CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN Ở CÁC GIAI ĐOẠN PHỤC HỒI RỪNG
3.3.1. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành cây tái sinh
Từ số liệu thu thập trên 90 ô dạng bản phân bố đều ở ô tiêu chuẩn điển hình của các trạng thái rừng phục hồi ở 2 xã: Ngư Hóa và Nam Hóa, huyện Tuyên Hóa. Đề tài xác định công thức tổ thành tái sinh như sau:
3.3.1.1. Tổ thành cây tái sinh của các trạng thái rừng xã Ngư Hóa Bảng 3.12. Tổ thành tái sinh rừng phục hồi xã Ngư Hóa
TT
Giai đoạn tuổi
4 - 7 năm 8 - 10 năm 11 -15 năm
Loài cây N% Loài cây N% Loài cây N%
1 Sảng 16,67 Kháo tầng 19,15 Ràng ràng mít 13,95
2 Hoóc quang 14,29 Trẩu 19,15 Chẩn 11,63
3 Kháo nước 11,90 Mít rừng 17,02 Kháo tầng 11,63
4 Chẩn 9,52 Thẩu tấu 10,64 Sui 11,63
5 Kháo vàng 7,14 Mò gói thuốc 8,51 Thẩu tấu 11,63
6 Thị lông 7,14 Đại khải 9,30
Loài khác 33,33 Loài khác 25,53 Loài khác 30,23
19 100 14 100 14 100
Qua bảng 3.12, chúng tôi nhận thấy rằng: Số lượng loài cây tái sinh xuất hiện ở giai đoạn tuổi 4 - 7 là 19 loài, trong đó có 6 loài tham gia vào công thức tổ thành:
Sảng, Hoóc quang, Kháo nước, Chẩn, Kháo vàng, Thị lông. Trong đó, Sảng là loài chiếm tỷ lệ tổ thành cao nhất 16,67%. Thành phần loài cây tái sinh ở các giai đoạn đầu chủ yếu là các cây ưa sáng mọc nhanh, ít giá trị kinh tế, bao gồm các loài: Thẩu tấu, Hoóc quang, Kháo nước,... Kháo vàng là loài có giá trị nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổ thành cây tái sinh.
* Giai đoạn 8 – 10 năm: Số loài tái sinh xuất hiện là 14 loài, số lượng loài cây tái sinh tham gia vào công thức tổ thành là 5 loài, Kháo và Trẩu tham gia với tỷ lệ tổ thành cao nhất (19,15%). Giai đoạn này hầu hết các loài tham gia vào công thức tổ thành đều là những loài cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh nhưng giá trị kinh tế thấp, tuy nhiên chúng có khả năng phòng hộ tốt.
* Giai đoạn 11 - 15 năm: Số lượng cây tái sinh xuất hiện là 14 loài, số loài cây tái sinh tham gia vào công thức tổ thành là 6 loài, loài cây có tỷ lệ tổ thành cao nhất vẫn là Ràng ràng mít, sau đó đến Chẩn. Ở đây có sự thay thế một số loài cây ưa sáng mọc nhanh bằng những loài cây chịu bóng thời gian đầu như: Kháo tầng, Chẩn,... Điều đó chứng tỏ đã có sự thay thế loài cây trong quá trình diễn thế.
3.3.1.2. Tổ thành cây tái sinh của các trạng thái rừng ở xã Nam Hóa
Bảng 3.13. Tổ thành tái sinh rừng phục hồi sau nương rẫy ở xã Nam Hóa
TT
Giai đoạn tuổi
4 - 7 năm 8 - 10 năm 11 - 15 năm
Loài cây N% Loài cây N% Loài cây N%
1 Nanh chuột 10,64 Máu chó 13,64 Nanh chuột 13,73
2 Kháo vàng 10,64 Chẩn 11,36 Lọng bàng 11,76
3 Trâm trắng 8,51 Mò long 9,09 Kháo trơn 9,80
4 Mít rừng 8,51 Ràng ràng mít 9,09 Dẻ trắng 7,84
5 Dẻ gai 8,51 Sảng 9,09 Chẩn 5,88
6 Sảng 8,51 Mán đỉa 6,82 Mãi táp lông 5,88
7 Côm vàng 6,38 Thẩu tấu 6,82 Trâm tía 5,88
8 Cuống xanh 6,38 9 Thẩu tấu 6,38 10 Xoan nhừ 6,38
Loài khác 19,15 Loài khác 34,09 Loài khác 39,22
17 100 19 100 19 100
Qua kết quả tổng hợp tại bảng 3.14 cho thấy:
* Giai đoạn 4 - 7 năm: Số loài cây tái sinh xuất hiện ở giai đoạn này là 17 loài, thì có tới 10 loài xuất hiện trong công thức tổ thành, trong đó Nanh chuột và Kháo vàng là hai loài có tỷ lệ tổ thành cao nhất (10,64 %).
Như vậy, số loài cây tái sinh giai đoạn này khá phong phú, nhiều loài cây có giá trị: Kháo vàng, Côm vàng, Trâm trắng, Dẻ gai; so với tổ thành tầng cây cao thì đã xuất hiện thêm nhiều loài cây tái sinh hơn, điều đó chứng tỏ ngoài cây mẹ có khả năng gieo giống thì nguồn giống còn được mang đến từ nơi khác bằng các con đường khác nhau.
* Giai đoạn 8-10 năm:
Số loài cây tái sinh xuất hiện là 19 loài, trong đó số loài tham gia vào công thức tổ thành chỉ có 6 loài. Loài có tỷ lệ tổ thành cao nhất là Máu chó (13,64 %), sau đó đến Chẩn 11,36 %. So với tổ thành tầng cây cao thì thấy số lượng loài ở tầng cây cao xuất hiện trong công thức tổ thành khác hẳn so với lớp cây tái sinh, chỉ có Thẩu tấu là có mặt ở cả tầng cây cao và tầng cây tái sinh. Những loài cây tái sinh tham gia vào tổ thành ở giai đoạn này vẫn chủ yếu là cây ưa sáng mọc nhanh ít giá trị như Thẩu tấu, Kháo nước, Ràng ràng mít,...
* Giai đoạn 11-15 năm:
Số loài cây tái sinh xuất hiện ở giai đoạn này là 19 loài, không có sự khác biệt so với giai đoạn trước, số loài cây tham gia vào công thức tổ thành cũng chỉ có 6 loài, với tỷ lệ tổ thành của tất cả các loài đều chiếm trên 60 %. Giai đoạn này đã xuất hiện một số loài mới như: Lọng bàng, Kháo trơn, Dẻ trắng, Trâm tía,...chứng tỏ đã có sự thay thế tổ thành loài cây ưa sáng mọc nhanh bằng những loài cây chịu bóng thời gian đầu, sống định cư.
Qua sự xuất hiện của các loài cây tái sinh trong công thức tổ thành cho thấy:
Càng về sau thì tổ thành cây tái sinh càng đơn giản hơn. Bởi vì khi thời gian phục hồi rừng tăng thì độ tàn che của rừng cũng đã phần nào ảnh hưởng đến khả năng tái sinh của các loài cây gỗ. Thành phần loài cây tái sinh ở giai đoạn 11 - 15 năm thể hiện sự thay thế dần các loài cây ưa sáng bằng những loài cây chịu bóng thời gian đầu và có đời sống dài, chính những loài cây này sẽ tham gia vào tổ thành tầng cây cao của rừng thứ sinh như: Kháo trơn, Dẻ trắng, Trâm tía,...