PHÒNG TRỊ BỆNH THÔNG THƯỜNG CHO VẬT NUÔI

Một phần của tài liệu Giao an CN7Ky II (Trang 25 - 30)

Mục tiêu bài học:

Sau bài này Giáo viên phải làm cho học sinh:

1. Kiến thức:

- Hiểu được những khái niệm về bệnh và tác hại của bệnh đối với vật nuô - Chỉ ra được những nguyên nhân gây bệnh ở vật nuôi

2. Kĩ năng:

- Phát hiện và phân biệt được một số bệnh của vật nuôi ở gia đình và địa phương.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, hình thành thái độ, tình cảm và kĩ thuật đối với việc chăm sóc, phòng trị bệnh cho các loại vật nuôi.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc trước bài mới, tìm hiểu về các loại bệnh và cách phòng, trị bệnh cho vật nuôi.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Kiểm tra bài cũ:

a. Câu hỏi:

Chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi? Trình bày tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi?

Em hiểu thế nào là phòng bệnh hơn chữa bệnh?

b. Đáp án:

* Vai trò của chuồng nuôi trong chăn nuôi:

- Chuồng nuôi là nhà ở của vật nuôi.

- Chuồng nuôi phù hợp sẽ bảo vệ sức khỏe vật nuôi, góp phần nâng cao năng suất vật nuôi.

+) Chuồng nuôi giúp vật nuôi tránh được các yếu tố thời tiết, khí hậu…

+) Giúp vật nuôi hạn chế tiếp xúc với vi trùng gây bệnh +) Giúp thực hiện quy trình chăn nuôi khoa học

+) Góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi và giữ gìn vệ sinh môi trường.

* Tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi:

Để phòng ngừa bệnh dịch xảy ra, bảo vệ sức khỏe vật nuôi và nâng cao năng suất chăn nuôi.

- Phương châm: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” vì:

Nếu con vật đã bị bệnh sẽ tốn tiền thuốc chữa, con vật sút cân, giảm sức khoẻ có thể bị chết nếu chữa không khỏi bệnh. Nếu phòng bệnh tốt con vật không bịốm sẽ không phải tốn tiền, công sức để chữa bệnh Vậy phòng bệnh có lợi hơn.

* Đặt vấn đề: (1’)

Bệnh tật có thể làm cho vật nuôi chết hàng loạt hoặc làm giảm sút khả năng sản xuất, giảm giá trị kinh tế. giảm giá trị hàng hoá của vật nuôi. Vậy làm thế nào để hạn chế thiệt hại về mọi mặt do bệnh gây ra cho vật nuôi? Để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta cùng nhau nghiên cứu nội dung bài hôm nay.:

2. Bài mới:

Phần hoạt động của thầy và trò Phần ghi bảng Nhìn vào đàn lợn, đàn gà em có thể

phát hiện được con vật bị bệnh không?

Suy nghĩ, trả lời.

Vật nuôi bị bệnh thường có những biểu hiện gì khác với vật nuôi khỏe mạnh?

Bỏ ăn, nằm im, phân lỏng, mệt mỏi, có thể bị sốt, bài tiết phân không bình thường.

Nếu như chúng ta không chữa trị kịp thời thì vật nuôi sẽ như thế nào?

Gầy yếu, sụt cân hoặc có thể chết nếu không chữa trị kịp thời.

Vật nuôi bị bệnh thì ảnh hưởng như thế nào trong chăn nuôi?

Vật nuôi bị bệnh thì hạn chế khả năng thích nghi, làm giảm khả năng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi.

Vậy bệnh là gì? Hãy nêu 1 số ví dụ về bệnh vật nuôi?

Bệnh là sự rối loạn các chức năng sinh lí trong cơ thể do tác động các yếu tố gây bệnh.

Nhận xét và hoàn chỉnh kiến thức.

Yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ 14 trả lời câu hỏi:

I. Khái niệm về bệnh:

Bệnh là sự rối loạn đời sống bình thường của cơ thể sinh vật do tác động của các yếu tố gây bệnh khác nhau gây ra, một quá trình đấu tranh phức tạp giữa hiện tượng tổn thương bệnh lí và hiện tượng phòng vệ sinh lí, làm hạn chế khả năng thích nghi của cơ thể đối với ngoại cảnh, làm cho khả năng sản xuất và giá trị kinh tế bị giảm sút.

II. Nguyên nhân sinh ra bệnh:

Có những nguyên nhân nào sinh ra bệnh?

Gồm nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.

Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài gồm những yếu tố nào?

Nguyên nhân bên trong: Yếu tố di truyền.

- Nguyên nhân bên ngoài: (Môi trường sống của vật nuôi): Hóa học, cơ học, sinh học: Kí sinh trùng và vi sinh vật (vi rút, vi khuẩn), lý học Lấy ví dụ về nguyên nhân bên trong (di truyền) gây bệnh?

Bệnh bạch tạng, dị tật, quái thai như lợn hai đầu, khoèo chân…

Tìm ví dụ yếu tố cơ học làm con vật bị bệnh?

Dẫm phải đinh, ngã gãy xương, húc nhau chảy máu…

Tìm yếu tố hoá học làm con vật bị bệnh?

Ngộ độc thức ăn, nướ uống…

Tìm ví dụ về yếu tố sinh học gây bệnh?

Giun sán kí sinh gây tắc ruột, chấy, rận làm con vật ghẻ lở, vi rút, vi khuẩn gây bệnh hiểm nghèo…

Em hãy phân biệt bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm?

Bệnh truyền nhiễm: Do các vi sinh vật gây ra, lan thành dịch….

Bệnh không truyền nhiễm: Do vật kí sinh gây ra, không lây lan nhanh thành dịch.

Bệnh nào nguy hiểm hơn? Tại sao?

Bệnh truyền nhiễm vì dễ lây bệnh cho những vật nuôi khác.

- Bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài

Nguyên nhân bên trong: Yếu tố di truyền.

- Nguyên nhân bên ngoài: (Môi trường sống của vật nuôi): Hóa học, cơ học, sinh học: Kí sinh trùng và vi sinh vật (vi rút, vi khuẩn), lý học

- Bệnh có 2 loại:

+) Bệnh truyền nhiễm: Do các vi sinh vật gây ra, lan thành dịch….

+) Bệnh không truyền nhiễm: Do vật kí sinh gây ra, không lây lan nhanh thành dịch.

3. Củng cố và luyện tập:

? Thế nào là vật nuôi bị bệnh? Có những nguyên nào gây ra bệnh cho vật nuôi?

H. Lần lượt trả lời theo hệ thống các kiến thức ghi vở.

? Yêu cầu 1 học sinh đọc nội dung ghi nhớ- SGK- 122 H. Thực hiện.

4. Hướng dẫn học ở nhà:

- Học bài và trả lời câu hỏi cuối SGK- 122.

- Đọc trước phÇn III.

 . Rút kinh nghiệm.

………

………

………

TuÇn 26

Tiết 40 Ngày soạn: 18/02/2013 Ngày dạy: Lớp 7B - 25/02/2013 Líp 7A - 26/02/2013 Bài 46: PHÒNG TRỊ BỆNH THÔNG THƯỜNG CHO VẬT NUÔI (TT)

I . Mục tiêu bài học:

Sau bài này Giáo viên phải làm cho học sinh:

1. Kiến thức:

- Biết được 1 số biện pháp kĩ thuật nuôi dưỡng chăm sóc vật nuôi để phòng và trị bệnh

2. Kĩ năng:

- Có hiểu biết về cách phòng, trị bệnh cho vật nuôi.

- Phát hiện và phân biệt được một số bệnh của vật nuôi ở gia đình và địa phương.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, hình thành thái độ, tình cảm và kĩ thuật đối với việc chăm sóc, phòng trị bệnh cho các loại vật nuôi.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc trước bài mới, tìm hiểu về các loại bệnh và cách phòng, trị bệnh cho vật nuôi.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Kiểm tra bài cũ:

a. Câu hỏi:

Nêu khái niệm về bệnh? Những nguyên nhân nào gây bệnh cho vật nuôi?

b. Đáp án:

* Khái niệm về bệnh: Bệnh là sự rối loạn đời sống bình thường của cơ thể sinh

vật do tác động của các yếu tố gây bệnh khác nhau gây ra, một quá trình đấu tranh phức tạp giữa hiện tượng tổn thương bệnh lí và hiện tượng phòng vệ sinh

lí, làm hạn chế khả năng thích nghi của cơ thể đối với ngoại cảnh, làm cho khả

năng sản xuất và giá trị kinh tế bị giảm sút.

* Nguyên nhân gây bệnh:

- Bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài +) Nguyên nhân bên trong: Yếu tố di truyền.

+) Nguyên nhân bên ngoài: (Môi trường sống của vật nuôi): Hóa học, cơ học, sinh học: Kí sinh trùng và vi sinh vật (vi rút, vi khuẩn), lý học

- Bệnh có 2 loại:

+) Bệnh truyền nhiễm: Do các vi sinh vật gây ra, lan thành dịch….

+) Bệnh không truyền nhiễm: Do vật kí sinh gây ra, không lây lan nhanh thành dịch.

2. Bài mới:

Phần hoạt động của thầy và trò Phần ghi bảng III. Phòng trị bệnh cho vật nuôi:

Yêu cầu học sinh xem thông tin SGK xác định các biện pháp đúng, cần làm nhằm phòng và trị bệnh cho vật nuôi

HS HĐ nhóm:

Tại sao lại không được bán hoặc mổ thịt vật nuôi ốm?

Vì sẽ lây bệnh

Tất cả các biện pháp còn lại chỉ thực hiện một biện pháp được không? Tại sao?

Không vì hiệu quả mang lại không cao.

Nhận xét và hoàn chỉnh kiến thức.

Phải thực hiện đúng, đủ các biện pháp, kĩ thuật trong nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi:

-Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin

- Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.

- Vệ sinh môi trường sạch sẽ.

- Cách li vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe…

3. Củng cố và luyện tập:

? Thế nào là vật nuôi bị bệnh?

Có những nguyên nào gây ra bệnh cho vật nuôi?

Nêu cách phòng bệnh cho vật nuôi?

H. Lần lượt trả lời theo hệ thống các kiến thức ghi vở.

? Yêu cầu 1 học sinh đọc nội dung ghi nhớ- SGK- 122 H. Thực hiện.

4. Hướng dẫn học ở nhà:

- Học bài và trả lời câu hỏi cuối SGK- 122.

- Đọc trước tiết 47: Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi.

 . Rút kinh nghiệm.

………

………

………

TuÇn 26

Một phần của tài liệu Giao an CN7Ky II (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w