Đề xuất, kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người sau cai nghiện trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng (Trang 74 - 84)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN

3.3. Đề xuất, kiến nghị

Trong thực hiện chính sách đối với người sau cai nghiện ma túy tại cộng đồng cần quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của chính quyền, mặt trận, đoàn thể và các cơ quan chuyên môn trong việc quản lý người sau cai nghiện ma túy.

Cần có chính sách khuyến khích, đãi ngộ phù hợp cho cán bộ thực hiện chính sách sau cai nghiện tại địa phương nhằm khuyến khích, động viên và nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.

69 3.3.2. Đối với thành phố Đà Nẵng

Tiếp tục điều chỉnh các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND trong việc thực hiện các mục tiêu, giải pháp của chương trình phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh của địa phương gắn với công tác phòng, chống tệ nạn xã hội của thành phố.

Tăng cường công tác tuyên truyền chính sách quản lý người sau cai nghiện bằng nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp với điều kiện, năng lực của từng địa phương, đơn vị từ đó phát huy được thế mạnh, tạo được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, bản thân và gia đình của người sau cai nghiện. Tăng cường và phát huy công tác kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với chính quyền và cán bộ trong thực thi công vụ.

Công khai, minh bạch trong thực hiện chính sách đối với người sau cai nghiện xuất phát từ nhu cầu thực tế của từng đối tượng dưới sự định hướng về chuyên môn của cơ quan nhà nước.

Cơ chế phối hợp phải đảm bảo chặt chẽ đảm phát huy năng lực của các ngành, cơ quan, đơn vị trong thực hiện các mục tiêu của chính sách. Thường xuyên tổ chức hội thảo đánh giá, rút kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ.

Kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện các văn bản nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của từng địa phương, đơn vị. Các mục tiêu về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai cần phải được gắn liền, lồng ghép vào các mục tiêu chung của kế hoạch hàng năm và 5 năm của ngành và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

3.3.3. Đối với các tổ chức Chính trị - xã hội ở địa phương

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên ở các cấp tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong việc vận động sự tham gia của xã hội và cộng đồng trong thực hiện chính sách đối với người sau cai nghiện ma túy trên cơ sở phối hợp với chính quyền cùng cấp.

70

Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở trong việc thực hiện chính sách đối với người sau cai nghiện. Qua kiểm tra sẽ đánh giá được kết quả thực hiện chính sách. Kịp thời kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh.

Tiểu kết Chương 3

Trong chương 3, tác giả đã trình bày quan điểm và yêu cầu trong thực hiện chính sách đối với người sau cai nghiện ma túy tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. Từ đó làm căn cứ để tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách đối với người sau cai nghiện ma túy, bao gồm: tăng cường công tác chỉ đạo tổ chức triển khai; công tác tuyên truyền, giáo dục; công tác quản lý sau cai nghiện;

tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng cai nghiện, chữa bệnh tại gia đình và cộng đồng cho người sau cai nghiện ma túy; nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác xã hội, củng cố bộ máy chuyên trách trong việc thực hiện chính sách quản lý sau cai nghiện, chữa bệnh, phục hồi, đào tạo và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện.

Qua nghiên cứu, tác giả cũng mạnh dạn kiến nghị với Trung ương về việc nêu cao tinh thần trách nhiệm của chính quyền, mặt trận, đoàn thể trong thực hiện chính sách, có cơ chế khuyến khích, đãi ngộ đối với cán bộ thực hiện chính sách nhạy cảm này. Đồng thời tác giả cũng kiến nghị với chính quyền thành phố Đà Nẵng tiếp tục cụ thể các mục tiêu về kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh gắn với công tác xã hội tại địa phương; tăng cường công tác tuyên tuyền, công khai minh bạch các nội dung của chính sách; tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện chính sách nhằm phát huy hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ. Phát huy vai trò của mặt trận, đoàn thể trong công tác vận động sự tham gia của xã hội và người dân trong việc thực hiện chính sách đối với người sau cai nghiện ma túy.

71 KẾT LUẬN

Sau một thời gian nghiên cứu, luận văn “Thực hiện chính sách đối với người sau cai nghiện tại địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng” đã đạt được một số kết quả sau đây:

Phân tích, khái quát hóa chính sách đối với người sau cai nghiện ma túy tại địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Mục tiêu của chính sách đối với người sau cai nghiện ma túy có đạt được như mong muốn của nhà nước cũng như mong muốn, nguyện vọng của người sau cai nghiện, đối tượng mà chính sách hướng tới hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào quá trình tổ chức triển khai thực hiện của các cấp, các ngành, các địa phương và sự tham gia tích cực của các đối tượng chính sách, gia đình và cộng đồng xã hội.

Qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá, tổng hợp số liệu từ các nguồn, luận văn đã làm sáng tỏ các vấn đề về lý luận và thực tiễn trong việc thực hiện chính sách đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, cụ thể như sau:

- Một là, tác giả đã phân tích khái quát một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách đối với người sau cai nghiện ma túy.

- Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách đối với người sau cai nghiện ma túy tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2015-2019 để chỉ ra những thành công và hạn chế trong công tác này.

- Ba là, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người sau cai nghiện ma túy tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới, bao gồm: tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng cai nghiện, chữa bệnh tại gia đình và cộng đồng cho người nghiện ma túy; củng cố bộ máy chuyên trách trong việc thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và phát

72

huy vai trò của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc hỗ trợ đào tạo, tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.

Tuy nhiên, trong hoạt động thực hiện chính sách đối với người sau cai nghiện ma túy trong thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến kết quả trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, quản lý người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống trên địa bàn quận Sơn Trà một cách có hệ thống, toàn diện. Vì vậy, đề tài nghiên cứu “Thực hiện chính sách đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

Với những hạn chế về mặt thời gian, kinh nghiệm công tác và việc tiếp cận tài liệu nghiên cứu còn hạn chế, chắc chắn luận văn vẫn còn những điểm chưa hoàn thiện, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô giáo./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công an (2018), Thông tư số 05/2018/TT-BCA, ngày 02/7/2018 của Bộ Công an quy định việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

2. Bộ Lao động thương binh và xã hội (2010), Thông tư số 33/2010/TT- BLĐTBXH, ngày 01/11/2010 của Bộ Lao động thương binh và xã hội về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 29/10/2009 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy;

3. Bộ Lao động thương binh và xã hội (2014), Thông tư số 14/2014/TT- BLĐTBXH, ngày 12/6/2014 của Bộ Lao động thương binh và xã hội ban hành biểu mẫu về lập hồ sơ đề nghị, thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và hướng dẫn xây dựng nội quy, quy chế đối với học viên của cơ sở cai nghiện bắt buộc;

4. Bộ Lao động thương binh và xã hội (2014), Thông tư số 34/2014/TT- BLĐTBXH, ngày 30/12/2014 của Bộ Lao động thương binh và xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2010/TT-BLĐTBXH ngày 1/11/2010 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn một số điều của Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 26/10/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy;

5. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 117/2017/TT-BTC, ngày 06/11/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ

áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và tổ chức cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng;

6. Bộ Tài chính (2018), Thông tư số 124/2018/TT-BTC, ngày 20/12/2018 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện;

7. Bộ lao động thương binh và xã hội (2019), Nghị định số 1864/VBHN- BLĐTBXH, ngày 15/5/2019 của Bộ lao động thương binh xã hội quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện;

8. Bộ lao động thương binh và xã hội (2019), Nghị định số 1866/VBHN- BLĐTBXH, ngày 15/5/2019 của Bộ lao động thương binh xã hội quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

9. Bộ Tư pháp (2016), Nghị định số 2800/VBHN ngày 29/8/2016 của Bộ Tư pháp quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

10. Nguyễn Thành Công (2003). Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao quản lý cai nghiện và sau cai nghiện. Đề tài nghiên cứu cấp thành phố Hà Nội;

11. Lê Thị Thanh Huyền (2014). Hoạt động hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy. Đề tài nghiên cứu cấpThành phố Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Hằng (2016). Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp người nghiện ma túy tham gia chương trình Methadone.

Đề tài nghiên cứu cấp quận Nam Từ Liêm.

13. Nguyễn Hữu Hải (2012), Giáo trình Hành chính nhà nước, Nxb Giáo dục Việt Nam.

14. Nguyễn Hữu Hải (2014), Chính sách công, những vấn đề cơ bản, Nxb

CTQG- ST, Hà Nội.

15. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Hội đồng chỉ đạo biên soạn chương trình, giáo trình. Tập bài giảng: Phần Khoa học Hành chính Cao cấp lý luận Chính trị - Hành chính dung cho các đối tượng đào tạo Trung tâm Học viện. Hà Nội, 1/2011.

16. Hội đồng nhân dân (2012), Nghị quyết số 26/2012/NQ-HĐND, ngày 07/4/2012 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng về chính sách hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy thành công sau 5 năm không tái nghiện;

17. Hội đồng nhân dân (2018), Nghị quyết số 197/2018/NQ-HĐND, ngày 19/12/2018 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc quy định mức trợ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy và người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

18. Hội đồng nhân dân (2018), Nghị quyết số 198/2018/NQ-HĐND, ngày 19/12/2018 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc quy định các nội dung, mức chi và chế độ miễn giảm, hỗ trợ công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

19. Nguyễn Văn Minh (2001), “Các giải pháp tạo việc làm cho người nghiện ma túy, người mại dâm sau khi được chữa trị phục hồi”, Đề tài cấp Bộ năm 2001.

20. Phòng Lao động thương binh và xã hội quận Sơn Trà (2019), Báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TU, ngày 20/8/2014 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng “ về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố”;

21. Quốc hội (2000), Luật Phòng, chống ma túy số 23/2000/QH10;

22. Quốc hội (2000), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy số 23/2000/QH10, Luật Số 16/2008/QH12;

23. Thủ tướng Chính phủ (2004), Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ quy định về chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh;

24. Thủ tướng Chính phủ (2009), Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26/10/2009 của Chính phủ Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện;

25. Thủ tướng Chính phủ (2010), Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng;

26. Thủ tướng Chính phủ (2013), Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

27. Thủ tướng Chính phủ (2013), Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

28. Thủ tướng Chính phủ (2013), Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp Xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

29. Thủ tướng Chính phủ (2016), Nghị định số 90/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

30. Thủ tướng Chính phủ (2016), Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày

09/9/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp Xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

31. Thủ tướng Chính phủ (2018), Nghị định số 73/2018/NĐ-CP, ngày 29/8/2016 của Chính phủ quy định các danh Mục chất ma túy và tiền chất;

32. Thủ tướng Chính phủ (2018), Nghị định số 80/2018/NĐ-CP, ngày 17/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 147/2003/NĐ-CPngày 02 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện (sau đây gọi tắt là Nghị định số 147/2003/NĐ-CP); Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh;

33. Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BYT-BCA-BLĐTBXH ngày 09/7/2015 của Bộ Y tế- Bộ Công an và Bộ Lao động thương binh và xã hội quy định thẩm quyền, thủ tục và quy trình xác định tình trạng nghiện ma túy;

34. Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA, ngày 10/02/2012 của Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ Y tế, Bộ Công an về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 9/9/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng;

35. Ủy ban nhân dân quận Sơn Trà (2015), Báo cáo phát triển kinh tế xã hội năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người sau cai nghiện trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng (Trang 74 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)