-Về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc
Đến với chủ nghĩa Mac – Lênin, xác định con đường cứu nước theo khuynh hướng chính trị vô sản, nhưng con đường cách mạng giải phóng dân tộc là do Hồ Chí Minh hoạch định, chư không phải đã tồn tại từ trước.
Hồ Chí Minh không tự khuôn mình trong những nguyên lý có sẵn, không rập khuôn máy móc lý luận đấu tranh giai cấp vào điều kiện lịch sử ở thuộc địa mà có sự kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp, giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm giai cấp và giải quyết vấn đề giai cấp trong vấn đề dân tộc, gắn độc lập dân tộc với phương hướng xã hội chủ nghĩa.
Lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh bao gồm một hệ thống những quan điểm sáng tạo, độc đáo. Lý luận đó phải trải qua những thử thách hết sức gay gắt.
Song thực tiễn dẫ chứng minh lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh là đúng đắn.
Lý luận giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh là một đóng góp lớn vào kho tàng lý luận cách mạng của thời đại, làm phong phú thêm chủ nghĩa Mac – Lênin về cách mạng thuộc địa.
Về phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc
Phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh hết sức độc đáo và sáng tạo, thấm nhuần tính nhân văn.
Hồ Chí Minh đã tập hợp những thanh niên yêu nước Việt Nam, rồi truyền bá chủ nghĩa Mac – Lênin và lý luận cách mạng giải phóng dân tộc cho họ, dẫn dắt họ đi theo con đường mà chính Người đã trải qua: từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mac – Lênin.
Đó là sự chuyển hóa mang tính cách mạng, đưa sự nghiệp giải phóng và phát triển dân tộc tiến lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Soi đường thắng lợi cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam
Thắng lợi của cách mạng Tháng Tám và 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945–
1975) đã chứng minh tinh thần độc lập, tự chủ, tính khoa học, tính cách mạng và sáng tạo của 3 tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường giải phóng dân tộc ở Việt Nam, soi đường cho dân tộc Việt Nam tiến lên, cùng nhân loại biến thế kỷ XX thành thế kỷ giải trừ chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.
- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945
Mặc dù chiến lược giải phóng dân tộc được thể hiện trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã bị phủ nhận trong một thời gian dài và bị thay bằng một chiến lược đấu tranh giai cấp của Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 nhưng nó đã được khẳng định trở
lại trong thời kỳ trực tiếp vận động cứu nước (1939 – 1945), đặc biệt trong Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành trung ương Đảng (tháng 5 – 1941).
Theo lý luận giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh, Đảng đã chủ trương “thay đổi chiến lược”, kiên quyết giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc lên hàng đầu, giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, thành lập Mặt trận Việt minh, đề ra chủ trương khởi nghĩa vũ trang, xây dựng căn cứ địa cách mạng; sử dụng bạo lực cách mạng dựa vào lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang; đi từ khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích cục bộ, giành chính quyền bộ phận ở nhiều vùng nông thôn, tiến lên chớp đúng thời cơ, tổng khởi nghĩa ở nông thôn và thành thị, giành chính quyền trong cả nước.
-Thắng lợi của 30 năm chiến tranh cách mạng (1945-1975)
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân ta anh dũng đứng lên với tinh thần
“thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”
và niềm tin “kháng chiến nhất định thắng lợi”; thực hiện mỗi người dân là một người lính, mỗi làng xã là một pháo đài, mỗi khu phố là một trận địa, đánh giặc toàn diện và bằng mọi vũ khí có trong tay; vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa chiến đấu vừa xây dựng hậu phương và vận động quốc tế; đi từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, đánh địch cả ở mặt trận chính diện và sau lưng chúng, kết hợp đánh tập trung và đánh phân tán, đánh tiêu diệt và đánh tiêu hao, từng bước làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, tiến lên giành thắng lợi quyết định trong cuộc chiến tranh chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh và tạo cơ sở thực lực về quân sự cho cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Genève, kết thúc cuộc kháng chiến.