn bạc với đơn vị cung cấp cần trục nhằm tìm ra các điều kiện để đảm bảo đường vào công trường an toàn cũng như lắp ráp, vận hành và rời khỏi công trường. Một số vấn đề được xem xét là:
Đất nền vị trí đặt cần trục có được san và đầm chặt không?
Xem xét đường vào khu vực chuẩn bị lắp, vấn đề giao thông khác, và việc chia tách giữa thiết bị và người đi bộ.
Có đủ không gian để cần trục di động vận hành phần chân chống và phần cần không?
Khu vực làm việc giữ khoảng cách an toàn đối với các phần đào, kết cấu chống đỡ, phần hào, các tiện ích chôn ngầm và phần nền móng không?
Liệu cần trục và/hoặc phần tải có chạm vào đường dây điện không?
Ai sẽ liên lạc với các đơn vị cung cấp tiện ích có liên quan khi cần thiết?
4.2.2. Khi cần trục được đưa tới
Khi cần trục tới, những người quản lý phải:
Bàn bạc với thợ vận hành để xác nhận đường vào và chi tiết việc quản lý trường hợp khẩn cấp.
Đảm bảo thợ vận hành, người ra hiệu và những người khác trên mặt đất đã hoàn tất công tác chuẩn bị phối hợp.
4.2.3. Thực hiện công tác cẩu 4.2.3.1. Trước khi cẩu
Những người quản lý phải thảo luận về kế hoạch cẩu với thợ vận hành, người ra hiệu và những người khác tham gia vào việc cẩu. Mọi nguy hiểm và mệnh lệnh điều khiển được thông tin tới tất cả người lao động tham gia và bất cứ ai trong khu vực lân cận có thể bị ảnh hưởng, thông qua cuộc họp an toàn buổi sáng và các hoạt động nhận diện nguy hiểm (họp đầu ca).
4.2.3.2. Trong quá trình cẩu phải bảo đảm:
Vùng an toàn được duy trì;
Người lao động tuân thủ các chỉ dẫn an toàn;
Kế hoạch cẩu được tuân thủ.
CÔNG TY ……….
Địa chỉ……….
Điện thoại: …………... Email: ……….
4.2.3.3. Sau khi cẩu
Đưa ra phản hồi tới thợ vận hành và người ra hiệu;
Nêu lên bất kỳ sự lo lắng nào về an toàn, sức khỏe hoặc việc thực hiện với người kiểm soát;
Thảo luận về mọi vấn đề nhằm hoàn thiện với người lao động tại các cuộc họp, thảo luận quy trình an toàn.
4.2.4. Danh mục kiểm tra an toàn cần trục tháp
Cần trục tháp là cần trục có phần cần được đặt trên một kết cấu tháp. Có ba dạng chung như sau:
Phần cần nằm ngang/đầu búa
Phần cần dạng nâng hạ
Tự lắp dựng
Vận hành cần trục tháp có thể làm xuất hiện rủi ro thương tích cho người trong một số trường hợp sau:
a)Hỏng kết cấu
Bao gồm các hỏng hóc của bất kỳ bộ phận nào của cần trục, như là phần cần, phần cần phụ, pittông thủy lực hoặc dây cáp. Cần trục bị quá tải là nguyên nhân chủ yếu gây ra hỏng hóc kết cấu và có thể xảy ra mà không có cảnh báo nào.
b)Đổ cần cẩu
Tình huống này có thể xảy ra nếu cần cẩu bị mất ổn định do quá tải. Sự cố này có thể bị tác động bởi một số các yếu tố, bao gồm việc sử dụng đối trọng không đúng, các bu lông của cần trục tháp được xiết không đúng, lắp dây căng không đúng hoặc thiết kế bệ cần trục tháp kém.
c) Chạm hoặc va đụng với các máy, thiết bị hoặc kết cấu khác Tình huống này có thể xảy ra khi không đảm bảo được khoảng không đủ giữa cần trục tháp và các máy, thiết bị và kết cấu khác, như là các cần trục khác, cần bơm bê tông, tòa nhà và đường dây điện trên cao.
d) Có vật rơi
Tình huống này có thể xảy ra trong quá trình lắp dựng, trượt và tháo dỡ cần trục và theo cách các tải trọng được buộc trong quá trình vận hành cẩu. Các vật rơi là một nguy hiểm đối với người lao động và cộng đồng.
e) Rơi, ngã từ trên cao
Người lao động có thể rơi, ngã khi tiến hành việc lắp dựng, tháo dỡ hoặc bảo dưỡng cần trục tháp.
Việc lập kế hoạch hiệu quả sẽ giúp nhận diện các cách thức để bảo vệ người lao động, những người:
- Thực hiện việc lắp dựng, trượt, chạy thử và tháo dỡ cẩu tháp;
- Tham gia trực tiếp vào quá trình cẩu, như là thợ vận hành và người ra hiệu;
CÔNG TY ……….
Địa chỉ……….
Điện thoại: …………... Email: ……….
- Thực hiện các công việc khác tại nơi làm việc; và
- Trong các khu vực liền kề cần trục tháp, bao gồm các khu vực công cộng.