Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc
2. Nhà nước Âu Lạc
a. Mục tiêu: giúp học sinh tích cực quan sát tranh, đọc tư liệu và trả lời một số câu hỏi trước khi bắt đầu vào bài học mới
b. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời về nội dung của câu hỏi c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Cách thực hiện:
- GV hỏi cá nhân: nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào ? (còn muốn dài hơn có thể
xâm lược, các bộ tộc Việt đã làm gì ? (hợp nhất Tây Âu và Lạc Việt cùng đánh giặc). Ai lãnh đạo ? Việc hợp nhất Tây Âu và Lạc Việt cùng đánh giặc nói lên điều gì ? (hợp nhất, đoàn kết dân tộc). Kết quả ? (quân Tần đại bại). Sau khi giành thắng lợi, Thục Phán làm gì
? (lên ngôi vua, đặt tên nước, đóng đô ở Phong Khê)
- Thảo luận nhóm câu hỏi: Tổ chức nhà nước Âu Lạc có điểm gì giống và khác so với nhà nước Văn Lang ? (vua có quyền thế hơn trong trị nước, kinh đô được dịch chuyển về đồng bằng, xây thành luỹ lợi hại)
- Hs xem các hình 14.5 và 14.6 và trả lời các câu hỏi:
+ Vì sao thời Văn Lang, tư liệu lịch sử là các công cụ nhưng đến thời Âu Lạc, tư liệu chủ yếu là vũ khí ?
+ Qua hình ảnh nỏ bắn liên hoàn và mũi tên đồng, em có nhận xét gì về kỹ thuật luyện kim và trình độ quân sự thời Âu Lạc ? (thành Cổ Loa là quân thành, nên kỹ thuật và trình độ quân sự của Âu Lạc cao hơn Văn Lang).
- HS dựa vào phần “em có biết” và sơ đồ hình 14.4 thành Cổ Loa, em hãy nêu ý kiến về chức năng của thành Cổ Loa theo các gợi ý: vua xây thành Cổ Loa để làm gì ? Ai sống trong thành Cổ Loa ? Vì sao Cổ Loa được gọi là “quân thành” ?
- Hs có thể thảo luận nhóm theo câu này: quan sát hình 14.3 và sơ đồ hình 14.4, tưởng tượng là một hướng dẫn viên du lịch, em sẽ chọn điều gì muốn nói về kinh thành Cổ Loa ? Hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu những điều muốn nói. (dùng kỹ thuật khăn trải bàn để Hs viết các ý tưởng, trưởng nhóm tổng hợp và thuyết trình)
- Thảo luận nhóm: đầu tiên cho một Hs đại diện kể tóm tắt truyền thuyết Nỏ thần (Mị Châu – Trọng Thuỷ); hoặc có thể dùng phương pháp đóng vai diễn lại một trích đoạn kịch ngắn về truyền thuyết này => sau đó cho thảo luận (Gv chọn 1 trong 2 câu):
+ Theo em, truyền thuyết Nỏ thần để lại cho nhân dân ta bài học gì trong quá trình dựng và giữ nước của dân tộc ta ?
+ Nước Âu Lạc thời An Dương Vương có thể mạnh hơn Văn Lang, xây dựng thành Cổ Loa đồ sộ với vũ khí tốt, vì sao lại mất nước ? (Triệu Đà âm mưu xảo quyệt, An Dương Vương chủ quan và mất cảnh giác)
* Hs thực hiện nhiệm vụ: trả lời các câu hỏi, yêu cầu của GV
* Hs báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, GV chốt và ghi nội dung chính:
- Năm 218 TCN, quân Tần xâm lược, nhưng bị nhân dân Tây Âu – Lạc Việt do Thục Phán lãnh đạo đánh bại.
- Năm 208 TCN, Thục Phán lên ngôi hiệu An Dương Vương, tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê (Cổ Loa, Hà Nội ngày nay)
- Năm 179 TCN, nước Âu Lạc bị quân Triệu Đà sát nhập vào Nam Việt.
Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng:
1. Học sinh dựa vào nội dung ghi bài ở bài học để hoàn thành bảng
2. Dựa vào bài học, điền sự kiện vào trục thời gian với thời gian cho sẵn/hoặc cho sự kiện, điền mốc thời gian vào.
3. Hãy lựa chọn 10 từ khoá quan trọng về thời Văn Lang – Âu Lạc mà em thu hoạch được (gợi ý 10 từ khoá: Hùng Vương, Văn Lang, Phong Châu, Bộ (15 bộ), Lạc hầu, Lạc tướng, Cổ Loa, Âu Lạc, An Dương Vương, quân Tần, Thánh Gióng)
4.
5. Em hiểu như thế nào về cụm từ “đồng bào” và “tương thân tương ái” qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên ? (đồng bào là cùng chung bào thai, chung nguồn cội;
tương thân tương ái là yêu thương và đoàn kết) Hs sẽ liên hệ thực tế qua câu ca dao, tục ngữ minh hoạ.