Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá kết quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình (Trang 38 - 41)

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp

Để thu thập số liệu, tài liệu phục vụ nghiên cứu, đề tài đã kế thừa có chọn lọc các tài liệu, số liệu đã có trên địa bàn kết hợp với điều tra, phỏng vấn trực tiếp tại hiện trường. Cụ thể như sau:

- Các tài liệu, số liệu về hiện trạng sử dụng đất (HTSDĐ) và tình hình quản lý, sử dụng đất của thành phố Hòa Bình từ năm 2016 đến hết năm 2018 được thu thập tại phòng TNMT của TP.Hòa Bình.

- Các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, số liệu thống kê về kinh tế - xã hội từ năm 2016 đến 2018 được thu thập tại các phòng, ban có liên quan như: Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế, Chi cục Thống kê...v.v.

- Các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh VPĐKĐĐ TP. Hòa Bình; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm từ năm 2016 đến hết năm 2018 đươc Chi nhánh VPĐKĐĐ TP. Hòa Bình cung cấp.

2.3.2. Phương pháp chọn mẫu phiếu điều tra

Để kiểm chứng các thông tin, số liệu đã thu thập được từ các phòng ban của Thành phố, đề tài đã tiến hành điều tra ngoại nghiệp một số điểm cần thiết và so sánh đối chiếu với số liệu đã có.

Để có các thông tin đánh giá mức độ hài lòng của người sử dụng đất khi làm việc và giao dịch với bộ phận tiếp dân làm căn cứ đánh giá hiệu quả hoạt động của chi nhánh VPĐKĐĐ thành phố Hòa Bình, đề tài đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp người sử dụng đất của cáchộ gia đình mà chủ yếu là các hộ đến giao dịch tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019 theo mẫu phiếu đã soạn sẵn.

Để đánh giá về cơ sở vật chất và sự phối hợp của chi nhánh VPĐKĐĐ đã hợp lý hay chưa, đề tài đã phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý và cán bộ thực hiện nhiệm vụ của chi nhánh VPĐKĐĐ TP.Hòa Bình cũng theo mẫu soạn sẵn.

2.3.3. Phương pháp phân tích, so sánh, xử lý số liệu

- Chọn lọc các thông tin cần thiết và đủ độ tin cậy cho nghiên cứu thực hiện đề tài.

- Các thông tin thu thập thông qua phỏng vấn được xử lý chủ yếu theo hướng định tính. Thông tin thu được từ điều tra xã hội học được xử lý chủ yếu theo hướng định lượng thông qua thống kê mô tả bằng phần mềm Excel.

- Các tài liệu số liệu dùng dể đánh giá thực trạng về tình hình quản lý, sử dụng đất cũng như đánh giá thực trạng hoạt động của Chi nhánh VPĐKĐĐ TP. Hòa Bình qua các năm, đề tài đã sử dụng phần mềm ứng dụng trong tin học để nhập và chiết xuất các số liệu cần thiết, thống kê diện tích các loại đất trên toàn thành phố cũng như của tất cả các đơn vị hành chính dưới dạng bản đồ, biểu đồ và dạng bảng khá thuận lợi phục vụ cho việc so sánh, đối chiếu kết quả đễ dàng và trực quan.

2.3.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của chi nhánhVPĐKĐĐ Để đánh giá hiệu quả hoạt động của chi nhánhVPĐKĐĐ, trong nghiên cứu này đã tiến hành phỏng vấn trục tiếp người dân theo mẫu phiếu soạn sẵn trên một số tiêu chí sau:

- Mức độ công khai thủ tục hành chính - Thời hạn thực hiện các thủ tục hành chính

- Thái độ phục vụ và mức độ hướng dẫn của cán bộ VPĐKĐĐ - Các khoản phí và lệ phí phải đóng.

Với phạm vi nghiên cứu ở cấp thành phố có 15 phường xã, đề tài đã thực hiện phỏng vấn 250 hộ trên địa bàn 5 phường, xã. Nội dung thông tin được thu thập bằng bảng hỏi bao gồm: Số khẩu, trình độ, tình hình sử dụng đất, hiện trạng về các giấy tờ pháp lý có liên quan, nhận xét về thực hiện TTHC...v.v. Thông qua đó có thể nhận định được về mức độ công khai, thời hạn thực hiện, thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ từ đó đánh giá được hiệu quả hoạt động của Chi nhánh VPĐKĐĐ TP. Hòa Bình.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá kết quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)