Sử dụng hệ thống bảng biểu điện tử để khai thác nội dung bài học

Một phần của tài liệu SKKN su 9 Ung dung CNTT trong day lich su Loai A caphuyen (Trang 24 - 27)

Sử dụng bảng niên biểu, bảng so sánh, giúp các em khái quát nội dung sau mỗi phần, mỗi bài, mỗi giai đoạn lịch sử....Hình thức này phù hợp với phương pháp thảo luận nhóm, so sánh sự khác nhau....giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu sau đó trình bày và giáo viên đưa ra kết luận cuối cùng qua các bảng biểu.

*Ví dụ 1:

Sau khi dạy song Tiết 24 - Bài 20 – Cuộc vận động dân chủ 1936-1939.

giáo viên hướng dẫn học sinh So sánh sự khác nhau giữa cao trào dân chủ 1936 – 1939 với phong trào cách mạng 1930 – 1931?

Nội dung 1930 - 1931 1936 – 1939

Kẻ thù Đế quốc, phong kiến ( chiến lược)

Phản động thuộc địa Pháp và tay sai ( sách lược)

Mục tiêu Độc lập dân tộc, người cày có ruộng ( lâu dài)

Tự do, cơm áo, hoà bình ( trước mắt)

Hình thức tập hợp lực lượng

Bước đầu thực hiện liên minh công – nông, tập trung chủ yếu ở Nghệ An – Hà Tĩnh

Thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương

Hình thức đấu tranh

Bãi công, biểu tinh, khởi nghĩa vũ trang

Hợp pháp công khai, nửa hợp pháp, nửa công khai

Lực lượng

tham gia

Chủ yếu là nông dân, công nhân

Đông đảo các giai cấp tầng lớp.

* Nhận xét:

- Do hoàn cảch thế giới và trong nước của mỗi thời kì khác nhau do đó Đảng ta có chủ trương, sách lược, hình thức tập hợp lực lượng, hình thức đấu tranh khác nhau phù hợp với từng thời kì.

Sơ đồ chiến dịch Điện Biên Phủ 1954

- Chủ trương của đảng thời kì 1936 – 1939 chỉ mang tính chất sách lược song rất kịp thời và phù hợp với tình hình, tạo được cao trào đấu tranh sôi nổi. Điều đó chứng tỏ Đảng ta đã trưởng thành đủ khả năng đối phó với mọi tình hình diễn biến phức tạp, đưa cách mạng Việt Nam ngày càng phát triển.

*Ví dụ 2: Tiết 39 - Bài 29 : Cả nước trực tiếp chiến đấu chống mĩ cứu nước.

(1965-1973).

Sau khi kết thúc mục 2 Phần I – Chiến đấu chống chiến tranh cục bộ của đế quốc Mĩ ở miền nam (1965-1968). Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh sự khác nhau giữa chiến tranh cục bộ và chiến tranh đặc biệt. Sau khi học sinh trình bày giáo viên đưa ra những nội dung theo yêu cầu....

Chiến tranh đặc biệt Chiến tranh cục bộ

Âm mưu

Tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của cố vấn quân sự Mỹ, vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ, âm mưu cơ bản là : “ Dùng người Việt đánh người Việt”...

Được tiến hành bằng quân viễn chinh Mỹ + chư hầu và quân ngụy tay sai, trong đó quân Mỹ giữ vai trò quan trọng. Tiến hành hàng loạt cuộc hành quân “ tìm diệt ” và

“ bình định ” vào “ Đất thánh Việt cộng” .

Phạm vi

Được tiến hành chỉ ở miền Nam

Tiến hành ở miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Qui

Lớn và ác liệt hơn nhiều so với Chiến tranh đặc biệt

Qua 2 ví dụ trên ta có thể thấy lợi ích của giáo viên và hứng thú của học sinh qua dạng bài này là: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu, trả lời và đến nội dung nào giáo viên bấm máy kênh chữ của nội dung đó hiện ra, học sinh vừa nghe, ghi được nội dung chính theo yêu cầu. Tuy nhiên dạng bài này đòi hỏi giáo viên phải có kỹ thuật để thao tác các hiệu ứng nếu không dẫn tới trường hợp sau khi học sinh trình

bày hết các nội dung giáo viên chốt ý và cuối cùng mới đưa ra bảng hệ thống kiến thức, vừa không khoa học, mặt khác học sinh cũng không kịp thời theo dõi, dễ mất hứng thú học tập bộ môn của học sinh.

3.6. Xây dựng và sử dụng sơ đồ điện tử để minh họa, củng cố bài học.

Phương pháp này cũng có thể được áp dụng trong rất nhiều bài, tuy nhiên tôi chỉ nêu ra ví dụ bài 19: Phong trào cách mạng 1930 - 1935. Dùng để củng cố bài học.

a. Cách xây dựng:

Trước hết ta dùng các thao tác trên Power point để vẽ các bộ phận của sơ đồ như sau:

Xô Viết Nghệ Tĩnh H 5 Phong trào 1930 - 1931 H4

Mâu thuẫn H3

Nhân dân ta với thực dân Pháp H 2

Hậu quả khủng hoảng kinh tế H1

Để vẽ được sơ đồ như trên ta nháy chuột vào các ô có hình chữ nhật và hình mũi tên trên màn hình rồi vẽ lên màn hình.

Để viết chữ vào sơ đồ ta nháy vào hình chữ nhật cần viết rồi nhấn chuột phải chọn Add text rồi viết chữ theo nội dung như trên.

Sau đó ta chọn hiệu ứng xuất hiện lần lượt cho các bộ phận trong sơ đồ từ thấp đến cao (cách làm giống như ở phần xây dựng bản đồ động ở trên).

b. Cách sử dụng:

Sau khi tạo xong sơ đồ ta sử dụng để củng cố như sau: Qua bài này chúng ta thấy rằng do hậu quả khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 thực dân Pháp đã tăng cường bóc lột nhân dân ta (giáo viên nhấp chuột để H1 và H2 hiện ra) điều đó đã làm mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp càng trở lên gay gắt hơn.

Đây chính là nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ( cho H3 hiện ra) trong đó đỉnh cao là việc thành lập chính quyền cách mạng theo kiểu Xô Viết ở các địa phương 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh với nhiều chính sách tích cực, tiến bộ.

(cho H4 xuất hiện). Vậy chính quyền ấy có ý nghĩa gì, phong trào cách mạng tiếp sau diễn ra như thế nào thì tiết sau chúng ta tìm hiểu tiếp còn tiết này thì dừng lại ở đây.Việc sử dụng sơ đồ như trên giúp các em nắm vững được nội dung cốt lõi của bài một cách nhanh chóng, đơn giản có thể khắc sâu được kiến thức cho các em. Phương pháp này cũng có thể sử dụng cho nhiều bài học khác nữa và cho hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu SKKN su 9 Ung dung CNTT trong day lich su Loai A caphuyen (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w