CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHI N CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHI N, KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ BI N HÕA
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Dân số, nhân khẩu học và thành phần dân tộc
Theo thống kê năm 2016 (31/12/2016), dân số thành phố là 828.295 người, mật độ dân số là 3.608 người/km². Nguyên nhân của sự gia tăng dân số thành phố là do số dân di cƣ rất lớn từ các nơi khác đến để làm tại các khu công nghiệp. Thành phần dân cƣ thành phố Biên Hòa gồm 23 dân tộc khác nhau có nguồn gốc từ 63 tỉnh thành trong cả nước. Dân số phần lớn là người Kinh, ngoài ra còn có một bộ phận người gốc Hoa sinh sống chủ yếu ở xã Hiệp Hòa và phường Thanh Bình. Có thể nói dân cư thành phố Biên Hòa quá đông từ các tỉnh phía Bắc đến tận miền Tây Nam Bộ tập trung ở đây rất đông và khó kiểm soát. Hiện nay, thành phố Biên Hòa là thành phố thuộc tỉnh có dân số cao nhất Việt Nam.
Bảng 3.1. B ng tổng hợp phân ố
STT
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm
32
STT 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
(Nguồn: Phòng Thống kê Thành phố Biên Hòa n m 2016)
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm
33
Hiện nay, tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 1,2 %. Thành phố Biên Hòa có cơ cấu dân số trẻ, tháp tuổi có dạng hình cây thông, số người dưới tuổi lao động cao. Theo số liệu thống kê cho thấy qui mô tăng dân số chủ yếu là do hai yếu tố:
- Tăng tự nhiên.
- Tăng cơ học (tăng cơ học chủ yếu là do dân các tỉnh và huyện di cƣ đến).
Trong đó, tăng cơ học chiếm phần lớn do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá và sự phát triển của hoạt động công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Việc gia tăng dân số đã làm phát sinh nhiều vấn đề phải giải quyết nhƣ giao thông, nhà ở, y tế, giáo dục, an ninh trật tự…
3.1.2.2. C cấu kinh tế và tốc độ phát triển của các ngành
Theo đánh giá từ phòng Kinh tế, phòng Tài chính và Kế hoạch thành phố, đầu năm 2014 thành phố có 50 đơn vị kinh tế tập thể. Trong đó có 39 HTX và 11 Quỹ tính dụng nhân dân. Trước tình hình kinh tế khó khăn, HTX bốc xếp Hòa Bình đã tự nguyện giải thể. Hiện thành phố còn 38 HTX và 11 quỹ tín dụng nhân dân. Trong số này, lao động thường xuyên trong các mô hình hợp tác xã là trên 01 ngàn người, giảm 67 người so với năm 2015. Số lao động trực tiếp trong các HTX trên, có 549 người đồng thời là các xã viên HTX. Thu nhập bình quân đạt từ 800 ngàn đến trên 07 triệu đồng/ người/tháng.
Tăng trưởng kinh tế liên tục gia tăng, năm sau cao hơn năm trước. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và doanh thu dịch vụ năm 2016 là 4.713,507 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 18,51%. Tổng số vốn đầu tư phát triển đến năm 2016 đạt 937,6 tỷ đồng, tăng 15,2% so với năm 2015, với 1.193 doanh nghiệp và 1.176 hộ cá thể. Trong những năm gần đây do sự phát triển nhanh về công nghiệp và đô thị hóa của thành phố Biên Hòa cùng với những thành tựu đạt đƣợc về kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân không ngừng đƣợc nâng lên, nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng lớn. Tuy nhiên quá trình công nghiệp và đô thị cũng làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp trên địa bàn đã đƣợc lấy đi một phần diện tích đất nông nghiệp và nhường ch cho phát triển công nghiệp và đô thị. Cụ thể tình hình phát triển của các ngành nhƣ sau:
+ Đối v i ngành nông nghiệp: Trong những năm qua do việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa, ngành nông nghiệp đã giảm dần tỷ
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm
34
trọng và có xu hướng thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm 2012 - 2016 giảm 5,8%/năm.
- Ngành nông, lâm ngƣ nghiệp chiếm 1% trong cơ cấu GDP; tăng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp bình quân hàng năm từ 6-7%/năm.
- Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch, phát triển cây ăn trái gắn với du lịch sinh thái, vùng rau xanh an toàn và rau sạch.
- Kiểm soát các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn thành phố; di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cƣ tập trung. Phát triển nuôi trồng thủy sản trên sông Đồng Nai theo đúng quy hoạch, tránh ô nhiễm môi trường.
- Xây dựng và phát triển rừng phòng hộ môi trường, cảnh quan lâm trường Biên Hòa. Tăng cường trồng cây xanh tập trung theo quy hoạch và trồng cây xanh phân tán trên đường phố, hộ gia đình tạo cảnh quan bóng mát cho đô thị.
+ Đối v i ngành công nghiệp xây ựng
- Giai đoạn 2011 - 2015 Giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng tăng bình quân tương đối ổn định và khá cao, bình quân 15,1%/năm. Tuy nhiên so với công nghiệp toàn tỉnh thì GDP công nghiệp giai đoạn này tăng trưởng thấp hơn (toàn tỉnh tăng bình quân 16,3%/năm). Điều này cho thấy nhƣng năm vừa qua công nghiệp trên địa bàn thành phố tăng trưởng có xu hướng chậm lại so với các địa phương khác là do giá thuê đất cao hơn và có sự chọn lựa ngành nghề, dự án đầu tƣ vào địa bàn thành phố.
Mục tiêu phát triển giai đoạn 2015 - 2020 là:
- Phát triển và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.
- Tập trung phát triển ngành công nghiệp kỹ thuật cao, ít ô nhiễm; ngành nghề truyền thống, có lợi thế so sánh: điện, điện tử; công nghệ thông tin; gốm mỹ nghệ; vật liệu xây dựng; chế biến nông sản thực phẩm; cơ khí phục vụ xây dựng dân dụng; công nghiệp phụ trợ; ƣu tiên ngành sản xuất hàng xuất khẩu.
- Phát triển các khu và cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:
+ Khu công nghiệp: Gồm 5 khu công nghiệp là Biên Hòa 1 (335 ha), Biên Hòa 2 (365 ha), Amata (760 ha), Lotecco (100 ha đã quy hoạch và diện tích lấp đầy đạt khoảng 85% diện tích dùng cho thuê; diện tích đang đề nghị dự kiến mở rộng khoảng 100 ha), khu công nghiệp Tam Phước (323,18 ha).
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm
35
+ Phát triển các cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Ngoài các cụm công nghiệp hiện hữu, tiến hành quy hoạch 4 cụm công nghiệp: gốm Tân Hạnh, g Tân Hòa và cụm công nghiệp Long Bình, cụm công nghiệp dốc 47.
+ Đối v i ngành th ơng mại - ịch vụ - u ịch: Tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2010 đến 2015 là 14,9%/năm, ngành thương mại - dịch vụ - du lịch đã có những bước phát triển khá mạnh. Điều này cho thấy tín hiệu khởi sắc của khu vực dịch vụ của thành phố Biên Hòa trong thời gian tới. Nhiều hoạt động dịch vụ chất lƣợng cao như ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông đã có bước phát triển nhanh chóng. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của thành phố Biên Hòa và đóng vai trò quan trọng trong chiến lƣợc phát tiển kinh tế của thành phố Biên Hòa. Trong giai đoạn tới 2015 - 2020 cần tập trung phát triển:
- Tăng trưởng bình quân 17,1% giai đoạn 2015 - 2020.
- Tăng bình quân tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố giai đoạn giai đoạn 2015 - 2020 là 17,7%/năm.
- Tập trung phát triển lĩnh vực mũi nhọn, đột phá theo thứ tự ƣu tiên nhƣ: dịch vụ nhà ở, kinh doanh bất động sản; mạng lưới chợ, siêu thị và Trung tâm thương mại;
dịch vụ vận tải công cộng; dịch vụ chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, y tế kỹ thuật cao; công nghệ thông tin, nhất là phần mềm; dịch vụ tài chính; du lịch sinh thái, văn hóa lễ hội gắn với nâng cấp một số nhà hàng, khách sạn ven sông.
- Thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại; Mở rộng quan hệ và tham gia các tổ chức mậu dịch quốc tế để nắm các thông tin kinh tế đối ngoại, tìm kiếm thị trường thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.
- Về nhập khẩu: tập trung nhập các loại máy móc, thiết bị và nguyên liệu cần thiết phục vụ cho sản xuất.
- Phát triển mạnh dịch vụ du lịch để phục vụ đời sống đô thị; kêu gọi đầu tƣ xây dựng, nâng cấp để khai thác các danh lam thắng cảnh nhƣ khu du lịch Bửu Long - Văn miếu Trấn Biên, làng bưởi Tân Triều, Cù lao Phố (xã Hiệp Hòa), Cù lao Ba Xê, Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, Chùa Ông, đáp ứng yêu cầu nghỉ ngơi cho du khách trong và ngoài nước.
3.1.2.3. C sở hạ tầng xã hội - kỹ thuật
- Hệ thống giao thông: Các dự án đang đƣợc đầu tƣ và xây dựng nhƣ: Cao Tốc Biên Hòa-Vũng Tàu; đường Hương Lộ 2 (nối Ngã 4 Vũng Tàu và trung tâm thành phố
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm
36
với Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây), các cầu bắc qua Cù lao Phố (cù lao Hiệp Hòa): cầu An Hảo, cầu Thống Nhất,..; bờ kè và đường ven sông Đồng Nai - đường Trần Phú và các dự án sắp và đã hoàn thành như: cầu Hóa An mới;
đường Quốc lộ 1A tuyến tránh thành phố Biên Hòa; mở rộng và giải tỏa giao thông tại ngã Tƣ Vũng Tàu, ngã Tƣ Tam Hiệp, ngã Tƣ Amata, Ngã tƣ Cầu Mới, ngã tƣ vòng xoay Hóa An, nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 51, nút giao Tân Vạn,...
Hiện tại, thành phố Biên Hòa có những cây cầu đã hoàn thành việc xây mới và cải tạo nhƣ: Cầu Đồng Nai mới, cầu Đồng Nai cũ, Cầu Hóa An mới, cầu Hóa An cũ, cầu Bửu Hòa, cầu Hiệp Hòa và hiện đang tiếp tục đầu tƣ mới và cải tảo các cầu: cầu An Hảo (xây mới, cửa ngõ vào thành phố), cầu Thống Nhất (xây mới, kết nối trung tâm Hành chính chính trị thành phố với Cù lao Hiệp Hòa), cầu Suối Linh (Quốc lộ 1A), 5 cây cầu trong dự án đường Trần Phú,...
Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đang được đầu tư, nghiên cứu và xây dựng, dự kiến nếu dự án hoàn thành thì từ Biên Hòa đi Sân bay Long Thành và thành phố Vũng Tàu sẽ đƣợc rút ngắn về thời gian và khoảng cách, cũng nhƣ sẽ giảm tải cho Quốc lộ 51.
Ngoài ra còn có các tuyến đường có ý nghĩa lớn, liên kết thành phố Biên Hòa với các địa phương khác như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1K, Quốc lộ 51…
- Hệ thống giáo dục - đào tạo: Tổng kết năm học 2013-2014 cho thấy Bậc tiểu học có 9.961/9.961 học sinh 11 tuổi hoàn thành bậc tiểu học (đạt 100%); Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở là: 9.438/9.601 (đạt 98,30%); Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 99,47%; Học sinh tốt nghiệp bổ túc THPT đạt 84.04%.
- Hệ thống y tế: Toàn thành phố Biên Hòa có 30 trạm y tế ở 30 phường, xã, 01 trung tâm y tế và 07 bệnh viện lớn đã hình thành và phát triển. Hiện nay, các bệnh viện thành phố Biên Hòa đã đƣợc xây dựng khang trang và trang bị khá đầy đủ trang thiết bị phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân và Trung tâm y tế dự phòng thành phố Biên Hòa, có chức năng phòng chống dịch bệnh. Ngoài ra, trên địa bàn có nhiều phòng khám đa khoa tư nhân như Phòng khám đa khoa Nhân An ở phường Tân Phong, Phòng khám đa khoa Dân Y ở Quốc lộ 51...
Hệ thống trạm y tế mặc dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ y bác sĩ nhƣng vẫn đảm bảo thực hiện đƣợc nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, hoàn thành tốt chương trình tiêm chủng mở rộng trên địa bàn thành phố Biên Hòa.
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm
37