NGHIÊN CỨU TÁI SINH RỪNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên phục hồi làm cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng tại (Trang 76 - 81)

3.4.1. Quan điểm về tái sinh rừng

Tái sinh rừng là một quá trình mang tính đặc thù của đời sống lâm phần. Biểu hiện đặc trưng của tái sinh rừng là sự xuất hiện của một thế hệ cây non của những loài cây gỗ ở những nơi còn có điều kiện tái sinh rừng (dưới tán rừng, khoảng trống trong rừng, rừng sau khai thác, trên đất rừng sau khi làm nương, đốt rẫy...). Lớp cây con tái

sinh đóng vai trò thay thế lớp cây già cỗi. Do đó, tái sinh rừng là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng (chủ yếu là tầng cây gỗ). Tùy theo các điều kiện tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế có thể tiến hành ba loại tái sinh rừng khác nhau: Tái sinh tự nhiên, tái sinh nhân tạo và xúc tiến tái sinh tự nhiên.

Kết quả thống kê các loài cây tái sinh cho từng trạng thái rừng được trình bày tại bảng 3.20.

Bảng 3.20. Các loài cây tái sinh ở các trạng thái rừng

TTR Tổng số loài Tên loài cây

IIA 21 Chân chim, Lim xẹt, Trâm, Lim xanh, Ngát, Lá mác…

IIB 28 Mãn đĩa, Lim xanh, Bài bái, Lá mác, Dung, Nhục, Chân chim, Lim xẹt…

IIIA1 18 Chua trường, Đẻn ba lá, Ngát long, Chân chim, Dẻ gai, Mán đỉa, Máu chó lá to, Mít nài….

3.4.2. Mật độ tái sinh của những loài cây gỗ tầng cây cao

Mật độ tái sinh rừng đóng vai trò quan trong trong quá trình phục hồi rừng. Để xác định mật độ tái sinh cho từng trạng thái, đã tiến hành điều tra tái sinh trên các ô dạng bản diện tích 25m2 (5m x 5m) được bố trí 4 góc và tại tâm của ô sơ cấp ô có diện tích 2000m2 thông qua việc thống kê về số lượng và chất lượng tái sinh. Số liệu điều tra tái sinh bao gồm loài cây, chiều cao vút ngọn và đánh giá nguồn gốc tái sinh (hạt hay chồi) cũng như giám định chất lượng cây tái sinh. Sau đó tiến hành chỉnh lý cho từng ô dạng bản thống kê sự xuất hiện cho từng loài và số cây bình quân cho từng loài trên từng trạng thái căn cứ vào diện tích của ô mẫu và số liệu thống kê để xác định mật độ tái sinh. Kết quả nghiên cứu mật độ tái sinh được minh họa tại bảng 3.21.

Bảng 3.21. Mật độ tái sinh theo loài cây trên các trạng thái rừng

TTR Tổng số loài tầng cây cao

Số loài cây tái sinh (cây/ô)

Số cây tái sinh (cây/ha)

IIA 42 21 12400

IIB 46 28 12700

IIIA1 47 18 12300

Kết quả tại bảng 3.21, cho thấy: Trạng thái rừng IIIA1 có số loài cây tái sinh thấp nhất là 18 loài, tiếp đến là trạng thái rừng IIA với 21 loài và cao nhất là trạng thái rừng IIB với 28 loài. Cần thiết phải có những giải pháp lâm sinh trong quá trình làm giàu rừng bằng con đường tạo không gian sống thích hợp cho thế hệ cây tái sinh nhất là với trạng thái rừng IIB.

Mặt khác, cần loại bỏ bớt đi những loài cây có giá trị kinh tế thấp, chọn lọc và để lại những loài cây có giá trị kinh tế cao làm cây mẹ gieo giống. Tất nhiên, vấn đề này chỉ mang ý nghĩa kinh doanh, còn nếu như xét theo quan điểm lâm sinh và phát triển tự nhiên thì không cần thiết phải tiến hành công việc như vừa nêu, tức để rừng tự đào thải dưới tác động của quá trình chọn lọc tự nhiên.

3.4.3. Nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh

Nguồn gốc tái sinh của cây rừng chủ yếu là từ chồi và từ hạt. Tái sinh hạt sẽ thuận lợi cho việc hình thành tầng chính trong tương lai, khi tuổi và kích thước của cây rừng càng lớn sự ra hoa kết quả càng nhiều do đó nguồn hạt giống càng phong phú thuận lợi cho tái sinh hạt.

Cây có nguồn gốc từ hạt có đời sống lâu dài hơn so với cây có nguồn gốc từ chồi và khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh cũng tốt hơn so với cây có nguồn gốc từ chồi. Kết quả về nguồn gốc cây tái sinh được tổng hợp ở bảng 3.22.

Bảng 3.22. Nguồn gốc cây tái sinh các trạng thái rừng

Trạng thái

Nguồn gốc

Hạt Tỷ lệ % Chồi Tỷ lệ%

IIA 9510 76,69 2890 23,31

IIB 9197 72,41 3503 27,59

IIIA1 8745 71,09 3555 28,91

Qua bảng 3.22 cho thấy: Nguồn gốc của cây tái sinh phần lớn có nguồn gốc từ hạt chiếm tỷ lệ từ biến động từ 71,09% (IIIA1) đến 76,69% (IIA). Tái sinh chồi chiếm tỷ lệ nhỏ từ 23,31% (IIA) đến 28,91% (IIIA1). Chất lượng cây tái sinh phản ánh một cách tổng hợp đó là kết quả sự sự tác động qua lại giữa cây rừng với cây rừng và cây rừng với điều kiện hoàn cảnh nơi mọc. Vì vậy, năng lực tái sinh được đánh giá theo các chỉ tiêu về mật độ, phẩm chất, nguồn gốc và số cây có triển vọng. Kết quả phân chia cấp chất lượng làm 3 cấp là: Tốt, trung bình và xấu đã được tổng hợp tại bảng 3.23.

Bảng 3.23. Chất lượng cây tái sinh ở các trạng thái rừng

Phẩm chất

Trạng thái IIA Trạng thái IIB Trạng thái IIIA1

Tổng

số cây Tỷ lệ (%) Tổng

số cây Tỷ lệ (%) Tổng

số cây Tỷ lệ (%)

Tốt 1080 8,70 2543 20,02 3200 26,01

Trung bình 9420 75,96 8725 68,70 7568 61,52

Xấu 1900 15,34 1432 11,28 1532 12,47

Tổng 12400 100 12700 100 12300 100

Từ bảng 3.23 cho thấy: Ở trạng thái IIA số cây tái sinh phẩm chất trung bình chiếm tỷ lệ lớn nhất là 75,96 %, số cây tái sinh phẩm chất tốt chiếm tỷ lệ nhỏ là 8,70

% và số cây phẩm chất xấu là 15,34 %. Như vậy, trạng thái IIA, cây tái sinh tập trung vào cấp chất lượng trung bình là chính. Ở trạng thái này độ tàn che của tầng cây cao còn thấp thích hợp cho cây tái sinh của các loài ưa sáng, cây tái sinh có khả năng cạnh trạnh với cây bụi, thảm tươi đây cũng là điều kiện thuận lợi để quá trình phục hồi rừng.

Ở trạng thái IIB: Cây tái sinh có chất lượng tốt chiếm tỷ lệ 20,02 %, chất lượng trung bình chiếm tỷ lệ 68,70 % và chất lượng xấu chiếm tỷ lệ 11,28 %. Như vậy, trạng thái này cây tái sinh vẫn tập trung vào cấp chất lượng tốt và trung bình.

Ở trạng thái IIIA1: cây tái sinh có phẩm chất tốt chiếm tỷ lệ lớn hơn so với IIA và IIB với tỷ lệ 26,01 %, cây có phẩm chất trung bình chiếm 61,52 % và cây có phẩm chất xấu là 12,47%.

Nhận xét chung: Từ kết quả phân tích ở trên cho thấy ở 3 trạng thái rừng cây tái sinh có chất lượng tốt và trung bình chiếm tỷ lệ lớn, đó là điều kiện thuận lợi cho quá trình lợi dụng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng. Cần có những biện pháp kỹ thuật lâm sinh để tạo điều kiện cho cây tái sinh phát triển như dọn vệ sinh, xúc tiến tái sinh để nuôi dưỡng lớp cây có triển vọng.

3.4.4. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao

Để đảm bảo cho việc phục hồi rừng thì điều quan trọng là chất lượng tái sinh phải đảm bảo. Muốn vậy khi đánh giá chất lượng tái sinh rừng cho đến nay vẫn chủ yếu dựa vào việc thống kê các cây tái sinh có chiều cao triển vọng (hvn >1m) để đánh giá. Trong đề tài, đã đi sâu vào việc thống kê phân bố tái sinh theo các cấp chiều cao khác nhau. Kết quả thống kê tại bảng 3.24.

Bảng 3.24. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao trên các trạng thái rừng

TTR N/ha

(cây/ha)

Cấp chiều cao (H) (cm)

0-25 25-50 50-75 75-100 >100

IIA 12400 900 1200 1400 2000 6900

IIB 12700 1200 1400 1600 2200 6500

IIIA1 12300 1800 2200 1900 2300 4100

Kết quả tại bảng 3.24 cho thấy: Thế hệ cây tái sinh có triển vọng nhất là những cây có chiều cao vút ngọn lớn hơn 1m chiếm số lượng lớn nhất ở trạng thái rừng IIA với 6900 cây/ha, tiếp theo là trạng thái rừng IIB với 6500 cây/ha và thấp nhất là 4100 cây/ha ở trạng thái rừng IIIA1.

Từ các kết quả nghiên cứu về cây tái sinh nhận thấy: Tại khu vực nghiên cứu cây tái sinh tập trung ở cấp chiều cao trên 1m. Trong phạm vi chiều cao dưới 1m cây tái sinh chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của cây bụi, thảm tươi. Vì vậy, khi cây tái sinh vượt qua chiều cao của tầng cây bụi thì mới phát triển ổn định được. Dựa trên cơ sở này làm căn cứ để xác định những cây có chiều cao trên 1m được xem là những cây tái sinh có triển vọng.

Ở cả ba trạng thái rừng thế hệ cây tái sinh có triển vọng nhất là những cây có chiều cao vút ngọn lớn hơn 1m đều chiếm số lượng lớn. Như vậy, có thể nói khả năng thành công trong công tác xúc tiến tái sinh ở đây là có cơ sở khoa học và thực tiễn, cần thiết nên có hướng chăm sóc, loại bỏ dây leo, cây bụi và bảo vệ rừng tốt hơn để mau chóng phục hồi rừng.

3.4.5. Tổ thành cây tái sinh

Số liệu điều tra thu thập được trên các ODB của 3 OTC điển hình ở 3 trạng thái được thể hiện ở bảng 3.25:

Bảng 3.25. Công thức tổ thành tầng cây tái sinh (tính theo hệ số tổ thành)

TTR Tổng số loài Công thức tổ thành loài cây tái sinh

IIA 21 12,69Ch + 12,69Lt + 10,31Tr + 7,14Lx + 7,14Ng + 6,34Lm + 43,65LK

IIB 28 10,93Mđ + 8,59Lx + 7,81Ba + 7,81Lm + 7,03D + 7,03Nh + 4,68Ch + 4,68Lx + 41,41LK

IIIA1 18 14,6Sp + 9,75Cht + 9,75Đbl + 7,31Ngl + 4,87Ch+

4,87Dg + 4,87Mđ + 43,98LK

Ghi chú: Ch: Chân chim; Lt: Lim xet; Tr: Trâm; Lx: Lim xanh; Ng: Ngát; Lm:

La mác; Mđ: Mán đỉa; Ba: Bài bái; D: Dung; Nh: Nhục; Sp: Chưa xác đinh; Cht:

Chua trường; Đbl: Đẻn 3 lá; Ngl: Ngát lông; Dg: Dẻ gai; LK: Loài khác

Trạng thái rừng IIA là trạng thái rừng đã có thời gian phục hồi nhưng còn ngắn.

Trong đó điều kiện hoàn cảnh của rừng mới được hình thành thể hiện tầng tán đơn giản, chủ yếu là các loài cây có kích thước nhỏ. Vì vậy lớp cây tái sinh phía dưới của tán rừng cũng chịu ảnh hưởng rõ rệt, đó là các loài cây tiên phong ưa sáng, sinh trưởng nhanh nhưng đã xuất hiện một số loài cây có giá trị. Số lượng loài cây tái sinh là 21 loài trong đó số loài cay ưu thế tham gia vào công thức tổ thành ở trạng thái này là 7 loài.

Như vậy thấy rằng thành phần các loài xuất hiện ít và đơn giản. Trạng thái này đã xuất hiện một số loài cây gỗ lớn có giá trị cao như các loài Lim xanh, Lim xẹt, Trâm…Trong tương lai lớp cây này sẽ tham gia vào cấu trúc của rừng. Để nâng cao giá trị của rừng cần có biện pháp là điều chỉnh mật độ giữa các loài cây với nhau nhằm tạo điều kiện cho các loài có giá trị phát triển.

Trạng thái rừng IIB có thời gian phục hồi dài hơn trạng thái IIA, điều kiện hoàn cảnh rừng đã bắt đầu ổn định, dưới tán rừng lớp cây tái sinh đã chịu điều kiện che bóng. Lớp cây tái sinh bao gồm cây ưa sáng còn có loài cây chịu bóng. Số lượng loài cây tái sinh có mặt là 28 loài.

Như vậy thành phần các loài xuất hiện cao hơn trạng thái IIA, so với tầng cây gỗ thì tầng cây tái sinh vẫn đơn giản hơn.

Trong thành phần loài cây tham gia vào công thức tổ thành thì nhóm loài cây ưu thế là 8 loài chiếm tỷ lệ cao. Trong đó đã có các loài cây gỗ lớn có giá trị tương đối cao xuất hiện nhiều trong các ô tiêu chuẩn, đồng thời tỷ lệ tổ thành cũng cao hơn.

Trong tương lai chúng sẽ tham gia vào tổ thành của tầng cây cao, thể hiện như loài cây Lim xanh, Lim xẹt…Vì vậy biện pháp kỹ thuật trước mắt là duy trì số lượng loài cây có giá trị, điều tiết mật độ, phát dây leo, bụi rậm, tạo không gian dinh dưỡng cho cây tái sinh.

Trạng thái rừng IIIA1 có 18 loài cây tái sinh và cả 18 loài này đều tham gia vào công thức tổ thành. Trạng thái này chủ yếu các loài cây tái sinh là các loài có giá trị cao như Lim xanh, Lim xẹt, Trâm trắng, Trâm vỏ đỏ, Dẻ….

Qua đó có thể dự đoán rằng trong tương lai lớp cây tái sinh này sẽ tham gia vào tổ thành của tầng cây cao nếu như được bảo vệ và có các biện pháp chăm sóc hợp lý.

Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải xác định được các biện pháp lâm sinh phù hợp để duy trì, phát triển lớp cây tái sinh này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên phục hồi làm cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng tại (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)