Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản lý đất đai ứng dụng phần mềm microstation thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 xã tân hiệp, huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 52 - 61)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION V8 VÀ GCADAS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TỪ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH SỐ

4.4.4. Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

4.4.4.1. Xuất bản đồ hiện trạng sử dụng đất a. Tải bảng màu hiện trạng

Trước khi xuất bản đồ hiện trạng ta cần phải tải lại bảng màu hiện trạng theo đúng quy phạm. Tiến hành dựa trên chức năng của phần mềm gCadas.

Trên thanh công cụ của phần mềm gCadas, kích vào Kiểm kê  Biên tập

 Tải bảng màu hiện trạng sử dụng đất.

Hình 4. 28. Qúa trình tải bảng màu hiện trạng b. Xuất bản đồ hiện trạng

Sau khi xây dựng được bản đồ kiểm kê đất đai ta tiến hành xuất file bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng nhóm chức năng của phần mềm gCadas.

43 Các bước cụ thể như sau:

- Vào Kiểm kê → Bản đồ hiện trạng sử dụng đất → Xuất bản đồ hiện trạng sử dụng đất → Xuất hiện hộp thoại Xuất bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

- Chọn đường dẫn lưu file bản đồ → Chấp nhận.

Hình 4. 29. Xuất bản đồ hiện trạng sử dụng đất Ta thu được kết quả như hình 4.30.

Hình 4. 30. Kết quả xuất bản đồ hiện trạng sử dụng đất 4.4.4.2. Đổ màu bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Để cho người dùng có cái nhìn trực quan nhất về sự phân bố của các loại đất tại thời điểm kiểm kê, cần tiến hành tô màu cho các khoanh đất.

Ta sử dụng bảng màu HTSDD.tbl của phần mềm gCadas trong thư mục gCadas\WorkSpace\System\Symb để đổ màu BĐHTSDĐ.

Các bước thực hiện như sau:

44

- Vào Kiểm kê → Bản đồ hiện trạng sử dụng đất → Tô màu khoanh đất

→ Chấp nhận.

- Căn cứ theo quy định của Thông tư 27/2018/TT-BTNMT ta xác định được tỷ lệ của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cần thành lập là 1:5000

Hình 4. 31. Tô màu khoanh đất Ta được kết quả như hình 4.32.

Hình 4. 32. Khoanh đất sau khi được tô màu 4.4.4.3. Vẽ nhãn bản đồ hiện trạng

Nhãn hiện trạng cần thể hiện mục đích sử dụng đất của từng thửa. Để vẽ nhãn hiện trạng, ta tiến hành như sau:

- Vào Kiểm kê → Bản đồ hiện trạng sử dụng đất → Vẽ nhãn loại đất.

45

Hình 4. 33. Vẽ nhãn loại đất - Ta được kết quả như hình 4.34.

Hình 4. 34. Khoanh đất sau khi được vẽ nhãn loại đất 4.4.4.4. Biên tập và trình bày bản đồ

a. Vẽ khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Phần mềm gCadas hỗ trợ vẽ khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo đúng quy phạm. Để vẽ khung bản đồ ta tiến hành như sau:

- Vào Kiểm kê → Bản đồ hiện trạng sử dụng đất → Vẽ khung bản đồ hiện trạng. Ta thiết lập các thông số:

+ Tỷ lệ

46 + Đơn vị hành chính

+ Cấp

+ Đơn vị thi công + Nguồn tài liệu + Tọa độ khung

Kết quả thể hiện như hình 4.35.

Hình 4. 35. Vẽ khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất Sau khi vẽ khung ta được kết quả như hình 4.36.

47

Hình 4. 36. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất sau khi vẽ khung b. Biên tập các yếu tố kinh tế - xã hội và ghi chú

- Đặt cell và trải pattern cho các loại đất:

Các yếu tố kinh tế - xã hội thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất dưới dạng các cell được thiết kế sẵn trong các tệp *.cell.

Để biên tập các yếu tố kinh tế - xã hội ta làm như sau:

+ Vào Công cụ → Biên tập → Đặt tỷ lệ → Xuất hiện hộp thoại thiết lập tỷ lệ bản đồ → Chọn tỷ lệ 1/5000 → Thiết lập

48

+ Vào Công cụ → Biên tập → Ký hiệu: Đền, chùa, miếu, nghĩa địa, trải vùng nghĩa địa,...

+ Ta được kết quả như sau:

Hình 4. 37. Thửa đất sau khi được đặt ký hiệu - Biên tập các lớp ghi chú trên bản đồ:

Lớp ghi chú được thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất dưới dạng các text, các bước biên tập các lớp ghi chú như sau:

Vào Công cụ → Biên tập → Ghi chú: Tên huyện, thị xã, Tên phường xã, thị trấn, Tên thôn xóm lớn, Tên thôn xóm nhỏ, Các đối tượng KT-VH-XH, Ghi chú khu đo giáp ranh,…

Ta được kết quả sau:

Hình 4. 38. Thửa đất sau khi được ghi chú 4.4.4.5. Hoàn thiện bản đồ hiện trạng sử dụng đất

a. Tạo sơ đồ vị trí

Sơ đồ vị trí là yếu tố không thể thiếu của bản đồ hiện trạng sử dụng đất, nó giúp thể hiện hình dáng và mối tương quan giữa xã Tân Hiệp với các đơn vị hành chính xung quanh, giúp định hướng và tạo cái nhìn tổng quan nhất cho bản đồ hiện trạng.

49

Trong nghiên cứu này tôi đã kế thừa sơ đồ vị trí của bản đồ HTSDĐ giai đoạn trước, thực hiện bằng cách Copy tại chỗ. Cụ thể các bước như sau:

- Trên MicroStation V8: Vào File → References → Tools → Attach → Chọn đường dẫn bản đồ chu kỳ trước → ok

- Sử dụng công cụ Fence xác định vị trí cần copy, trong hộp thoại Key-in gõ dx=0 để copy tại chỗ.

Kết quả thể hiện như hình 4.39.

Hình 4. 39. Sơ đồ vị trí xã Tân Hiệp

Sơ đồ vị trí thường được bố trí ở góc trên bên trái bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

b. Tạo đường bao quanh ranh giới thửa đất

Tạo đường bao quanh ranh giới thửa đất là bước cuối cùng để bản đồ hiện trạng sử dụng đất được hoàn thiện.

Do tôi tôi đã có BĐHT kỳ trước nên tôi sẽ thực hiện tham chiếu. Cụ thể các bước như sau:

50

- Trên MicroStation V8: Vào File → References → Tools → Attach → Chọn đường dẫn bản đồ chu kỳ trước → ok

- Sử dụng công cụ Fence xác định vị trí cần copy, trong hộp thoại Key-in gõ dx=0 để copy tại chỗ.

Kết quả thể hiện như hình 4.40.

Hình 4. 40. Kết quả tạo đường bao

Sản phẩm cuối cùng là bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoàn thiện của xã Tân Hiệp năm 2019 như hình 4.41.

51

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản lý đất đai ứng dụng phần mềm microstation thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 xã tân hiệp, huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)