1.1. Một số vấn đề về tư duy lý luận và đổi mới tư duy lý luận
1.1.2. Đổi mới tư duy lý luận và đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội 24 1.2. Tính tất yếu của việc đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và
Đó là sự tích luỹ dần dần về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất, đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, đó là phủ định của phủ định. Chỉ có chăng sự khác biệt là ở chỗ tuỳ thuộc từng giai đoạn phát triển, từng điều kiện, hoàn cảnh và đối tượng cụ thể mà có thể quy luật này tác động nổi trội hơn quy luật kia mà thôi. Mọi quy luật tác động vào đối tượng đều có một mục đích là nhằm tạo ra cơ sở, tiền đề cho sự vật phát triển. Tuy nhiên quá trình phát triển của đối tượng không phải là con đường thẳng mà nó bao gồm cả những gấp khúc quanh co, phức tạp, tức là trong sự phát triển của các sự vật, hiện tượng không chỉ là một đường thẳng mà bao gồm cả những “bước thụt lùi tạm thời” nữa.
Trong quá trình phát triển đó đôi lúc sự vật, hiện tượng bộc lộ những hạn chế, lỗi thời không phù hợp với thực tiễn, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới và nghiễm nhiên nó trở thành yếu tố cản trở sự phát triển của chính
Nguyễn Thị Đào - K13 Triết học 25 bản thân sự vật, hiện tượng. Và do vậy, để tiếp tục tồn tại và phát triển không có cách nào khác là phải loại bỏ những yếu tố đang cản trở ấy, phải có sự thay đổi, đổi mới nhất định trong tiến trình vận động và phát triển. Tuỳ theo đối tượng, lĩnh vực mà hình thức thay đổi phù hợp, có thể là tiến hành cải tổ, cải cách, đổi mới hay là tiến hành cuộc cách mạng. Mọi hình thức tiến hành đều nhằm một điểm là giải quyết những hạn chế, bế tắc, khủng hoảng để nhằm cải tạo đối tượng hoàn thiện hơn, tiến bộ hơn.
Cũng như thực tiễn, sự phát triển của tư duy là khách quan và có quy luật. Nó diễn ra đồng thời với quá trình hoạt động thực tiễn. Cùng với việc phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người bằng các thao tác tư duy, truyền tải những dữ liệu, hình ảnh từ thế giới khách quan bên ngoài đến hệ thần kinh trung ương, qua quá trình xử lý, phân tích hình ảnh, dữ kiện với các thao tác tư duy khác nó tạo ra tri thức phản ánh sự vật, hiện tượng. Tri thức này cho phép chúng ta đánh giá tư duy đang ở trình độ tư duy, cũng như cách thức, thao tác, phương pháp tư duy mà chủ thể tư duy đã vận dụng vào quá trình phản ánh hiện thực khách quan ấy. Do vậy, tư duy cũng là đối tượng của nhận thức. Sự phát triển của tư duy không diễn ra đều đặn, không hoàn toàn là đường thẳng “vectơ”(), mà trái lại nó có lúc chậm, lúc nhanh, lúc ngưng đọng, tĩnh lại, lúc thì lại thường biến, đột biến và có lúc nhảy vọt. Tư duy với tư cách là hình thức phản ánh thế giới khách quan, nó mang tính thời đại, tính lịch sử. Không có một tư duy chung cho mọi thời đại, mà ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, nó lại được đặc trưng bởi một hình thức tư duy riêng của nó phản ánh trình độ nhận thức của thời đại ấy. Lịch sử đã cho thấy thời cổ đại đã hình thành tư duy biện chứng ngây thơ, chất phác nhưng “những đêm trường trung cổ” lại để cho tư duy kinh viện thống trị cả một thời gian dài, ẩn chứa bên trong nó là yếu tố lạc hậu, bảo thủ. Mặt khác, sự phát triển nội tại của tư duy không dừng lại ở đó, mà vòng tròn “trôn ốc” của sự phát triển sẽ hình thành một hình thức tư duy tiến bộ hơn phủ định hình thức tư
Nguyễn Thị Đào - K13 Triết học 26 duy cũ. Với tư duy biện chứng được phát triển và hoàn thiện từ phép biện chứng “lộn ngược đầu xuống đất” của Heghen, các nhà kinh điển Mácxit đã xây dựng được một phương pháp tư duy khoa học và cách mạng - đó là tư duy biện chứng duy vật.
Khi tư duy biểu hiện những dấu hiệu của tư duy kinh viện, kinh nghiệm, hình thức, thực dụng… thì buộc chủ thể tư duy phải có sự thay đổi.
Sự thay đổi không phải đơn thuần là sự thay thế tư duy hình thức bằng tư duy kinh nghiệm, tư duy thực dụng bằng tư duy kinh viện mà sự thay đổi này, sự đổi mới này phải theo hướng tốt hơn, tiến bộ hơn. Nó phải cho phép khắc phục được những hạn chế của tư duy hiện thời và đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Do vậy, “đổi mới là thay đổi hoặc làm cho sự thay đổi tốt hơn, tiến bộ hơn so với trước” [4; 657]. Đổi mới tư duy nhằm mục đích phản ánh bản chất, xác thực về đối tượng. Muốn như vậy, tư duy phải bám sát đối tượng, theo dõi sự vận động và phát triển của đối tượng, phải gắn liền với đối tượng ở cả những khúc quanh co và những con đường thẳng.
Tư duy lý luận là những quá trình vận dụng hệ thống các khái niệm, phạm trù theo những nguyên tắc lôgic chặt chẽ, nhằm đạt đến chân lý, là quá trình tái tạo hiện thực, có khả năng phản ánh hiện thực một cách đúng đắn, sâu sắc. Sức mạnh của sự sáng tạo phải gắn liền với thực tiễn chứ không được thoát ly thực tiễn.
Đổi mới tư duy, trước hết là đổi mới sự nhận thức của con người về đối tượng. Khi thực tiễn thay đổi, những vấn đề mới nảy sinh từ những vấn đề cũ, lý luận của sự phản ánh những hiện thực cũ có thể còn phù hợp nhưng cũng có thể không còn phù hợp, có thể tiếp tục góp phần thúc đẩy sự phát triển nhưng cũng có thể kìm hãm sự phát triển cả trong nhận thức và trong cải tạo thực tiễn. Hệ thống lý luận với các khái niệm, phạm trù không phải là những chân lý vĩnh viễn mà nó có thể thay đổi khi hoàn cảnh thay đổi. Các khái
Nguyễn Thị Đào - K13 Triết học 27 niệm ấy có thể còn đúng nhưng chưa đầy đủ, hoặc là các khái niệm ấy đã lỗi thời hoàn toàn so với khái niệm mới, cũng có thể khi thực tiễn phát sinh những vấn đề mới hoàn toàn, tiền lệ chưa hề có hệ thống lý luận phản ánh đến nó thì buộc chủ thể tư duy phải có nhận thức mới. Đổi mới để tiếp cận hiện thực khách quan một cách chính xác và hiệu quả. Nếu không đổi mới thì không thể tạo ra sự phát triển trong tư duy, không thể tạo ra những bước chuyển trong tư duy và đồng thời góp phần thực hiện những bước chuyển trong hiện thực.
Thực tiễn đã chứng minh những bước chuyển trong tư duy đó. Trước đây chúng ta xây dựng mô hình kinh tế hiện vật với sự tuyệt đối hoá sở hữu xã hội (nhà nước và tập thể), với sự phát triển vượt trước của quan hệ sản xuất đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất đã dẫn tới sự kìm hãm sự phát triển kinh tế trong một thời gian dài. Sau khi tiến hành đổi mới tư duy về kinh tế, chúng ta xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường. Và khi hình thành mô hình kinh tế thị trường, vận hành dưới sự quản lý của nhà nước, thay thế cho cơ chế bình quân và bao cấp đã tạo ra bước chuyển về chất, góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Và đã tạo ra sự cải biến thực sự đời sống kinh tế – xã hội ở nước ta. Điều này cho thấy, các khái niệm cũ khi đã lỗi thời thì chúng sẽ không có khả năng tạo ra giá trị sử dụng cho việc thúc đẩy sự phát triển mà nó làm cho khả năng phát triển ấy bị hạn chế. Vì vậy, chúng ta phải loại bỏ những khái niệm, phạm trù cũ không còn phù hợp và xây dựng những khái niệm, phạm trù mới. Tư duy phải tiếp cận với sự biến đổi của hiện thực để phản ánh hiện thực một cách nhanh chóng, chính xác. Cùng với sự mở rộng về không gian và thời gian của hoàn cảnh lịch sử, thì nhiều khái niệm, phạm trù mới được hình thành. Khái niệm “toàn cầu hoá”, “nền kinh tế tri thức” cũng là một trong những sản phẩm của sự vận động không ngừng của thực tiễn, đã góp phần phản ánh được xu thế phát triển của đời sống kinh tế – xã hội của thời đại và nhân loại trong bối
Nguyễn Thị Đào - K13 Triết học 28 cảnh mới. Đổi mới tư duy lý luận là phương thức duy nhất có thể giải thoát tư duy ra khỏi phạm vi của cái cũ, cái lạc hậu, của cái khả năng để trở thành cái hiện thực. Đồng thời, việc mở rộng các lĩnh vực phản ánh, lĩnh vực đổi mới tư duy như kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục… sẽ giúp cho hệ thống lý luận ngày càng phong phú và đa dạng hơn, có khả năng chắt lọc được những tinh tuý để đủ khả năng đáp ứng vai trò chỉ đạo và định hướng cho hoạt động thực tiễn. Đổi mới tư duy lý luận để tạo ra những chân lý mới có khả năng khám phá, thám hiểm được nhiều hơn các góc cạnh của đời sống kinh tế – xã hội.
Đổi mới tư duy lý luận về các lĩnh vực phái tiến hành đồng bộ và toàn diện.
Nhằm thúc đẩy mục tiêu xã hội chủ nghĩa và thúc đẩy phát triển của xã hội, phát triển của con người.
Thứ hai, đổi mới tư duy lý luận là phải đổi mới cách thức, thao tác tư duy. Tức là đổi mới việc sử dụng các thao tác tư duy như phân tích – tổng hợp, phân loại – so sánh, lịch sử – lôgic… Các thao tác này phải được sử dụng một cách linh hoạt, tích cực, chủ động và sáng tạo. Quá trình đổi mới các thao tác tư duy này không phải là sự thay đổi các quy luật tư duy mà là làm cho sự vận dụng các thao tác tư duy có hiệu quả cao nhất. Phải có sự liên kết, kết hợp giữa các thao tác để nhằm phản ánh nhanh nhất và chính xác nhất về đối tượng. Việc vận dụng linh hoạt và sáng tạo các thao tác tư duy sẽ giúp chúng ta sẽ có thể vượt bỏ qua những cái ngẫu nhiên, bề ngoài trong quá trình xử lý các dữ kiện. Đồng thời giúp cho quá trình tư duy có thể “rút ngắn”
những thao tác nhất định trong quá trình phản ánh mà không nhất thiết phải trải qua những bước tuần tự vẫn có thể tìm ra được lôgic vận động của đối tượng một cách chính xác. Việc thực hiện các thao tác một cách hiệu quả sẽ giúp cho quá trình tư duy không nhất thiết phải bám sát tất cả mọi dữ kiện, tư liệu mà vẫn tìm ra được xu hướng vận động và phát triển của đối tượng. Việc đổi mới thao tác tư duy giúp chủ thể tư duy có thể loại bỏ những tiểu tiết mà đi vào cái bản chất của đối tượng. Sự kết hợp các thao tác và sử dụng các thao
Nguyễn Thị Đào - K13 Triết học 29 tác có hiệu quả thì sẽ tạo ra những tri thức càng có tính chính xác ngày càng cao, càng tiến gần đến chân lý hơn, và góp phần tạo cải tạo thực tiễn.
Thứ ba, đổi mới tư duy lý luận là đổi mới phương pháp tư duy, đổi mới phương pháp phản ánh đối tượng. Đối tượng phản ánh không nằm trong sự khu biệt, riêng lẻ mà thường xuyên nằm trong mối liên hệ phổ biến, phong phú, đa dạng. Bản thân các thuộc tính của đối tượng cũng luôn liên hệ và tác động qua lại với nhau. Nếu chỉ dùng phương pháp kinh nghiệm, kinh viện, hình thức… để tiếp cận đối tượng thì sẽ bó hẹp đối tượng trong phạm vi nhỏ lẻ, trong sự tĩnh tại, cô lập mà không thấy được sự rộng lớn và phong phú của sự vật, hiện tượng được phản ánh. Do đó, phương pháp tư duy biện chứng được xem như là phương pháp tối ưu nhất trong quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng. Tư duy biện chứng luôn xem xét sự vật, hiện tượng trong sự vận động và phát triển, trong sự biến đổi không ngừng. Tư duy biện chứng luôn xem xét đối tượng trong các mối liên hệ, trong sự tác động qua lại với các đối tượng khác nhau, cũng như mối quan hệ giữa các thuộc tính trong cùng một sự vật. ở đây, tư duy biện chứng phản ánh được cả sự cô đọng, tĩnh tại, cả sự biến đổi, phản ánh nhanh nhạy và kịp thời với sự biến đổi của thực tiễn. Điểm hạn chế của tư duy siêu hình “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt, mà không nhìn thấy mối quan hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy tồn tại của sự vật mà không thấy nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong cuả những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng” [39; 37], thì đã được tư duy biện chứng khắc phục.
Với tư cách là hình thức phản ánh cao nhất về hiện thực khách quan, đổi mới tư duy là sự đổi mới một cách căn bản, sâu sắc, toàn diện, hệ thống cách nhìn nhận, phản ánh về sự vật, hiện tượng. Đổi mới tư duy lý luận là việc thay đổi cách tiếp cận, phương pháp tiếp cận trong việc nghiên cứu, tìm
Nguyễn Thị Đào - K13 Triết học 30 hiểu đối tượng. Quá trình đổi mới tư duy lý luận chính là quá trình làm cho tư duy phản ánh kịp thời, phản ánh đúng, khách quan về sự vật, hiện tượng.
Đồng thời có khả năng đưa ra những dự báo được khả năng phát triển của sự vật, hiện tượng. Nâng cao tính khoa học, tính cách mạng và khả năng cải tạo thế giới của nó. Đổi mới tư duy lý luận góp phần tạo ra tri thức lý luận mới để có thể định hướng, chỉ đạo sự phát triển cho sự vận động của thực tiễn.
ở nước ta, từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, khi yếu tố chủ quan được nhìn nhận và đánh giá đúng trong mối quan hệ biện chứng với yếu tố khách quan tác động đến sự phát triển của đất nước, thì vấn đề chủ thể tư duy hơn lúc nào hết được chú trọng và đề cập đến rất nhiều. Bởi vì, chủ thể tư duy đóng một phần không nhỏ trong sự thành công hay thất bại của sự phát triển đất nước. Đặc điểm nổi bật của tư duy là ở chỗ nó có cả tính khách quan và chủ quan, do vậy khi yếu tố chủ quan chiếm dụng mảnh đất của yếu tố khách quan thì sai lầm là không thể tránh khỏi, bởi chủ thể tư duy đã đem yếu tố cá nhân, cái ý kiến riêng vào trong phản ánh. Đó là lý do vì sao trong một thời gian dài chúng ta đã có những hạn chế trong nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và về xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, vấn đề đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được đặt ra cấp thiết. Đổi mới để phản ánh đầy và đủ, đúng và xác thực về thực trạng của đất nước. “Phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết có hệ thống sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, rút ra những kết luận đúng đắn, khắc phục những quan niệm sai lầm, lỗi thời. Đổi mới tư duy lý luận không có nghĩa là phủ nhận những thành tựu lý luận đã đạt được, phủ nhận những quy luật phổ biến của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phủ nhận đường lối đúng đắn đã xác định, trái lại, chính là bổ sung và phát triển những thành tựu ấy” [17; 125].
Nguyễn Thị Đào - K13 Triết học 31 Đổi mới là một cách quyết sách trọng đại để nhằm tìm kiếm một mô hình phát triển xã hội chủ nghĩa có hiệu quả, vạch ra phương hướng và con đường đi tới chủ nghĩa xã hội phù hợp với quy luật khách quan, phản ánh đúng xu thế của thời đại [57, 108]. Đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa, mà là đổi mới phương pháp tư duy, thay thế tư duy siêu hình bằng tư duy biện chứng, khắc phục lối tư duy siêu hình, kinh nghiệm, giáo điều về chủ nghĩa xã hội, loại bỏ những nhận thức sai trái về chủ nghĩa xã hội, những
“ảo tưởng” về tiến nhanh, mạnh, vững chắc tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta với những kế hoạch ba năm hay năm năm.
Đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội không phải là phủ định những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, thay đổi nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lênin bằng một nguyên lý khác mà phải nhận thức sâu sắc hơn, đúng đắn hơn về chủ nghĩa xã hội và thời ký quá độ. Đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội là trên cơ sở nền tảng chủ nghĩa Mác –Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta xây dựng và hình thành những quan điểm, quan niệm, nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Đổi mới để làm cho mục tiêu xã hội chủ nghĩa được thực hiện ngày càng có hiệu quả hơn, để đưa đất nước phát triển ngày càng bền vững, đáp ứng được những đòi hỏi và thách thức trong hoàn cảnh lịch sử mới, chứ không phải thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội. Đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội sẽ góp phần định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng hiện thực hoá và nhanh chóng hoàn thành mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh thế giới đang biến đổi không ngừng. Đổi mới không chỉ nhằm tìm ra lối thoát ra khỏi khủng hoảng nặng nề, trầm trọng về kinh tế – xã hội mà còn phải tiếp tục sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội theo một cách mới, với những điều kiện và hoàn cảnh mới nhằm thực hiện thành công lý tưởng và mục tiêu mà Đảng và Hồ Chí Minh đã vạch ra [57, 168].