1.2.1. Sự phát triển của các phương tiện giao thông đô thị Hà Nội
Sự phát triển phương tiện giao thông đường bộ ở Hà nội hiện nay được đánh giá là các phương tiện sở hữu cá nhân như ô tô, xe máy và phương tiện vận tải công cộng. Trong đó loại hình vận tải công cộng đang được quan tâm, đầu tư phát triển.
Chất lượng không khí Phát thải từ xe cộ gây hại cho sức khoẻ con người và môi trường tự nhiên Tiếng ồn và rung động Tiếng ồn tác động tới năng suất và sức khoẻ Tai nạn
Mỗi năm 1.2 triệu sinh mạng mất đi do tai nạn giao thông
Biến đổi khí hậu toàn cầu Phương tiện giao thông góp tới khoảng 25% phát thải CO2 từ nhiên liệu hoá thạch Sinh cảnh tự nhiên
Đường sá phá vỡ các khu sinh cảnh và mở cửa các vùng, mặt cho chúng bị bóc lột
Xử lý chất thải
Xử lý phế thải từ xe cộ và linh kiện phụ tùng của chúng góp phần gia tăng vấn để chôn lấp.
Ách tắc
Thời gian mất đi do ách tắc giao thông tác động tới năng suất tổng thể
An ninh năng lượng Việc đi lại phụ thuộc vào xăng dầu tác động tới an ninh quốc gia
Hiệu suất kinh tế
Vốn tài chính chi tiêu cho xe cộ làm giảm vốn đầu tư cho các khoản khác
Sự chia cắt
Đường xá chia cắt các cộng đồng và ngăn trở tương tác xã hội
Sự vướng mắt
Xe cộ, đường sá và các khu đỗ xe, tất cả đều phá vỡ vẻ đẹp của thành phố Mất không gian sống Đường sá và chỗ đỗ xe ngốn mất rất nhiều không gian đỗ
Khoảng 10 năm trở lại đây, với chính sách mở cửa phát triển nền kinh tế của chính phủ, gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, kéo theo làn sóng đầu tư của các đối tác nước ngoài, việc ký kết các hợp động xây dựng khu công nghiệp gia tăng các cơ hội việc làm đã khiến sự gia tăng dân số sống trong khu đô thị ngày một lớn. Hiện nay, dân số đô thị của cả nước tập chung chủ yếu ở các đô thị lớn là Tp. HCM và Hà Nội.
Dự báo năm 2010, dân số sống tại khu đô thị ở Việt Nam là 30.4 triệu người chiếm 33% dân số cả nước. Cùng với xu hướng đó, tốc độ gia tăng các phương tiện như ôtô và xe máy ở các khu đô thị dự báo cũng rất cao. Hiện tại tỷ lệ tăng số lượng phương tiện hàng năm ở Hà Nội lần lượt là 10% và 15%/năm cho ôtô và xe máy.
Bảng 1.5. Dự báo tỷ lệ tăng số lượng xe ôtô, xe máy trong tương lai ở Hà Nội
Loại xe 2010 2020
Xe máy 2,720,000 6,800,000
Xe ôtô 219,800 307,720
Tổng cộng 2,939,000 7,107,720
Nguồn: Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Môi trường, 2007
Đối với loại hình vận tải công cộng ở Hà Nội, kể từ năm 2002 đến nay có sự phát triển rất nhanh chóng cả về số lượng xe và khả năng vận tải hành khách. Theo thống kê của Tổng công ty vận tải Hà Nội tính đến tháng 1/2008, số lượng xe buýt hiện nay của 05 xí nghiệp vận tải buýt là 795 xe các loại trong đó có 636 xe đang chạy, số còn lại là 159 xe dự phòng. Nếu tính cả số xe buýt của các công ty tư nhân trong chương trình xã hội hóa xe buýt thì số lượng xe lên tới gần 1000 xe [10].
1.2.2. Số lượng các phương tiện giao thông ở Hà Nội và Việt Nam
Theo tổng hợp mới nhất về phương tiện giao thông đang lưu hành trong cả nước của Cục Đăng kiểm Việt Nam thì Hà Nội có số lượng xe lớnthứ hai sau TP Hồ Chí Minh [5].
Bảng 1.6. Số lượng xe ở Hà Nội và một số thành phố lớn TT Các tỉnh, thành phố Số lượng xe (chiếc)
1 Hà Nội 151,313
2 TP Hồ Chí Minh 214,658
3 Hải Phòng 29,807
4 Đà Nẵng 17,577
5 Quảng Ninh 20,242
6 Bình Dương 25,243
7 Đồng Nai 35,120
Nguồn: Cục Đăng Kiểm Việt Nam, tháng 4/2008
Trong đó, thống kê số lượng xe ôtô đang lưu hành trên cả nước tính đến tháng 4/2008 là 855,385 xe.
Bảng 1.7. Phân loại theo tuổi và công dụng của phương tiện trên cả nước (Tính đến 30/04/2008)
TT Loại phương tiện Số lượng
Năm 2007 Tháng 4/2008 1 Theo tuổi của phương tiện giao thông
nói chung
1.1 Tổng số phương tiện 786,678 855,358
1.2 Từ 10 năm trở xuống 476,671 523,569
1.3 Trên 10 năm đến 15 năm 137,576 137,531
1.4 Trên 15 năm đến 20 năm 109,763 137,577
1.5 Lớn hơn 20 năm 62,668 56,681