Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu liều lượng bón phối hợp phân đạm và phân hữu cơ Humico cho giống lúa lai TH3-3 trên đất phù sa, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 37 - 43)

Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

- Tổng số ô thí nghiệm: 16 x 3lần = 48 ô - Diện tích mỗi ô: 10 m2

- Diện tích thí nghiệm: 48 x 10 m2 = 480 m2

- Nền: 60kg P2O5/ha + 90 kg K2O/ha; không bón phân chồng.

STT Công thức Liều lượng phân đạm (kgN/ha)

Liều lượng phân hữu cơ Humico (tạ/ha)

1 N0+H0 0 0

2 N60+H0 60 0

3 N80+H0 80 0

4 N100+H0 100 0

5 N0+H10 0 10

6 N60+H10 60 10

7 N80+H10 80 10

8 N100+H10 100 10

9 N0+H12 0 12

10 N60+H12 60 12

11 N80+H12 80 12

12 N100+H12 100 12

13 N0+H14 0 14

14 N60+H14 60 14

15 N80+H14 80 14

16 N100+H14 100 14

29

- Cách tính lượng phân cần bón cho 1 ô thí nghiệm như sau:

X (kg/diện tích) = ac

100b

Trong đó: + a là lượng phân nguyên chất yêu cầu bón + b là tỷ lệ chất dinh dưỡng trong phân + c là diện tích cần bón

Sơ đồ thí nghiệm:

Thí nghiệm được bố trí theo ô lớn, ô nhỏ (Splid Plot Design) [14],[15] gồm 16 công thức và 3 lần nhắc lại.

15 5 4 11 14 8 11 12 14 7 13 10

2 7 8 6 15 4 16 6 5 12 16 4

13 1 10 12 10 7 5 9 2 3 6 15 9 3 14 16 3 13 1 2 11 9 1 8

2.3.2. Địa điểm thí nghiệm

- Tại xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.

2.3.3. Điều kiện thí nghiệm 2.3.3.1. Thửa ruộng thí nghiệm

- Thửa ruộng thí nghiệm là đất phù sa sông Vệ được bồi hàng năm của xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.

- Bằng phẳng, dễ điều tiết nước (tưới nước, tiêu nước tốt).

- Mỗi năm sản xuất 2 vụ: Đông Xuân và Hè Thu; chưa có vụ nào bỏ hoang.

2.3.3.2. Điều kiện thời tiết trong vụ Đông Xuân 2014-2015

Vụ Đông Xuân năm nay điều kiện nhiệt độ trung bình có sự biến động tương đối lớn từ tháng 1 đến tháng 4 (21,50C - 26,80C). Về ẩm độ nhìn chung ít có sự biến động (83 - 86%). Lượng mưa biến động rất lớn (20 - 142,2mm) lượng mưa tập trung chủ yếu tháng 1 và tháng 3. Có thể nhận xét sơ bộ về điều kiện thời tiết các tháng trong vụ Đông Xuân như sau:

30

Bảng 2.1. Tình hình thời tiết các tháng trong vụ Đông Xuân 2014-2015 [6]

Tháng

Nhiệt độ không khí (0C) Độ ẩm trung

bình (%)

Tổng lượng bốc hơi

(mm)

Tổng số giờ nắng

(giờ)

Tổng lượng

mưa (mm) Cao nhất Thấp

nhất

Trung bình

1 30,1 15,2 21,5 84 64,4 154,0 142,2

2 31,5 15,6 23,1 86 50,7 166,0 80,2

3 33,1 19,1 25,6 84 72,2 242,0 98,6

4 36,4 19,8 26,8 83 71,3 243,0 20,8

Tháng 1/2015: Thời tiết Quảng Ngãi chịu ảnh hưởng chủ yếu nằm sâu trong lưỡi áp cao lạnh lục địa mạnh và ổn định. Đặc biệt chịu ảnh hưởng của đói gió đông hoạt động mạnh nên có mưa to đến rất to.

Tháng 2/2015: Thời tiết Quảng Ngãi chịu ảnh hưởng chủ yếu của luõi áp cao lạnh lục địa suy yếu và biến tính dần, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của gió tây nam của áp cao cận nhiệt đới. Nên trong tháng chủ yếu có mây thay đổi, không mưa, ngày nắng.

nhiệt độ trung bình khoảng 23,10C, cao hơn trung bình so với nhiều năm 1-20C. Ẩm độ trung bình 86%. Điều kiện thời tiết tháng 2/2015 tương đối thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của lúa, đồng thời cũng thuận lợi cho các đối tượng bệnh đạo ôn lá, sâu cuốn lá nhỏ phát sinh gây hại trên lúa đại trà giai đoạn đẻ nhánh và kết thúc đẻ nhánh.

Tháng 3/2015: Thời tiết Quảng Ngãi chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lục địa suy yếu và biến tính. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của rìa Tây Nam áp cao cận nhiệt đới nên thời tiết trong tháng chủ yếu mây thay đổi, có ngày mưa rào nhẹ vài nơi, ngày nắng nóng vào thời kỳ cuối do chịu ảnh hưởng của rìa Đông Nam áp thấp nóng phía tây nên vùng núi đã xuất hiện nắng nóng. Tổng lượng mưa trong tháng khoảng 98.6mm. Nhiệt độ trung bình 25,60C, xấp xỉ trung bình nhiều năm. Ẩm độ 84%. Điều kiện thời tiết trong tháng tương đối thuận lợi cho các đối tượng rầy nâu, bệnh khô vằn phát sinh gây hại lúa đại trà giai đoạn làm đòng - trỗ bông.

Tháng 4: Thời tiết Quảng Ngãi chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lục địa suy yếu và biến tính. Từ ngày 10 đến 20 do ảnh hưởng của áp thấp nóng phía Tây hoạt động mạnh sau bị áp cao lục địa nén nên đã có một đợt nắng nóng và gây giông rất mạnh vào các ngày 11 và 15, gây đỗ ngã trên diện rộng lúa đang giai đoạn trỗ vào sửa, ảnh hưởng đến sản xuất lúa của tỉnh. Tổng lượng mưa khoảng 98mm. Nhiệt độ trung bình 26,80C xấp xỉ trung bình nhiều năm.

Nhìn chung điều kiện thời tiết trong vụ Đông Xuân 2014-2015 tương đối thuận

31

lợi cho sản xuất lúa, cuối vụ có mưa, giông gây đỗ ngã lúa. Đồng thời trong vụ có những thời điểm cục bộ điều kiện thời tiết thuận lợi cho các đối tượng bệnh đạo ôn lá, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, bệnh khô vằn,… phát sinh gây hại.

2.3.3.3. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng a. Làm đất:

Cày bừa kỹ 2 lần, san phẳng, sạch cỏ dại, chia ô, phủ nilon bờ trước khi sạ.

b. Thời vụ và mật độ:

- Ngày sạ: Từ ngày 20 - 25 tháng 12 năm 2014; thu hoạch: từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 05 tháng 4 năm 2015.

- Lượng giống sạ: 60 kg/ha.

c. Phân bón:

- Liều lượng bón: Theo các công thức thí nghiệm.

- Cách bón:

+ Bón lót: 3/4 lượng phân HUMICO + toàn bộ phân lân + 15% urê.

+ Bón thúc lần 1: Sau sạ 15 ngày, lượng bón: 1/4 lượng phân HUMICO + 25%

urê + 25% kali;

+ Bón thúc lần 2: Sau thúc lần 1: 15 ngày. Lượng bón: 25% urê + 30% kali + Bón thúc lần 3: Sau thúc lần 2: 20 ngày. Lượng bón: 25% urê + 30% kali + Bón thúc lần 4: Sau sạ 70 ngày: Bón thúc đòng. Bón: 10% urê + 15% kali d. Làm cỏ, chăm sóc

- Sau sạ 01 ngày tiến hành phun thuốc trừ cỏ bằng thuốc Sofit 300 EC. 02 ngày sau đó cho nước vào ruộng và duy trì mức nước trong ruộng từ 3-5 cm.

- Sau 12 ngày tiến hành dặm lúa.

2.3.4. Phương pháp theo dõi, đánh giá [28]

2.3.4.1. Chiều cao cây

- Đo từ gốc đến mút lá dài nhất (vuốt lá),

- Mỗi ô thí nghiệm theo dõi 12 cây cố định, ở 4 điểm chéo góc, mỗi điểm 3 cây.

Các cây lúa theo dõi được đánh dấu bằng một sợi dây vải màu đỏ, 3 cây lúa của một điểm nêu trên ở xung quanh một cây thước cấm cố định trên ruộng ngay từ đầu vụ.

Trên cây thước có các vạch chỉ độ cao (cm).

- 10 ngày theo dõi 1 lần.

32

2.3.4.2. Số nhánh/cây

- Đếm số nhánh/khung chụp (1 khung chụp = 0,25 m2, khung chụp hình vuông, mỗi cạnh dài 0,5 m).

- Mỗi ô thí nghiệm theo dõi 2 khung chụp cố định ở 2 điểm chéo góc.

- 5 ngày theo dõi 1 lần (đếm số dảnh chính trước khi cây lúa đẻ nhánh để theo dõi tiếp).

2.3.4.3. Số lá còn xanh khi gặt

- Đếm số lá còn xanh (bẹ lá và phiến lá còn xanh vàng) khi gặt trên các cây theo dõi.

- Mỗi ô thí nghiệm quan sát 12 cây, ở 4 điểm chéo góc, mỗi điểm 3 cây.

- Chỉ theo dõi 1 lần trước khi gặt.

2.3.4.4. Khả năng chống chịu sâu bệnh [22]

* Sâu năn

- Đếm số nhánh bị sâu năn (ống hành) trong mỗi khung chụp 0,25m2. - Mỗi ô thí nghiệm quan sát 2 khung chụp.

* Sâu cuốn lá nhỏ

- Đếm số sâu cuốn lá nhỏ trong mỗi khung chụp 0,25m2. - Mỗi ô thí nghiệm quan sát 2 khung chụp.

* Bệnh khô đầu lá

- Đếm số lá bị khô đầu trên những cây theo dõi.

- Mỗi ô thí nghiệm quan sát 12 cây, ở 4 điểm chéo góc, mỗi điểm 3 cây.

2.3.4.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất - Mật độ bông (bông/m2)

+ Đếm số bông trong mỗi khung chụp 0,25m2. + Mỗi ô thí nghiệm quan sát 2 khung chụp.

- Chiều dài bông (cm)

+ Đo chiều dài bông của những cây theo dõi

+ Mỗi ô thí nghiệm quan sát 12 cây, ở 4 điểm chéo góc, mỗi điểm 3 cây.

- Tổng số hạt/bông (hạt)

+ Đếm số hạt/bông của những cây theo dõi

33

+ Mỗi ô thí nghiệm quan sát 12 cây, ở 4 điểm chéo góc, mỗi điểm 3 cây.

- Tỉ lệ lép (%)

+ Đếm số hạt lép trên những cây theo dõi.

+ Mỗi ô thí nghiệm quan sát 12 cây, ở 4 điểm chéo góc, mỗi điểm 3 cây.

- Trọng lượng 1000 hạt chắc (gam): Lấy 1000 hạt chắc đã được phơi khô, sau đó đem cân.

- Năng suất lý thuyết (NSLT) (tấn/ha):

NSLT = Số bông/m2  Số hạt chắc của một bông  P1000 hạt chắc  10-5 - Năng suất thực thu (NSTT): Cân trọng lượng hạt của từng ô thí nghiệm (sau khi đã phơi khô, phân lập, loại bỏ hạt lép) (kg/ô), tư đó qui ra tấn/ha.

Tính số tiền lãi sinh ra/ha khi sử dụng phân lân và kali theo các mức sử dụng.

2.3.5. Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu nông hoá đất trước và sau thí nghiệm [18]

+ pHKCl: Xác định bằng máy đo pH + Mùn tổng số: Theo phương pháp Tiurin + Đạm tổng số: Theo phương pháp Kijeldahl + Lân tổng số: Theo phương pháp so màu + Lân dễ tiêu : Theo phương pháp Oniani

+ Kali trao đổi: Theo phương pháp quang kế ngọn lửa 2.3.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Các số liệu thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm Statistix for windows 10.0.

Tính toán số liệu và vẽ đồ thị, biểu đồ bằng phần mềm Excel.

34

Một phần của tài liệu Nghiên cứu liều lượng bón phối hợp phân đạm và phân hữu cơ Humico cho giống lúa lai TH3-3 trên đất phù sa, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)