PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.4. Phương pháp thu thập số liệu
Thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập thông qua phương pháp kế thừa, nghiên cứu tại bàn. Các số liệu thứ cấp được đề tài nghiên cứu sử dụng bao gồm:
55
các số liệu về tình hình quản lý sử dụng đất đai, sản lượng gỗ khai thác, chế biến lâm sản, giá trị sản xuất, kết quả sản xuất lâm nghiệp và thực hiện liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu ở các địa bàn nghiên cứu. Các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê và Chi cục Kiểm lâm các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định, từ các báo cáo về tình hình sản xuất và kinh doanh lâm nghiệp và chế biến lâm sản các DN và các đơn vị có liên kết phát triển rừng gỗ nguyên liêu; các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến liên kết trong phát triển nông – lâm nghiệp và phát triển rừng gỗ nguyên liệu.
3.2.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Các thông tin và số liệu sơ cấp trong đề tài nghiên cứu được thu thập thông qua một số phương pháp, bao gồm: phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bộ phiếu phỏng vấn được chuẩn bị trước, thảo luận nhóm và phương pháp chuyên gia.
- Phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân trồng rừng: Đề tài tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân tham gia liên kết trồng rừng gỗ nguyên liệu theo các liên kết khác nhau, công cụ được sử dụng trong phương pháp này là bộ phiếu phỏng vấn định hướng và bán định hướng nhằm thu thập các số liệu bao gồm:
thông tin cơ bản của hộ gia đình, tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp, sản xuất và tiêu thụ rừng và gỗ nguyên liệu, tình hình liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu của hộ nông dân, các ý kiến đánh giá của hộ về liên kết, các ý kiến đề xuất nhằm thúc đẩy liên kết phát triển rừng gỗ nguyên liệu.
Đề tài chọn hộ trồng rừng tham gia phỏng vấn thuộc mỗi hình thức liên kết theo phương pháp chọn hộ ngẫu nhiên trong số các hộ gia đình đạt các tiêu chí như sau:
+ Hộ gia đình có tham gia liên kết.
+ Có diện tích rừng liên kết và diện tích rừng không liên kết nhằm mục đích so sánh kết quả, hiệu quả và lợi ích mang lại từ việc kinh doanh rừng liên kết và rừng không liên kết.
+ Hộ gia đình được khảo sát đều có năng lực tiếp cận thông tin và sự hiểu biết về các hoạt động của liên kết phát triển rừng gỗ nguyên liệu.
56
Số lượng HGĐ được lựa chọn khảo sát và phỏng vấn của 03 mô hình liên kết là 222 hộ; trong đó, dung lượng mẫu phỏng vấn của mỗi mô hình liên kết được lựa chọn và đảm bảo yêu cầu của phương pháp phân tích nhân tố khám phá (tại mục 3.2.5.6. Phân tích nhân tố khám phá (EFA), trang 58-61); mô hình liên kết hỗn hợp có số mẫu là 35, đảm yêu cầu số mẫu tối thiểu là 30 mẫu được áp dụng theo nguyên lý thống kê và thực hiện phương pháp đánh giá cho điểm. Số HGĐ và đại diện các bên tham gia liên kết được tổng hợp trong bảng 3.4.
Bảng 3.4. Số mẫu phỏng vấn hộ gia đình và các bên tham gia mỗi liên kết STT Tên liên kết Sản phẩm Tỉnh
Số mẫu HGĐ Trưởng nhóm
Cán bộ công ty 1 Liên kết ngang: “Liên
kết nhóm hộ nông dân trồng rừng có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững”
Rừng trồng gỗ nguyên liệu có chứng chỉ FSC
Quảng Nam;
Bình Định
122 03 -
2 Liên kết dọc: “Liên kết giữa công ty chế biến lâm sản với hộ nông dân trồng rừng”
Rừng trồng gỗ nguyên liệu có chứng chỉ FSC
Quảng
Nam 65 - 04
3 Liên kết hỗn hợp:
“Liên kết nhóm hộ nông dân trồng rừng có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững với công ty chế biến lâm sản”
Rừng trồng gỗ nguyên liệu có chứng chỉ FSC
Quảng
Trị 35 02 02
TỔNG CỘNG 222 05 06
- Phỏng vấn trực tiếp trưởng nhóm liên kết: nhằm thu thập các thông tin về kết quả thực hiện cam kết của các thành viên trong liên kết, các thông tin về mức độ tham gia và duy trì liên kết theo thời gian...
- Phỏng vấn trực tiếp đại diện các doanh nghiệp liên kết với HGĐ, bao gồm: đại diện lãnh đạo doanh nghiệp, người phụ trách lĩnh vực liên kết và cung ứng gỗ nguyên liệu cho sản xuất; thu thập thông tin đánh giá về sự tuân thủ liên
57
kết của HGĐ, nhu cầu và khả năng sẵn sàng tham gia liên kết và ý kiến về giải pháp thúc đẩy liên kết trong tương lai.
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng để tham vấn và thu thập ý kiến của 07 chuyên gia về các lĩnh vực như: phát triển liên kết, chuyên gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, các chuyên gia về phân tích mô hình kinh tế lượng và hàm số toán học; tham vấn ý kiến của 12 cán bộ quản lý nhà nước về lâm nghiệp tại 3 tỉnh khảo sát về thực trạng các liên kết, ý kiến đánh giá về các hình thức liên kết, xu hướng phát triển liên kết, các gợi ý và đề xuất giải pháp thúc đẩy liên kết nhằm phát triển rừng gỗ nguyên liệu tại khu vực nghiên cứu trong thời gian tới. Hình thức thu thập thông tin chủ yếu là thảo luận trực tiếp các nội dung nghiên cứu.