Các hoạt động dạy – học chủ yếu

Một phần của tài liệu KN PP day hoc tich cuc trong Tap lam van lop 2 (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM VẬN DỤNG

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)

- Gọi 2 em lên đọc thuộc lòng bài thơ : “ Bạn của Nai nhỏ” ( 2 em lần lượt đọc) - Lớp chú ý lắng nghe các bạn đọc và gọi HS nêu nhận xét từng bạn đọc.

- HS nhận xét, GV nhận xét, ghi điểm HS. ( HS chú ý nghe) B. Bài mới: ( 32 phút)

1. Giới thiệu bài: GV nêu ngắn gọn mục tiêu bài học (1 phút)

2. Dạy bài mới: GV hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập: ( 32 phút)

TG Hoạt động dạy Hoạt động học

10-12p’

Bài 1:(SGK - 30)

 Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu

 Treo các bức tranh lên bảng và yêu cầu HS quan sát

 Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi về thứ tự các bức tranh trong vòng

- 3 HS đọc lần lượt: “ Sắp xếp lại thứ tự bức tranh sau, dựa theo nội dung các bức tranh kể lại nội dung câu chuyện “Gọi bạn”

- HS quan sát tranh

- HS thảo luận nhóm đôi. Và viết lại cách sắp xếp ra giấp

9-10p’

2 phút.

 GV gọi 1 nhóm lên thao tác dán tranh lên bảng.

 HS dưới lớp theo dõi các bạn làm bài trên bảng.

 Gọi HS nhận xét xem treo đã đúng thứ tự chưa?

 Gọi 4 HS nói lại nội dung mỗi bức tranh bằng 1, 2 câu. Sau mỗi HS nói gọi HS khác nhận xét, bổ sung nếu sai.

 Gọi 1 đến 2 HS kể lại câu chuyện Gọi bạn.

 GV cho HS cả lớp suy nghĩ để đặt tên khác cho câu chuyện này.

Bài 2(SGK - 30)

 Gọi 2 HS đọc yêu cầu.

 GV nói lại yêu cầu cho HS hiểu rõ hơn. Đây là 4 câu trong câu chuyện“Kiến và chim gáy”….

 Tổ chức trò chơi, chọn đội chơi (gồm 2 đội), mỗi đội 2 HS lên

nháp

- 1 HS lên thao tác trên bảng HS nói và nhận xét. Thứ tự:

1 – 4 – 3 – 2. HS dưới lớp theo dõi,

- HS dưới lớp nhận xét.

- 4 HS nói lại

1. Hai chú Bê Vàng và Dê Trắng sống cùng nhau.

2. Trời hạn, suối cạn, cỏ không mọc được.

3. Bê Vàng đi tìm cỏ quên mất đường về.

4. Dê Trắng đi tìm bạn và luôn gọi Bê! Bê!

- HS lớp lắng nghe

- 1 - 2 HS kể lại câu chuyện

- HS đặt tên truyện khác:

Tình bạn giữa bê vàng và dê trắng

- 2 HS đọc yêu cầu: …Sắp xếp lại các câu trong câu chuyện: “Kiến và chim gáy”

- HS được chọn lên tham gia

9-10p’

bảng tham gia trò chơi.

 GV nêu tên trò chơi “Đội nhanh, đội đúng” và hướng dẫn cách chơi: Trên bảng là 4 thẻ mang nội dung của 4 câu của truyện, nhiệm vụ của các em là thay nhau xếp lại các câu ấy cho đúng thứ tự.

 Tổ chức trò chơi

 HS dưới lớp cổ vũ và quan sát.

 Kết thúc trò chơi GV gọi HS dưới lớp nhận xét.

 GV nhân xét và yêu cầu HS đọc lại câu chuyện sau khi đã sắp xếp hoàn chỉnh.

Bài 3: (SGK - 30)

 Gọi HS đọc yêu cầu.

 GV hỏi: Bài tập này giống với bài tập đọc nào đã học?

 Yêu cầu làm bài tập và chú ý phải sắp xếp tên theo thứ tự bảng chữ cái.

 Gọi một số HS đọc bài làm.

 Nhận xét cách sắp xếp thứ tự của HS, dặn HS em nào chưa làm xong thì về nhà hoàn thành bài tập

chơi

- HS lắng nghe.

- 2 đội chơi lên bảng tham gia trò chơi dưới sự điều khiển của giáo viên.

- HS dưới lớp nhận xét về thứ tự các câu văn: b- d - a-c - 3 HS đọc lại câu chuyện.

- HS đọc yêu cầu

- Bản: Danh sách học sinh tổ 1 – Lớp 2A

- HS làm bài vào Vở bài tập.

- Một số HS đọc. Cả lớp theo dõi, nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò ( 2 phút)

 Hôm nay lớp mình đã kể lại các câu chuyện gì? (Gọi bạn; Kiến và Chim gáy.)

 Nhận xét tiết học.

 Nhắc HS về nhà các em tập kể lại các câu chuyện và hoàn thành bản danh sách học sinh theo tổ.

*. Ưu điểm của giáo án thể nghiệm

- Gián án thể nghiệm sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy – học hợp lí, sáng tạo giúp HS chủ động nắm bắt và rèn luyện kĩ năng.

- Trong giờ học GV và HS cùng hợp tác, học sinh hoạt động là chính, giáo viên với vai trò là người thiết kế, gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh.

- Tính tích cực của HS được hình thành và phát triển thông qua việc giải quyết mỗi công việc được giao, HS hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc,…

*. Nhược điểm của giáo án thể nghiệm

- Khi soạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp.

- Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên.

- HS phải luôn có ý trí vươn lên, không được lười biếng, ỷ lại.

Trong chương 3 tôi đã nghiên cứu về 1 giáo án thể nghiệm về việc dạy Tập làm văn lớp 2 theo phương pháp dạy học tích cực. Từ đó tôi đưa ra 1 số nhận xét khái quát về các mặt ưu điểm và các mặt còn hạn chế của giáo án thể nghiệm để

làm rõ thêm vấn đề nghiên cứu.

Một phần của tài liệu KN PP day hoc tich cuc trong Tap lam van lop 2 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w