CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu 6 kế hoạch th về atlđ (1) (Trang 55 - 58)

1. Các biện pháp hạn chế tác động đến môi trường khi thi công công trình:

- Để giảm thiểu các tác hại xấu đến môi trường, các biện pháp để hạn chế, phòng ngừa các tác động, ảnh hưởng xấu đến môi trường như sau:

- Trong quá trình thi công cần tăng cường khâu giám sát môi trường, đề nghị các nhà thầu thi công thực hiện đầy đủ các yêu cầu trong quy trình thi công để giảm các tác động đến môi trường xung quanh như: thường xuyên tưới nước trên đường vận chuyển vật liệu để hạn chế bụi phát tán vào không khí, các phương tiện chuyên chở vật liệu, vật tư cần phải có bạt che nhất là khi lưu thông ngoài phạm vi công trường.

- Việc đổ thải phải đúng nơi quy định, có biện pháp chống xói mòn trong mùa mưa như trồng các loại cây trên mái, có hệ thống rãnh thoát nước đúng quy định. Đối với các mái đào tồn tại lâu dài cần có biện pháp chống xói, sạt trượt như trồng cỏ, rải tấm chống nắng lên mái hoặc gia cố mái bằng các phương pháp thích hợp.

- Việc lưu thông xe máy trên đường, đặc biệt là ngoài phạm vi công trường cần tiến hành trong các thời điểm mật độ giao thông ít. Khi chuyên chở các thiết bị siêu trường, siêu trọng cần tăng cường chú ý công tác đảm bảo giao thông.

- Đối với các chất thải rắn sinh ra trong quá trình xây dựng gồm gạch vỡ, sạn, sỏi rơi vãi, gỗ, nhựa, sắt thép và rác thải sinh hoạt… Các nhà thầu xây dựng cần áp dụng các giải pháp xử lý như: Thu gom và tập trung tại nơi quy định để xử lý thích hợp hoặc tái sử dụng.

- Ngoài các biện pháp chính giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã nêu trên, cần kết hợp các biện pháp sau:

Thông báo và tuyên truyền:

 Qua phương tiện thông tin đại chúng truyền thanh, truyền hình thông báo cho nhân dân trong vùng biết thời gian thi công, qui mô xây dựng và những vấn đề cần chú ý trong quá trình xây dựng dự án.

 Uỷ ban nhân dân nhân các phường, xã trong vùng dự án cần tổ chức các họp tuyên truyền vận động người dân tham gia bảo vệ môi trường, có ý thức trong an toàn giao thông cũng như trong thi công, bảo vệ trị an công trường.

Biển báo khu vực thi công:

 Tại khu vực thi công có nhiều thiết bị như: xe ủi, máy xúc, ô tô vận chuyển... hoạt động liên tục 2 ÷ 3ca trong ngày với cường độ tập trung cao nên khu vực thi công cần phải có biển báo phản quang ở các đầu khu vực công trường thi công.

 Trên công trường xây dựng đoạn nào, cần có biển báo ở đầu và cuối đoạn đó; biển báo đặt cách vị trí thi công từ 25 đến 30m, biển có thể làm bằng hình tròn hay chữ nhật dễ dàng di động.

Phòng cháy chữa cháy và các biện pháp giữ gìn ANTT xã hội:

 Tổ chức thành lập đội bảo vệ gồm bảo vệ công trường; bảo vệ do UBND phường, xã giới thiệu, đảm nhận việc phòng cháy chữa cháy và giữ gìn ANTT trong khu vực thi công.

 Hợp đồng với công an phường, xã và đội PCCC công an Thành phố, phối hợp hành động khi có sự cố an ninh và hoả hoạn xảy ra.

 Quán triệt mọi cán bộ công nhân viên trên công trường và nội dung bảo vệ ANTT trong khu vực. Chuẩn bị sẵn các dụng cụ PCCC cho các đội sản xuất.

 Các phương tiện máy móc, thiết bị phải tu sửa hoàn thiện mới được đưa vào thi công, tuyệt đối không được để rò rỉ xăng dầu. Kho tàng vật tư công trường phải được bao che cẩn thận, kín đáo.

Người lao động:

 Phải có kiến thức đầy đủ về an toàn lao động. Người điều kiển máy móc thiết bị phải vận hành thành thạo loại máy mà mình điều khiển; tuyệt đối không được làm bừa, làm ẩu, và tuyệt đối không được uống rượu, thức khuya, vì dễ gây tai nạn trong lúc làm việc.

Trang thiết bị an toàn lao động:

 Trang bị phòng hộ lao động theo qui định của nhà nước thì phải được cấp phát đầy đủ đến tay người lao động, cán bộ phải thường xuyên đôn đốc mọi người phải sử dụng bảo hộ lao động để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Công tác vệ sinh môi trường:

 Công trường thi công tập trung đông người, mật độ xe cộ lớn, trong khi nguồn nước sinh hoạt chủ yếu lấy từ sông Trà Khúc và các giếng khoan. Vậy muốn làm tốt công tác vệ sinh môi trường cần làm tốt các việc sau:

 Giáo dục nâng cao nhận thức về vệ sinh môi trường.. Xe bồn nước phải tưới nước trên đường vận chuyển đất đắp để tránh bụi. Tránh dầu mỡ xe máy chảy xuống sông làm ô nhiễm môi trường.

 Các loại xe, ghe thuyền chuyên chở đất cát phải được che chắn, tránh rơi vãi vật liệu xuống đường giao thông, lòng sông và khu vực dân cư.

 Khu bố trí ăn ở CBCNV chọn nơi thoáng, mát, gọn gàng, lợi hướng gió, nhà ăn, nhà ở bố trí hợp lý, nên dùng giếng khoan có bể lọc để vệ sinh hơn.

 Bố trí khu vệ sinh phù hợp, thường xuyên sạch sẽ, công trường phải có cán bộ y tế, thường xuyên quan tâm vệ sinh thực phẩm nhà ăn.

3. Đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực thi công công trình:

- Đất, bùn thải từ hoạt động đào đất, nạo vét lớp đất mặt, đào cọc móng được sử dụng để bồi đắp cho đất trồng cây hoặc các khu vực đất phù hợp;

- Đất đá, chất thải rắn từ vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vữa, bê tông, vật liệu kết dính quá hạn sử dụng) được tái chế làm vật liệu xây dựng hoặc tái sử dụng làm vật liệu san lấp cho các công trình xây dựng hoặc chôn lấp trong bãi chôn lấp chất thải rắn xây dựng;

- Chất thải rắn có khả năng tái chế như thủy tinh, sắt thép, gỗ, giấy, chất dẻo được tái chế, tái sử dụng.

- Phải có biện pháp thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn xây dựng theo quy định.

- Không được đổ chất thải ra đường, sông ngòi, suối, kênh rạch và các nguồn nước mặt.

- Nước thải phải được thu gom, xử lý, tái sử dụng hoặc chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để tái sử dụng hoặc xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra môi trường.

- Khí thải phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường tại cơ sở phát sinh trước khi thải ra môi trường.

- Chất thải rắn phải được phân loại theo nguồn phát thải và tính chất, thành chất thải nhằm đáp ứng mục đích tái sử dụng, tái chế, tiêu hủy, chôn lấp chất thải rắn đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường, an toàn cho con người tham gia vào quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý;

- Việc thực hiện phân loại chất thải rắn phải được quản lý, giám sát, tuyên truyền và vận động các tổ chức, cá nhân chấp hành theo quy định; đảm bảo yêu cầu thuận lợi cho thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn;

- Chất thải rắn thông thường được phân loại theo nguồn phát thải như sau:

 Chất thải rắn sinh hoạt phát thải từ sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình; cơ quan, trường học; khu vực công cộng (đường phố, công viên, vườn hoa, bến xe…); cơ sở thương mại và dịch vụ (trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng bán lẻ, khách sạn, nhà hàng ăn uống…).

 Chất thải rắn xây dựng phát thải từ hoạt động phá dỡ, cải tạo, xây dựng mới các công trình xây dựng.

- Nhà thầu thi công phải ký Hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, và rác thải sinh hoạt, nước thải, khí thải, tại khu vực xây dựng công trường với đơn vị cung cấp dịch vụ và chủ nguồn thải.

- Hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, rác thải sinh hoạt, nước thải, khí thải bao gồm các hình thức sau:

 Hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và và xử lý chất thải rắn, rác thải sinh hoạt, nước thải, khí thải….

 Hợp đồng dịch vụ đảm bảo vệ sinh môi trường.

Một phần của tài liệu 6 kế hoạch th về atlđ (1) (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w