Ảnh hưởng của phân bón và giá thể đến số lá và chỉ số diện tích lá cây xà lách trồng bằng hệ thống bè nổi bấc đèn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá thể và phân bón cho xà lách trồng ở hệ thống bè nổi bấc đèn trên mặt nước tại Thừa Thiên Huế (Trang 51 - 62)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng của cây xà lách thí nghiệm

3.2.2. Ảnh hưởng của phân bón và giá thể đến số lá và chỉ số diện tích lá cây xà lách trồng bằng hệ thống bè nổi bấc đèn

Đối với tất cả các loại cây trồng, lá đóng vai trò cực kì quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển. Chúng tham gia vào quá trình quang hợp tổng hợp nên chất hữu cơ để đi nuôi các cơ quan, bộ phận khác nhau của cơ thể. Đồng thời lá có nhiệm vụ thoát hơi nước điều hòa thân nhiệt, nhiệt độ không khí ở xung quanh cây khi có nhiệt độ cao. Đặc biệt đối với những cây rau ăn lá như xà lách, lá có vai trò quyết định năng suất và chất lượng rau. Động thái ra lá của xà lách ở các loại phân và giá thể khác nhau có liên hệ trực tiếp với động thái tăng trưởng chiều cao của cây, nó là kết quả tác động của nhiều yếu tố nội tại và ngoại cảnh chi phối như: môi trường dinh dưỡng, khí hậu, thời tiết, chế độ chăm sóc, đặc tính di truyền của giống.

- Ảnh hưởng của loại phân bón, và giá thể đến số lá xà lách

Tác động độc lập của loại phân bón và giá thể đến sự ra lá xà lách thí nghiệm được chúng tôi theo dõi, tổng hợp và thể hiện ở bảng 3.4.a.

Kết quả ở bảng 3.4.a cho thấy, tại thời điểm 25 ngày sau trồng sự ra lá của cây xà lách giữa các công thức không khác nhau về mặt thống kê học. Trong giai đoạn này bộ rễ chưa phát triển hoàn thiện, một số cây được dặm chưa kịp hồi xanh nên khả năng sử dụng dinh dưỡng ở môi trường không cao do vậy không có sự khác biệt về số lá giữa các nghiệm thức.

Giai đoạn từ 30-35 ngày sau trồng, cây đã ra rễ rất nhiều nên có thể hút được nhiều nước và chất dinh dưỡng vì vậy cây sinh trưởng khá mạnh. Giữa các nghiệm thức có sự khác biệt lớn về mặt thống kê học về số lá. Nghiệm thức bón phân NPK cho số lá cao nhất đạt 7,82 lá/cây, nghiệm thức bón phân hữu cơ cho số lá thấp nhất đạt 6,53 lá/cây. Về giá thể, nghiệm thức sử dụng giá thể xơ dừa+ trấu hun+ đất thịt nhẹ cho số lá cao nhất đạt 7,85 lá/cây và không sai khác với nghiệm thức sử dụng giá thể xơ dừa + trấu hun. Số lá/cây thấp nhất đạt 6,42 lá/cây khi trồng trên đất.

Bảng 3.4.a. Số lá cây xà lách sử dụng các loại phân bón và giá thể khác nhau tại các kỳ điều tra sau trồng (lá/cây)

Nhân tố Ngày sau trồng

25 30 35 40 45

I) Loại phân

HC+K 4,02 5,85a 7,28ab 10,66a 12,32a

K 4,09 6,05a 7,82a 10,11ab 11,93ab

HC 3,94 5,55b 6,53b 9,01b 10,12b

II) Giá thể

XD+TH+ĐTN 4,33 6,20a 7,85a 10,91a 12,29a

XD+TH 4,11 6,00ab 7,55a 10,37a 11,99a

XD 4,04 5,80abc 7,17ab 9,91ab 11,61ab

TH 3,91 5,60bc 7,07b 9,56bc 10,89bc

ĐTN 3,71 5,48c 6,42c 8,89c 10,49c

Ghi chú: trong cùng một cột, với mỗi nhóm nhân tố (loại phân, giá thể), các số liệu theo sau bởi các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác ở mức ý nghĩa α=0,05 khi so sánh LSD; HC+K:

phân NPK Realstrong, K-Phân khoáng NPK, HC-phân hữu cơ Sông Hương; XD: Xơ dừa, TH: Trấu hun, ĐTN: Đất thịt nhẹ.

Giai đoạn 40-45 ngày sau trồng, việc bón phân đã kết thúc từ giai đoạn trước, vì vậy sự phân giải dinh dưỡng nhanh hay chậm của các chủng loại phân có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sinh trưởng của cây. Ở giai đoạn này, nghiệm thức sử dụng phân NPK Realstrong cho số lá cao nhất đạt 12,32 lá/cây.

Điều này cho thấy phân NPK Realstrong có tác dụng tích cực tới sự phát triển của bộ lá. Công thức sử dụng phân hữu cơ cho số lá thấp nhất đạt 10,12 lá/cây. Về giá thể, do giá thể xơ dừa + trấu hun + đất và giá thể xơ dừa + trấu hun có khả năng giữ dinh dưỡng tốt và thông thoáng nên cho số lá đạt cao nhất lần lượt là 12,29 lá/cây và 11,99 lá/cây. Cây trồng trên đất cho số lá thấp nhất đạt 10,49 lá/cây.

- Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và giá thể đến số lá xà lách thí nghiệm Số liệu thống kê ở bảng 3.4.b cho thấy tương tác giữa 2 nhân tố loại phân và giá thể có có sự khác biệt lớn về sự sinh trưởng về số lá trên cây xà lách. Trong đó nghiệm thức bón phân NPK Realstrong và trồng trên giá thể xơ dừa + trấu hun + đất và giá thể xơ dừa + trấu hun cho số lá lớn nhất.

Bảng 3.4.b. Số lá cây xà lách thí nghiệm ở tổ hợp phân bón và giá thể khác nhau trên hệ thống bè nổi bấc đèn tại một số kỳ điều tra sau trồng (lá/cây)

Loại phân Giá thể Ngày sau trồng

25 30 35 40 45

HC+K

XD+TH+ĐTN 4,33 6,13abc 8,00abc 11,87a 13,33a XD+TH 4,13 6,00a-d 7,67a-d 11,33ab 13,13a XD 4,00 5,87bcd 7,13b-e 10,57bcd 12,57abc TH 3,67 5,67bcd 7,20b-e 10,20b-e 11,60b-e ĐTN 4,00 5,60bcd 6,40e 9,34c-f 10,96def

K

XD+TH+ĐTN 4,33 6,67a 8,67a 11,00ab 12,67ab XD+TH 4,20 6,33ab 8,33ab 10,58abc 12,33a-d XD 4,13 5,97a-d 7,73a-d 10,17b-e 12,13a-d TH 3,80 5,74bcd 7,54bcd 9,67cdef 11,40cde ĐTN 4,00 5,53bcd 6,87cde 9,13def 11,13c-f

HC

XD+TH+ĐTN 4,33 5,80bcd 6,89cde 9,87b-e 10,87def XD+TH 4,00 5,67bcd 6,67cde 9,20c-f 10,53efg XD 4,00 5,56bcd 6,65cde 9,00ef 10,13egh TH 3,67 5,40cd 6,40de 8,80ef 9,67fg

ĐTN 3,72 5,13d 6,00e 8,20f 9,40g

Ghi chú: trong cùng một cột, với mỗi nhóm nhân tố (loại phân, giá thể), các số liệu theo sau bởi các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác ở mức ý nghĩa α=0,05 khi so sánh LSD; HC+K:

phân NPK Realstrong, K-Phân khoáng NPK, HC-phân hữu cơ Sông Hương; XD: Xơ dừa, TH: Trấu hun, ĐTN: Đất thịt nhẹ.

- Ảnh hưởng độc lập của phân bón, giá thể đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá xà lách thí nghiệm thời kỳ thu hoạch

Tác động độc lập của loại phân bón và giá thể đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá xà lách thí nghiệm được chúng tôi theo dõi, tổng hợp và thể hiện ở bảng 3.5.a.

Bảng 3.5.a. Số lá, diện tích lá và chỉ số diện tích lá xà lách thí nghiệm với loại phân bón và giá thể khác nhau trổng ở hệ thống bè nổi bấc đèn

Loại phân / giá thể

Tổng số lá (lá/cây)

Diện tích lá (cm2/cây)

Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất) I) Loại phân

HC+K 12,32a 247,48a 2,47

K 11,93ab 245,72a 2,45

HC 10,12b 226,48b 2,26

II) Giá thể

XD+TH+ĐTN 12,29a 245,93a 2,45

XD+TH 11,99a 244,73a 2,44

XD 11,61ab 241,83ab 2,41

TH 10,89bc 237, 00ab 2,37

ĐTN 10,49c 229,97b 2,29

Ghi chú: trong cùng một cột, với mỗi nhóm nhân tố (loại phân, giá thể), các số liệu theo sau bởi các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác ở mức ý nghĩa α=0,05 khi so sánh LSD;

HC+K: phân NPK Realstrong, K-Phân khoáng NPK, HC-phân hữu cơ Sông Hương; XD: Xơ dừa, TH: Trấu hun, ĐTN: Đất thịt nhẹ.

- Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và giá thể đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá xà lách thí nghiệm

Loại phân bón, lượng phân bón cũng như phương pháp bón phân sẽ có hiệu quả khác nhau với mỗi loại giá thể khác nhau. Để nghiên cứu phân bón phù hợp các giá thể khác nhau, các tổ hợp phân bón và giá thể được sử dụng làm yếu tố thí nghiệm. Kết quả theo dõi tác động của các tổ hợp phân bón và giá thể đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá của xà lách được thể hiện ở bảng 3.5.b.

Bảng 3.5.b. Số lá, diện tích lá và chỉ số diện tích lá xà lách thí nghiệm với các tổ hợp phân bón và giá thể khác nhau trổng ở hệ thống bè nổi bấc đèn

Loại

phân Giá thể Tổng số lá

(lá/cây)

Diện tích lá (cm2)

Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất)

HC+K

XD+TH+ĐTN 13,33a 253,20a 2,53

XD+TH 13,13a 252,80ab 2,52

XD 12,57abc 248,70ab 2,48

TH 11,60b-e 245,60abc 2,45

ĐTN 10,96def 237,10a-e 2,37

K

XD+TH+ĐTN 12,67ab 252,20ab 2,52

XD+TH 12,33a-d 250,10ab 2,50

XD 12,13a-d 247,30a-d 2,47

TH 11,40cde 241,10a-e 2,41

ĐTN 11,13c-f 237,60b-f 2,37

HC

XD+TH+ĐTN 10,87def 232,10c-g 2,32

XD+TH 10,53efg 231,30d-g 2,31

XD 10,13egh 229,50efg 2,29

TH 9,67fg 224,30fg 2,24

ĐTN 9,40g 215,20g 2,15

Ghi chú: trong cùng một cột, với mỗi nhóm nhân tố (loại phân, giá thể), các số liệu theo sau bởi các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác ở mức ý nghĩa α=0,05 khi so sánh LSD;

HC+K: phân NPK Realstrong, K-Phân khoáng NPK, HC-phân hữu cơ Sông Hương; XD: Xơ dừa, TH: Trấu hun, ĐTN: Đất thịt nhẹ.

+ Diện tích lá/cây

Là chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh trưởng và quang hợp của xà lách tại các công thức khác nhau, diện tích lá của 1 cây càng lớn thì khả năng quang hợp để tổng hợp nên chất hữu cơ càng nhiều.

Kết quả phân tích từ số liệu ở bảng 3.5 cho thấy diện tích lá/cây của xà lách tại các công thức thí nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Nghiệm thức sử dụng phân NPK Realstrong cho diện tích lá lớn nhất đạt 247,48 cm2, nghiệm thức bón phân hữu cơ cho diện tích lá thấp nhất đạt 226,48 cm2. Về giá thể

trồng, cây trồng trên giá thể xơ dừa + trấu hun + đất và giá thể xơ dừa+ trấu hun cho diện tích lá lớn nhất lần lượt đạt 245,93 cm2 và 244,73 cm2, cây trồng trên đất cho diện tích lá thấp nhất đạt 229,97 cm2.

+ Chỉ số diện tích lá

Là chỉ tiêu phụ thuộc vào mật độ trồng và diện tích lá cây, thể hiện khả năng che phủ mặt đất nhiều hay ít. Qua bảng số liệu ta thấy, chỉ số diện tích lá dao dộng từ 2,15 – 2,53 m2 lá/m2 đất. Trong đó cây trồng trên giá thể xơ dừa + trấu hun + đất sử dụng phân NPK Realstrong cho chỉ số diện tích lá lớn nhất đạt 2,53 m2 lá/m2 đất.

3.2.3. Ảnh hưởng của phân bón và giá thể đến đường kính tán cây xà lách trồng bằng hệ thống bè nổi bấc đèn

Đường kính tán cây là biểu hiện về sự phát triển mạnh hay yếu của bộ lá trên cây liên quan đến mật độ và sự quang hợp. Nếu đường kính tán cây lớn thì khả năng nhận ánh sáng thuận lợi làm tăng quá trình quang hợp tổng hợp chất hữu cơ của cây. Đối với xà lách là rau ăn lá nên lá là bộ phận quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây. Cây có bộ lá phát triển tốt và cân đối thì đường kính tán cây lớn.

- Ảnh hưởng của loại phân bón và giá thể đến đường kính tán xà lách thí nghiệm Ảnh hưởng của các loại phân và giá thể đến đường kính tán của cây xà lách thí nghiệm được chúng tôi theo dõi và thể hiện ở bảng 3.6.a.

Số liệu ở bảng 3.6a cho ta thấy tại thời điểm 25 ngày sau trồng, sự tăng trưởng đường kính tán của cây xà lách ở các nghiệm thức có sự khác biệt lớn có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này cho thấy, các loại phân bón và giá thể là nhân tố tác động đến sự tăng trưởng đường kính tán. Các công thức bón phân NPK Realstrong và phân khoáng NPK có động thái tăng trưởng đường kính tán cao hơn so với các công thức bón phân hữu cơ. Về giá thể trồng, cây trồng trên giá thể xơ dừa+ trấu hun+đất có động thái tăng trưởng đường kính tán cao hơn so với các giá thể còn lại nhưng không sai khác với cây trồng trên giá thể xơ dừa + trấu hun.

Bảng 3.6.a. Đường kính tán cây xà lách sử dụng các loại phân bón và giá thể khác nhau tại các kỳ điều tra sau trồng (cm)

Phân bón / giá thể

Ngày sau trồng

25 30 35 40 45

I) Loại phân

HC+K 5,88a 8,04ab 10,72ab 13,63a 17,66a

K 6,08a 8,92a 11, 08a 13,24a 16,70a

HC 5,49b 6,23b 7,89b 9,52b 10,39b

II) Giá thể

XD+TH+ĐTN 6,13a 8,39a 10,47a 12,83a 16,40a XD+TH 6,02a 8,18ab 10,35a 12,59ab 16, 06ab

XD 5,84ab 7,76bc 9,93ab 12,29ab 15,25bc

TH 5,65ab 7,41cd 9,42bc 12,05b 14,80c

ĐTN 5,42b 6,91d 8,81c 10,89c 12,08d

Ghi chú: trong cùng một cột, với mỗi nhóm nhân tố (loại phân, giá thể), các số liệu theo sau bởi các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác ở mức ý nghĩa α=0,05 khi so sánh LSD;

HC+K: phân NPK Realstrong, K-Phân khoáng NPK, HC-phân hữu cơ Sông Hương; XD: Xơ dừa, TH: Trấu hun, ĐTN: Đất thịt nhẹ.

Giai đoạn 30-35 ngày sau trồng, bộ rễ của xà lách đã phát triển hoàn chỉnh, cây tập trung hút chất dinh dưỡng nên tốc độ sinh trưởng của cây tăng nhanh.

Những công thức sử dụng phân khoáng có dấu hiệu có đường kính tán cao hơn so với các công thức sử dụng phân NPK Realstrong, các công thức sử dụng phân hữu cơ cho đường kính tán thấp nhất. Về giá thể trồng, số liệu thống kê về đường kính tán cho thấy giữa các nghiệm thức có sự sai khác lớn có ý nghĩa về mặt thống kê.

Trong đó cây trồng trên giá thể xơ dừa + trấu hun + đất cho đường kính tán lớn nhất đạt 10,47 cm, cây trồng trên đất cho đường kính tán thấp nhất đạt 8,81 cm.

Giai đoạn 40-45 ngày sau trồng, việc bón phân đã kết thúc từ giai đoạn trước vì vậy sự phân giải dinh dưỡng nhanh hay chậm của các chủng loại phân có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sinh trưởng của cây. Công thức sử dụng phân NPK Realstrong và phân NPK cho đường kính tán lớn nhất lần lượt đạt 17,66 cm và 16,70 cm, công thức sử dụng phân hữu cơ cho đường kính tán thấp nhất đạt 10,39 cm. Về giá thể trồng, cây trồng trên giá thể xơ dừa + trấu hun + đất cho đường kính tán lớn nhất đạt 16,40cm và thấp nhất khi trồng trên đất đạt 12,08 cm.

- Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và giá thể đến đường kính tán xà lách thí nghiệm

Bảng 3.6.b. Đường kính tán cây xà lách thí nghiệm ở tổ hợp phân bón và giá thể khác nhau trên hệ thống bè nổi bấc đèn tại một số kỳ điều tra sau trồng (cm) Loại

phân Giá thể Ngày sau trồng

25 30 35 40 45

HC+K

XD+TH+ĐTN 6,26ab 8,63bcd 11,57ab 14,53a 19,87a XD+TH 6,17abc 8,34cd 11,37abc 14,13a 19,67ab XD 5,87a-e 8,13cde 10,67b-e 13,97a 18,00bc TH 5,76a-e 8,01cde 10,34cde 13,67a 17,37c ĐTN 5,34cde 7,11efg 9,64e 11,87bc 13,38d

K

XD+TH+ĐTN 6,35a 9,87a 11,78a 14,07a 18,27abc XD+TH 6,26ab 9,67ab 11,67ab 13,98a 17,67bc XD 6,13a-d 8,97abc 11,46ab 13,37ab 17,43c TH 5,87a-e 8,33cd 10,73a-d 13,13ab 17,08c ĐTN 5,77a-e 7,76def 9,80de 11,67cd 13,07de

HC

XD+TH+ĐTN 5,78a-e 6,67fgh 8,07f 9,89de 11,07ef XD+TH 5,63a-e 6,53gh 8,00f 9,67e 10,83f XD 5,53b-e 6,20gh 7,67f 9,53e 10,33f TH 5,34de 5,90h 7,20f 9,36e 9,97f ĐTN 5,17e 5,87h 7,00f 9,13e 9,75f

Ghi chú: trong cùng một cột, với mỗi nhóm nhân tố (loại phân, giá thể), các số liệu theo sau bởi các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác ở mức ý nghĩa α=0,05 khi so sánh LSD;

HC+K: phân NPK Realstrong, K-Phân khoáng NPK, HC-phân hữu cơ Sông Hương; XD: Xơ dừa, TH: Trấu hun, ĐTN: Đất thịt nhẹ.

Số liệu thống kê ở bảng 3.6.b cho thấy tương tác giữa 2 nhân tố loại phân và giá thể có có sự khác biệt lớn về sự tăng trưởng đường kính tán trên cây xà lách.

Trong đó nghiệm thức bón phân NPK Realstrong và trồng trên giá thể xơ dừa+ trấu hun+ đất và giá thể xơ dừa+ trấu hun cho đường kính tán lớn nhất.

3.3. Ảnh hưởng của phân bón và giá thể đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cây xà lách trồng bằng hệ thống bè nổi bấc

Năng suất là mục tiêu cuối cùng của người sản xuất hướng tới, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất đối với từng loại cây trồng trên một đơn vị diện tích.

Năng suất phản ánh sự tác động của nhiều yếu tố như khả năng cung cấp dinh

dưỡng cho cây giống, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kĩ thuật tác động.

Trong đó khả năng cung cấp dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc hình thành năng suất cao hay thấp.

Đối với cây xà lách thì năng suất chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: số cây/m2, trọng lượng trung bình 1 cây (g) có vai trò quyết định năng suất cây trồng.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất xà lách ở các công thức thí nghiệm thể hiện tại bảng 3.7.a. và 3.7.b.

Bảng 3.7.a. Các yếu tố cấu thành năng suất cây xà lách trồng bằng hệ thống bè nổi bấc đèn với các loại phân và giá thể khác nhau

Loại phân/ giá thể

Mật độ (cây/m2)

Khối lượng tươi

(g/cây)

Khối lượng khô

(g/cây)

NSLT (tấn/ha)

NSTT (tấn/ha) I) Loại phân

HC+K 100 19,64a 0,95a 19,64 16,84a

K 100 19,16ab 0,92ab 19,16 16,66a

HC 100 13,16b 0,62b 13,16 10,50b

II) Giá thể

XD+TH+ĐTN 100 18,00a 0,91a 18,00 15,48a

XD+TH 100 17,78a 0,89a 17,78 15,27a

XD 100 17,56ab 0,86ab 17,56 14,63ab

TH 100 17,13bc 0,79b 17,13 14,46ab

ĐTN 100 16,65c 0,69c 16,65 13,51b

Ghi chú: trong cùng một cột, với mỗi nhóm nhân tố (loại phân, giá thể), các số liệu theo sau bởi các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác ở mức ý nghĩa α=0,05 khi so sánh LSD; HC+K:

phân NPK Realstrong, K-Phân khoáng NPK, HC-phân hữu cơ Sông Hương; XD: Xơ dừa, TH: Trấu hun, ĐTN: Đất thịt nhẹ.

Bảng 3.7.b. Các yếu tố cấu thành năng suất cây xà lách trồng bằng hệ thống bè nổi bấc đèn với các tổ hợp phân và giá thể khác nhau

Loại

phân Giá thể Mật độ (cây/m2)

Khối lượng tươi

(g/cây)

Khối lượng khô

(g/cây)

NSLT (tấn/ha)

NSTT (tấn/ha)

HC+K

XD+TH+ĐTN 100 20,30a 1,04a 20,30 17,89a

XD+TH 100 20,13ab 1,03a 20,13 17,65ab

XD 100 19,87abc 0,98a 19,87 16,78abc

TH 100 19,37abc 0,90ab 19,37 16,57abc

ĐTN 100 18,53bc 0,78bc 18,53 15,33bc

K

XD+TH+ĐTN 100 20,23ab 1,01a 20,23 17,67ab

XD+TH 100 19,98ab 0,99a 19,98 17,43ab

XD 100 19,65abc 0,97a 19,65 16,67abc

TH 100 19,13abc 0,88ab 19,13 16,49abc

ĐTN 100 18,34c 0,76bcd 18,34 15,07c

HC

XD+TH+ĐTN 100 13,48d 0,67cde 13,48 10,89d

XD+TH 100 13,23d 0,66cde 13,23 10,73d

XD 100 13,15d 0,64cde 13,15 10,43d

TH 100 13,07d 0,59de 13,07 10,33d

ĐTN 100 12,89d 0,54e 12,89 10,13d

Ghi chú: trong cùng một cột, với mỗi nhóm nhân tố (loại phân, giá thể), các số liệu theo sau bởi các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác ở mức ý nghĩa α=0,05 khi so sánh LSD;

HC+K: phân NPK Realstrong, K-Phân khoáng NPK, HC-phân hữu cơ Sông Hương; XD: Xơ dừa, TH: Trấu hun, ĐTN: Đất thịt nhẹ.

+ Khối lượng tươi/ cây

Trọng lượng tươi/ cây là một chỉ tiêu phụ thuộc nhiều yếu tố như chiều cao cây, đường kính tán, số lá. Có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định năng suất cây rau xà lách. Những cây được trồng trên giá thể có khả năng giữ nước, dinh dưỡng, tơi xốp và thoáng khí cây sẽ nặng hơn vì hút được nhiều nước và dinh dưỡng, dẫn đến quá trình tạo vật chất được nhiều.

Qua bảng 4.7 cho thấy trọng lượng tươi của các công thức có sai khác có ý nghĩa thống kê. Trọng lượng dao động từ 12,89 g/cây đến 20,30g/cây. Trong đó công thức sử dụng phân NPK realstrong có trọng lượng tươi của 1 cây lớn nhất đạt 19,64 g/cây. Công thức sử dụng phân hữu cơ có trọng lượng tươi 1 cây nhỏ nhất đạt 13,16 g/cây. Trọng lượng tươi trên các giá thể có sự sai khác có ý nghĩa về thống kê.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá thể và phân bón cho xà lách trồng ở hệ thống bè nổi bấc đèn trên mặt nước tại Thừa Thiên Huế (Trang 51 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)