Tham mưu đề xuất cấp trên cấp bổ sung thiết bị và mua sắm thêm để chất lượng giáo dục thiết bị có chất lượng, đảm bảo hơn.
Tu sửa một số thiết bị đồ dùng dạy học kịp thời, mua sắm thêm những thiết bị đồ dùng dạy học hư hỏng, mất, cũ lạc hậu.
Phối hợp với công đoàn cơ sở, thư viện thi làm đồ dùng dạy học tự làm có chất lượng và có khen thưởng kịp thời những đồ dùng có chất lượng hiệu quả.
5. Tự đánh giá.
5.1. Xác định đạt hay không đạt từng chỉ số của tiêu chí:
Chỉ số a: đạt Chỉ số b: Đạt Chỉ số c: đạt 5.2. Tự đánh giá tiêu chí 6: đạt
Kết luận về tiêu chuẩn 3
Nhà trường đã sử dụng kinh phí khá hợp lý, hiệu quả và huy động được các nguồn kinh phí cho các hoạt động giáo dục. Có dự tóan kinh phí rõ ràng và được cấp trên phê duyệt. Sử dụng kinh phí ngân sách theo dự tóan kinh phí được phê duyệt theo quy định hiện hành. Có kế hoạch và huy động được các nguồn kinh phí có nguồn gốc hợp pháp để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động giáo dục.
Có đầy đủ hệ thống văn bản quy định hiện hành về quản lý tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ được Hội đồng nhà trường thông qua.
Thực hiện đầy đủ các quy định quản lý, lưu trữ hồ sơ chứng từ đầy đủ.
Trường có diện tích đảm bảo nhu cầu sử dụng, có sân chơi, bãi tập phù hợp với điều kiện của địa phương.
Đảm bảo diện tích xây dựng trường theo quy định đối với Học sinh khu vực nông thôn khu vực thành phố, thị xã, thị trấn.
Phòng học, đảm bảo quy cách theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học; học sinh học tối đa 2 ca và từng bước tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ ngày;
Có đủ phòng học đúng quy cách đảo bảo 1 học sinh/1 chỗ ngồi.
Có tương đối đầy đủ phòng làm việc, phòng chức năng theo quy định.
Có kế hoạch và thực hiện có hiệu quả việc huy động các nguồn lực nhằm tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị giáo dục.
Thư viện trường có sách, báo, tài liệu tham khảo và phòng đọc đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của GV, nhân viên và học sinh.
Có đầy đủ sách, báo,… có phòng đọc của GV-NV-Học sinh.
Hàng năm thư viện được bổ sung sách, báo, tài liệu tham khảo.
Trường có đầy đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học; khuyến khích giáo viên tự làm ĐDDH và sử dụng ĐDDH có hiệu quả. Có qui định về việc GV sử dụng ĐDDH trong các giờ lên lớp. Khuyến khích GV tự làm ĐDDH và sử dụng trong các giờ lên lớp.
Trường có biện pháp duy trì, tăng cường hiệu quả sử dụng CSVC và thiết bị giáo dục hiện có. Có biện pháp bảo quản hiệu quả CSVC và TBGD.
Có sổ sách theo dõi quá trình sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, có hồ sơ theo dõi mượn – trả ĐDDH của GV và hồ sơ kiểm tra của hiệu trưởng.
Có sổ sách và thực hiện việc quản lý tài sản, TBDH theo qui định hiện hành.
Tuy nhiên chưa có phòng thư viện, khu nhà hiệu bộ, sân chơi bãi tập chưa đảm bảo.
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Tiêu chí 1. Tổ chức và hiêu quả hoạt động của Ban đại diên cha mẹ học sinh.
Chỉ số a) Ban đại diện cha mẹ học sinh có tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và
hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;
Chỉ số b) Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động;
Chỉ số c) Tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh, góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
1. Mô tả hiện trạng :
Nhà trường đã tiến hành đại hội và thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường và của 16 lớp. Ban đại diện cha mẹ học sinh (BĐDCMHS) hoạt động theo Quy chế hoạt động của BĐDCM học sinh. H6.06. 01.01 ; H6.06.01.02 ; H6.06. 01.04
Hằng tháng GVCN và Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp đã trao đổi những thông tin về tình hình học tập, đạo đức, những hoạt động khác của từng học sinh qua các cuộc họp và hàng kỳ thông qua sổ liên lạc hoặc đến gia đình gặp gỡ phụ huynh học sinh. H6.
06.01.03 H6.06. 01.05
Nhà trường có kế hoạch, qui chế, chương trình sinh hoạt định kỳ với Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường và của các lớp nhằm thúc đẩy sự quan tâm, phối kết hợp giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.H6.06.06.01.06;H6.06. 01.07
2. Điểm mạnh:
Nhà trường đã thực hiện tốt việc phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng như gia đình phụ huynh quan tâm về tinh thần và vật chất nhằm động viên, thúc đẩy để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
3. Điểm yếu: một vài giáo viên chưa thường xuyên phối hợp với phụ huynh học sinh, số ít phụ huynh chưa thật sự quan tâm tới việc học tập của con em.
4 Kế hoạch cải tiến: Nhà trường sẽ chỉ đạo, định hướng cho GVCN tổ chức họp PHHS ít nhất 4 lần/ năm học, đa dạng các hình thức liên lạc với PHHS như: gặp gỡ, thông qua sổ liên lạc….
5. Tự đánh giá.
5.1. Xác định đạt hay không đạt từng chỉ số của tiêu chí:
Chỉ số a: đạt Chỉ số b: Đạt Chỉ số c: đạt 5.2. Tự đánh giá tiêu chí 1: đạt
Tiêu chí 2. Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn lực xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục.
Chỉ số a) Chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường;
Chỉ số b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh;
Chỉ số c) Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân để xây dựng cơ sở vật chất; tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học; khen thưởng học sinh học giỏi, học sinh có thành tích xuất sắc khác và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật.
1. Mô tả hiện trạng:
Nhà trường đã có kế hoạch và chương trình thực hiện phối kết hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền để chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục; phối hợp với các ban ngành, đoàn thể ở địa phương như : Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ, Y tế, Đoàn Thanh niên, Ban Kế hoạch hóa gia đình, Công an, nhằm huy động nguồn lực về tinh thần, vật chất để nâng cao chất lượng giáo dục. H6.06.02.01 [H6.06.02.05]
Nhà trường đã tổ chức nhiều hình thức phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, như : Họp giao ban, phối hợp với Đoàn thanh niên tuyên truyền qua xe thông tin lưu động, tổ chức sinh hoạt hè cho học sinh, phối hợp với Hội Cựu chiến binh sinh hoạt giao lưu giáo dục truyền thống cho học sinh, Đội tổ chức sinh hoạt hè cho học sinh, tổ chức thi trò chơi dân gian, phối hợp với y tế để khám sức khỏe định kỳ cho học sinh…. H6.06.02.02
Nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương nhằm tăng cường các nguồn lực vật chất để xây dựng cơ sở vật chất trường học như : Phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Đoàn Thanh niên để xây dựng quỹ học bổng trao quà , học bổng hỗ trợ cho học sinh nghèoH6.06.02.03 , Tuy nhiên, công tác huy động để xây dựng cơ sở vật chất mới dừng lại ở việc tu sửa nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhà trường.
2. Điểm mạnh: Thông qua việc phối kết hợp tốt với các tổ chức, đoàn thể, ở địa phương mà nhà trường đã huy động được các nguồn lực về tinh thần, vật chất tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
3. Điểm yếu: Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động để xây dựng cơ sở vật chất xây dựng cảnh quan sư phạm từng bước đáp ứng nhu cầu dạy và học của nhà trường.
4. Kế hoạch cải tiến: Xây dựng kế hoạch cụ thể về thời gian và đối tượng vận động cũng như các thành viên tham gia vận động. Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể địa phương, huy động sự đóng góp của phụ huynh và các nhà hảo tâm, có biện pháp động viên khích lệ kịp thời để khuyến khích các thành viên tích cực tham gia ủng hộ về nhân lực và vật lực cho trường.
5. Tự đánh giá.
5.1. Xác định đạt hay không đạt từng chỉ số của tiêu chí:
Chỉ số a: đạt Chỉ số b: Đạt Chỉ số c: đạt 5.2. Tự đánh giá tiêu chí 2: đạt
Tiêu chí 3. Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh và thực hiên mục tiêu, kế hoạch giáo dục.
Chỉ số a) Phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc;
Chỉ số b) Chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương.
Chỉ số c) Tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp và cách đánh giá học sinh tiểu học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục.
1. Mô tả hiện trạng :
Nhà trường có sự phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc. Kế hoạch thực hiện chương trình, nội dung giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc;
Có báo cáo của nhà trường về nội dung đánh giá việc phối hợp với các tổ chức, đoàn thể ở địa phương để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc;
Giao cho chi đoàn và liên đội chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương nhân các ngày lễ lớn trong năm.
Thường xuyên tuyên truyền cho học sinh thực hiện tốt công tác thăm hỏi những gia đình chính sách.
2. Điểm mạnh: Đơn vị thường xuyên thực hiện và giao cho chi đoàn – Liên đội thực hiện việc thăm hỏi những gia đình chính sách.
3. Điểm yếu: Việc làm là chưa thường xuyên do địa phưong không có những di tích lịch sử tiêu biểu.
4. Kế hoạch cải tiến: Tham mưu cho địa phương giao nhiệm vụ cho đơn vị được chăm sóc một người có công với cách mạng trong thôn buôn để dễ thực hiện.
5. Tự đánh giá.
5.1. Xác định đạt hay không đạt từng chỉ số của tiêu chí:
Chỉ số a: đạt Chỉ số b: Đạt Chỉ số c: đạt 5.2. Tự đánh giá tiêu chí 3: đạt
Kết luận về tiêu chuẩn 4
Trường đã tăng cường sự với Ban đại diện cha mẹ học sinh và chính quyền địa phương để nâng cao chất lượng giáo dục Học sinh.
Ban đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh của mỗi lớp và của nhà trường được thành lập và hoạt động theo qui định của Điều lệ trường tiểu học.
Hàng tháng GVCN và Ban đại diện cha mẹ học sinh trao đổi thông tin đầy đủ về tình hình học tập, hạnh kiểm và các hoạt động khác của từng Học sinh.
Trường có kế hoạch, chương trình sinh hoạt định kì với Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường và từng lớp.
Trường chủ động phối hợp với địa phương và các tổ chức đoàn thể ở ngoài địa phương nhằm huy động các nguồn lực về tinh thần, vật chất để xây dựng trường và mọi môi trường giáo dục, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.
Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục
Tiêu chí 1. Thực hiên chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục địa phương.
Chỉ số a) Có kế hoạch hoạt động chuyên môn từng năm học, học kỳ, tháng, tuần;
Chỉ số b) Dạy đủ các môn học, đúng chương trình, kế hoạch, đảm bảo yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng, lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức phù hợp với từng đối tượng học sinh, đáp ứng khả năng nhận thức và yêu cầu phát triển bền vững trong điều kiện thực tế của địa phương;
Chỉ số c) Thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu.
1. Mô tả hiện trạng:
Trường tổ chức thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục và có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, học kỳ, tháng, tuần và dạy đủ các môn học theo quy định của bộ giáo dục và đào tạo, cụ thể:
-Khối 1: 22 tiết/tuần; Khối 2,3: 23 tiết/tuần; Khối 4,5: 25 tiết/tuần.
-Ngoài ra trường tổ chức HĐNGLL cho Học sinh từ lớp 1 - lớp 5 ( 2 tiết/tuần).
Tổ chức cho giáo viên tham gia hội giảng hàng tháng, theo các đợt thi đua trong năm.
Mỗi giáo viên bình quân tham gia 4 tiết dạy thao giảng – ĐMPP nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động tập thể 1 tuần/tiết [H3.03.01.02].
Hàng tháng trường có rà soát các biện pháp thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học, chương trình giáo dục và các hoạt động khác.
Tiến hành kiểm tra thực tế hoạt động GD của các cá nhân, đoàn thể. Từ đó có biện pháp chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao chất lượng GD như phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh khá – giỏi. [H3.03.01.03. [H3.03.01.04].
2. Điểm mạnh:
Thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, cũng như tổ chức các hội thi, hội giảng có chất lượng, đạt kết quả tốt.
3. Điểm yếu: Một vài tiết thao giảng ở khối và một vài buổi hoạt động tập thể chất lượng chưa cao.
4. Kế hoạch cải tiến: Nhà trường cần chỉ đạo chặt chẽ các tiết hoạt động tập thể, động viên các khối đầu tư hơn nữa vào các tiết thao giảng. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình kế hoạch đã đề ra, hoàn thành nhiệm vụ năm học 2012-2013.
5. Tự đánh giá.
5.1. Xác định đạt hay không đạt từng chỉ số của tiêu chí:
Chỉ số a: đạt Chỉ số b: Đạt Chỉ số c: đạt 5.2. Tự đánh giá tiêu chí 1: đạt
Tiêu chí 2. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường.
Chỉ số a) Có chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hằng năm;
Chỉ số b) Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch với các hình thức đa dạng, phong phú và phù hợp với lứa tuổi học sinh;
Chỉ số c) Phân công, huy động giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động ngoài giờ
lên lớp.
1. Mô tả hiện trạng:
Có kế hoạch hằng năm về các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được thực hiện đầy đủ và theo đúng kế hoạch.
Nhà trường triển khai thực hiện theo đúng công văn hướng dẫn của BGD & ĐT về việc thực hiện công tác ngoại khoá trong năm học.[H4.04.04.01]
Chuyên môn lên kế hoạch rõ ràng cụ thể phát cho từng khối thực hiện. GV soạn đầy đủ các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, đúng quy chế theo từng chủ điểm. Các bài giảng về hoạt động ngoài giờ lên lớp được dạy vào sau tiết chào cờ ngày thứ hai.[H4.04.04.02]
Hoạt động ngoài giờ lên lớp với nhiều nội dung, hình thức phong phú như: Kể chuyện, văn nghệ, hái hoa dân chủ, trò chơi… đã gây hứng thù cho học sinh thông qua đó kết quả giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp được ổn định từng bước được nâng cao về chất lượng.
Nhà trường có báo cáo sơ kết, tổng kết năm học về các hoạt động ngoài giờ lên lớp [H4.04.04.03][H4.04.04.04]
Đạt tỉ lệ ít nhất 95% học sinh tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch của trường trong năm học
Các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp được thực hiện trong các buổi học chính nên 100% học sinh tham gia với khí thế hào hứng sôi nổi.
Bảng thống kê về tỉ lệ học sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch nhà trường.
Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của trường được cấp trên đánh giá có hiệu quả và được khen thưởng
Thông qua việc thanh kiểm tra cấp trên đánh giá các hoạt động ngoài giờ lên lớp được thực hiện theo đúng công văn hướng dẫn, đúng quy định thực hiện đầy đủ có hiệu quả.
[H4.04.04.07]
Tuy nhiên trường chưa được khen thưởng về các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
2. Điểm mạnh:
Nhà trường cùng với tập thể giáo viên thực hiện đầy đủ, đúng kế hoạch về giáo dục các hoạt động NGLL, thông qua hoạt động này giáo dục các em truyền thống, lòng kính yêu Bác Hồ, yêu quê hương đất nước, ý thức làm chủ, giáo dục về ATGT.
3. Điểm yếu:
Một số buổi dạy GDNGLL chưa được đầu tư kỹ cả về nội dung lẫn hình thức dẫn đến nhàm chán.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: