Ðạo Nho thì Tam-Cang, Ngũ-Thường.
Thích thì Tam-Qui, Ngũ-Giới.
Tiên thì Tam-Nguơn, Ngũ-Hành.
Tam-Cang của Nho là: Quân-Thần, Phụ-Tử, Phu- Phụ. Nghĩa: Chúa ở với tôi lấy đức, tôi ở với chúa lấy chữ trung, cha đối với con lấy chữ từ thiện, con ở với cha lấy chữ hiếu; chồng đối với vợ lấy chữ nghĩa, vợ đối với chồng giữ chữ tiết; ấy là Tam-Cang về Nhơn-đạo, còn Thiên-đạo, thì tại minh minh-đức, tại tân-dân, tại chỉ ư chí-thiện.
Minh minh-đức. - Nghĩa là: Người đã theo đàng thiên-lý thì phải sửa trau lọc lƣợc cái tánh trong sạch, qui tựu về khí hƣ linh, nhẹ-nhàng không tối tăm nữa, thì Tiên-Thiên chơn khí nó mới ứng hiện ra muôn vật nơi cảnh huyền-diệu.
Tân-dân. - Nghĩa là: bỏ các điều nhiễm cũ xƣa nay, sửa lòng cho trong sạch đặng tịnh dƣỡng, theo chỗ minh-đức.
Chỉ ư chí-thiện. - Nghĩa là: đặng tánh tự nhiên phục hưng về nơi hư-vô chi khí, nơi đường thiên-lý, không cho một mảy gián đoạn xen lòng nhơn-dục.
Tam-Qui của Phật là: Qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng.
Qui y Phật. - Nghĩa là: thường tịnh nguơn-thần chẳng sanh vọng động đến sự lo tưởng chi hao tổn linh- tánh.
Qui y Pháp. - Thường tịnh định chơn-khí chẳng có hao tán.
Qui y Tăng. - Thường chủ chơn-linh chẳng cho hao mòn mới khỏi lậu tận.
Tam-Nguơn của Tiên là: Nguơn-tinh, Nguơn-khí, Nguơn-thần. Ba báu ấy luyện cho biết tụ, chẳng cho diêu động khuy tổn.
Còn số Ngũ của Tam-Giáo là: Ngũ-thường, Ngũ- giới, Ngũ-hành. Tuy lời nói khác nhau, nhƣng cũng đồng một lý.
Ngũ-thường là: Nhơn, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Nhơn
Nho rằng: Chẳng phạm sát hại loài sanh linh xung động vật sống.
Phật rằng: Nhứt bất sát sanh.
Tiên rằng: Chẳng cho hao phạm phế (kim).
Nghĩa
Nho rằng: Không trộm cướp gian tham một mảy may của người.
Phật rằng: Nhị bất du đạo.
Tiên rằng: Chẳng cho hao phạm đến can (mộc).
Lễ
Nho rằng: Không sắc dục phong tình.
Phật rằng: Tam bất tà dâm.
Tiên rằng: Chẳng cho hao phạm thận (thủy).
Trí
Nho rằng: Không rƣợu thịt, món ngon vật lạ.
Phật rằng: Tứ bất tửu nhục.
Tiên rằng: Chẳng cho hao phạm tâm (hỏa).
Tín
Nho rằng: Không nói dối giữ một lòng chắc thật.
Phật rằng: Ngũ bất vọng ngữ.
Tiên rằng: Chẳng cho hao phạm tỳ (thổ).
Ấy vậy Thích dạy buộc giữ tam-qui ngũ-giới. Tiên dạy buộc giữ tam-nguơn ngũ-hành; Nho buộc giữ tam- cang ngũ-thường, là điều lệ của ngưới mới nhập-môn
Nên trong Nho hay dạy chữ nhơn là: Trắc ẩn chi tâm ái vật chi lý: Thương xót loài vật, không đành giết hại, mới gọi người nhơn. Thánh-nhơn rằng: Tánh ta cũng đồng vật tánh, tuy hình thể khác nhau tánh linh cũng một. Ái chi dục sanh, ố chi dục tử: Nghĩa là thương thì muốn cho sống, ghét thì muốn cho chết; cũng nhƣ lời Phật dạy giới cấm sát sanh. Nên người chí nhơn bỏ nhơn-dục, theo đàng thiên-lý, thì phải Thanh tâm quả dục, thạnh phục trai minh; sửa lòng trong sạch, phủi hết sân si, ái dục, mới đứng bậc chí-nhơn; một mảy quấy không làm, một lành nhỏ không bỏ; ăn năn chừa lỗi, bòn kiếm các điều lành cho đầy đủ âm-chất, tầm chơn-sƣ học phép dinh-hư tiêu trưởng, tâm-pháp Tiên-Thiên bí- mật, cách thức kiểu vở y theo kinh sách mà tu-hành cho trúng, thấy ấn-chứng ứng nghiệm, kết tụ sự thành cảnh nơi trước mắt, rồi lập công bồi đức đầy-đủ, quả mãn, đơn thành, thoát xác phi thăng.
Ðạo Nho thì thành Thánh, Ðạo Thích thì thành Phật, Ðạo Lão thì thành Tiên, tiêu-diêu thắng cảnh, vĩnh kiếp trường-tồn khỏi nhập luân-hồi, chuyển báo. Vậy mới là người tu niệm, xuất thế.
Còn nhƣ tu không thấy thành, bởi đồ không trúng kiểu, học không nhằm lý nên không thấy ấn-chứng, ứng nghiệm sự thành cảnh đặng. Vậy Nho thí dụ rằng: Diện mộc cầu ngư; nghĩa là trèo lên cây mà bắt cá, đâu thấy cá đặng; dầu có lòng thành tu niệm công-quả đầy đủ, thì sau hưởng hồng phước mà thôi.