TÌNH HÌNH CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.2. TÍNH TOÁN MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐIỀU TRA CƠ BẢN LÀM CƠ SỞ XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI RỪNG 43

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Trạm Lập, tỉnh Gia Lai (Trang 53 - 63)

CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38

3.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.2. TÍNH TOÁN MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐIỀU TRA CƠ BẢN LÀM CƠ SỞ XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI RỪNG 43

3.1.1. Vị trí địa lý

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Trạm Lập nằm phía Bắc huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai, có tổng diện tích tự nhiên vào khoảng 10.284,71 ha và có vị trí địa lý trong khoảng:

Từ 14 24’ 15” đến 14 33’ 35” vĩ độ Bắc Từ 108 26’ 30” đến 108 34’ 25” kinh độ Đông Phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi

Phía Đông giáp khu bảo tồn Kon Chư Răng huyện K’Bang Phía Nam giáp lâm trường Hà Nừng huyện K’Bang

Phía Tây giáp lâm trường Đăk Rong huyện K’Bang 3.1.2. Đặc điểm tự nhiên

Địa hình: Kết quả phân tích trên nền địa hình của bản đồ VN 2000, tỷ lệ 1/25.000, địa hình của Công ty Trạm Lập như sau:

Kiểu địa hình núi trung bình (N2): Chiếm khoảng 80% diện tích lâm phần Công ty, phân bố chủ yếu ở phía Nam, Tây Nam lâm phần, độ cao tuyệt đối trung bình từ 950 - 1.100 m, đỉnh cao nhất là 1.500 m.

Độ dốc trung bình từ 10 - 220, đặc biệt có những khu vực dốc cục bộ trên 300 và chia cắt phức tạp, gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất.

Kiểu địa hình sơn nguyên thấp (S3): Chiếm khoảng 20% diện tích lâm phần Công ty, bề mặt của kiểu địa hình này có dạng lượn sóng.

Phân bố của kiểu địa hình này tập trung ở vùng trung tâm, phía Đông và phía Tây Nam phần công ty. Độ cao trung bình 800 m, độ dốc bình quân từ 12 đến 140.

Giao thông: Hệ thống giao thông có tuyến đường Đông Trường Sơn chạy qua từ Bắc xuống Nam chất liệu mặt đường là bê tông. Ngoài ra trong khu vực còn có các đường đi vào các thôn, làng vẫn còn là đường đất nên vào mùa mưa thường bị ngập úng, lầy lội gây khó khăn cho việc đi lại.

Khí hậu: Khu vực Công ty Trạm Lập thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chi phối mạnh bởi yếu tố địa hình. Đây là sườn đón gió mùa Đông Bắc nên nơi đây chịu ảnh hưởng bởi khí hậu Đông Trường Sơn và Duyên hải Trung bộ. Theo số liệu của trạm khí tượng thủy văn An Khê năm 2011, vùng này phân chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Các chỉ số cơ bản của thời tiết như sau:

Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm giao động từ 21 đến 230C. Nhiệt độ cao nhất từng xảy ra là 340C và thấp nhất có năm là 100C.

Chế độ mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm từ 2.500 đến 3.000 mm, tập trung vào mùa mưa (chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm), chiếm khoảng 70% lượng mưa năm.

Độ ẩm trung bình 75%, cao nhất vào mùa mưa là 87%, thấp nhất là mùa khô (có gió tây nam) là 65%.

Chế độ gió: Có hai hướng gió chính là gió hướng Đông Bắc và gió hướng Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc hoạt động từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ không khí thường xuống thấp, độ ẩm cao và kèm theo mưa. Gió mùa Tây Nam hoạt động từ tháng 3 đến tháng 8, gió này bị che chắn bởi dãy Trường Sơn làm cho không khí khô, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp.

Với phân mùa như thế này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty tổ chức hoạt động sản xuất. Vào mùa khô, Công ty thường tổ chức các hoạt động như khai thác gỗ rừng, nuôi dưỡng rừng, khoán bảo vệ rừng. Tuy nhiên vào mùa mưa việc đi lại kiểm tra rừng và tổ chức các hoạt động sản xuất thường gặp khó khăn.

Thủy văn

Hệ thống sông suối : Khu vực Công ty quản lý có hệ thống sông, suối phân bố đều trên toàn lâm phần. Phía Bắc lâm phần là đầu nguồn Sông Kôn, suối lớn nhất là suối Đăk Phan, chảy theo hướng Đông Bắc- Tây Nam, qua trung tâm lâm phần của Công ty và đổ vào sông Kôn.

Hiện nay, cả hai hệ thống suối trên đều có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho các Nhà máy thủy điện và phòng hộ đầu nguồn ở hạ lưu sông Kôn.

Đất đai: Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ lập địa cấp II tỉnh Gia Lai do Phân viện ĐTQH rừng NTB&TN thực hiện năm 1995 thì lâm phần Công ty Trạm Lập có 2 nhóm đất chính sau:

Nhóm đất Feralít nâu thẫm, nâu đỏ (ký hiệu là Fk) phát triển trên đá Macma kiềm và Macma trung tính. Đất có tầng dày, hàm lượng mùn cao, thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc thịt trung bình, đất ít chua.

Nhóm đất Feralít vàng đỏ phát triển trên đá Macma axit (ký hiệu là Fa), đất có tầng từ trung bình đến dày, hàm lương mùn khá cao (phụ thuộc vào lớp thảm che thực vật trên mặt đất), thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, đất hơi chua.

Hình 3.1. Bản đồ tổng thể khu vực nghiên cứu

3.1.3. Tổng quan về hiện trạng rừng của đơn vị

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Trạm lập nằm trên địa bàn 2 xã Sơn Lang và Đắk Roong huyện Kbang. Tuy nhiên lâm phần của Công ty chỉ chiếm một phần diện tích tự nhiên của 2 xã với diện tích Công ty quản lý là: 10.196,0 ha, trong đó:

Đất quy hoạch cho lâm nghiệp : 10.196,0 ha, chiếm 100%.

Đất có rừng : 10.196,0 ha, chiếm 100 % Trong đó:

Rừng tự nhiên : 10.186,2, ha, chiếm 99,9 %

Rừng trồng : 9,8 ha, chiếm 0,1%

Toàn bộ diện tích trên đều được quy hoạch rừng sản xuất

Căn cứ vào kết quả điều tra rừng (sử dụng hệ thống 96 ô tiêu chuẩn) trong Phương án Quản lý rừng bền vững của Công ty (tháng 10 năm 2016) được Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên xây dựng và quy định phân loại rừng theo Thông tư số 34/2009/TT-BNN, bao gồm các loại rừng như sau:

Rừng giàu: Có tổng diện tích là 1.644,3 ha, chiếm 16,1% tổng diện tích tự nhiên, với tổng trữ lượng 462.377,2 m3, chiếm 23,7% tổng trữ lượng lâm phần, trữ lượng bình quân 281,2 m3/ha.

Tổ thành loài cây chủ yếu là: Bời lời, Chò xót, Giổi, Thạch đảm,Thông nàng, Dung, Giẻ, Cồng, Trường vải, Mít nài, Cóc đá, Hồng tùng, Re, Du mooc, Trâm,…

Rừng trung bình: Có tổng diện tích là 6.670,9 ha, chiếm 65,4% tổng diện tích tự nhiên, với tổng trữ lượng 1.318.836,9 m3, chiếm 67,5% tổng trữ lượng lâm phần, trữ lượng bình quân của rừng 197,7 m3/ha.

Tổ thành loài cây chủ yếu là: Bời lời, Thông nàng, Chò xót, Giổi, Dung, Bứa, Thạch đảm, Giẻ, Cồng, Trường vải, Mít nài, Cóc đá, Hồng tùng, Re, Du mooc, Trâm,…

Rừng nghèo: Có tổng diện tích loại rừng này là 1.871, ha, chiếm 18,4 % tổng diện tích tự nhiên, với tổng trữ lượng 169.512,6 m3, chiếm 8,7% tổng trữ lượng lâm phần, trữ lượng bình quân của rừng 89,5m3/ha.

Tổ thành loài cây chủ yếu là: Trâm, Bời lời, Re, Giẻ, Cóc đá, Thông nàng, Sến đất, Chò xót, Trường vải, Giổi…

Rừng trồng: Tổng diện tích là 9,8 ha, chiếm 0,1% diện tích tự nhiên, tổng trữ lượng rừng trồng là 1.715 m3, chiếm 0,1% tổng trữ lượng toàn lâm phần, trữ lượng bình quân của 1 ha là 175 m3. Loài cây trồng là Thông ba lá.

Chất lượng rừng của 2 loại rừng giàu và rừng trung bình trên lâm phận Công ty như sau:

Tầng cây gỗ

Về tổ thành loài: Trong khu vực lâm phận của Công ty xuất hiện 245 loài, những loài cây gỗ xuất hiện nhiều nhất là những loài: Kháo, Thạch đảm, Re, Ngát, Giổi, Ràng ràng, Thông nàng, Chân chim, Trâm trắng, Giẻ trắng, Trường vải, Bứa, Máu chó, Dung vỏ mềm, Gội tẻ, Xoay, Giẻ đỏ, Trâm tía,...Phân bố số cây theo đường kính: Số cây có đường kính từ 48 cm trở lên chiếm 15 %, trong đó chủ yếu là những loài cây như Bời lời, Giẻ trắng, Giẻ đỏ, Thông nàng, Giổi, Bứa núi, Trâm trắng, Trường vải, Thạch Đảm

Trữ lượng rừng

Trữ lượng rừng theo cấp kính: Tỷ lệ trữ lượng của những cây có đường kính từ 48 cm trở lên chiếm 43,2% tổng trữ lượng lâm phần.

Xét về phẩm chất: Trong tổng trữ lượng cây có cấp kính đủ điều kiện để khai thác thì cây có phẩm chất C chiếm 13%, còn lại 87% là trữ lượng cây có phẩm chất A và B.

Xét về nhóm gỗ: Trong tổng trữ lượng cây có cấp kính đủ điều kiện để khai thác thì cây gỗ nhóm I và nhóm II chiếm 1%, cây gỗ nhóm III đến nhóm VI chiếm 69,4%, cây gỗ nhóm VII và nhóm VIII chiếm 11,2%, còn lại 14,4% là những loài không xác định được nhóm gỗ.

Tái sinh rừng

Mật độ tái sinh 12.550 cây/ha, với tỉ lệ cây tái sinh triển vọng 35,4% và số cây không triển vọng là 64,6%.

Đa dạng thực vật rừng

Kết quả điều tra cho thấy, hệ thực vật có trên lâm phần Công ty Trạm lập khá đa dạng và phong phú, đây là hội tụ của các luồng thực vật sau:

Luồng thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa gồm có các loài cây tiêu biểu trong họ Giẻ (Fagaceae), họ Re (Lauracea), họ óc chó (Juglandaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ đậu (Fabaceae), họ Ngọc Lan (Mangnoliaceae).

Luồng thực vật từ Tây Bắc xuống thuộc khu hệ thực vật Vân Nam Quý Châu và chân dãy núi Himanaya, gồm có các loài cây tiêu biểu trong ngành Hạt trần

(Gynospermea) như Thông nàng (Podocarpus imbricatus), Hoàng đàn giả (Darydium elatum), Thông tre (Podocarpus neriifolius) thuộc họ Kim giao (Podocaspaceae)

Luồng thực vật từ phía Nam đi lên thuộc khu hệ thực vật Malaixia - Indonêxia, gồm các loài cây thuộc họ Dầu (Diterocarpaceae), như Chò chỉ (Parasohrea stelata)

Luồng thực vật đi từ phía Tây đi lại thuộc khu hệ thực vật India - Myanma, có các loài cây rụng lá như Gạo (Bombax)

Hệ thực vật Trạm Lập có tổng số 17 loài được ghi trong sách đỏ, trong đó có 5 loài đang bị đe dọa ở cấp toàn cầu ghi trong sách đỏ thế giới (IUCN 1997) và 17 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam, chiếm 5,0% tổng số thực vật của sách đỏ Việt Nam và chiếm 2,3% tổng số loài được thống kê ở Trạm Lập.

Trong số các loài thực vật có nhiều loài cây quý hiếm nổi tiếng có giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế cao như: Lát (Chukrasia tabularis), Kim giao (Nageia fleuryi), Xoay (Dialium cochinchinensis), Trắc (Dallbergia cochinchinensis), Trầm hương (Aquilaria crassna), Thổ phục linh (Smilax glabra), Kim tuyến (Anectochilus setaceus), ở những nơi có độ cao và độ dốc lớn tập trung về phía Bắc của Công ty tồn tại kiểu rừng hỗn giao lá rộng lá kim với thành phần chủ yếu là Hồng Quang, Giẻ, Hoàng đàn giả.

3.2. TÍNH TOÁN MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐIỀU TRA CƠ BẢN LÀM CƠ SỞ XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI RỪNG

Từ hồ sơ và bản đồ hiện trạng đã sơ bộ điều tra khảo sát và thiết kế ô thí nghiệm theo phương pháp bố trí điển hình với diện tích ô mẫu là 2000m2 để tiến hành điều tra sinh trưởng của tầng cây cao.

Phân loại rừng hiện tại nhằm xác định rõ đối tượng nghiên cứu cũng như như đối tượng kinh doanh để định hướng cho việc đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý.

Từ tài liệu thu thập ở đối tượng rừng tự nhiên của khu vực nghiên cứu, đã tiến hành phân loại trạng thái rừng theo quy định hiện hành tại thông tư 34/2009 của Bộ NN và PTNT về Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng.

Đã chọn các chỉ tiêu định lượng về trữ lượng bình quân/ha, đồng thời kết hợp mô tả kiểu trạng thái trực tiếp trong quá trình điều tra thực địa để phân loại trạng thái rừng tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Trạm Lập tỉnh Gia Lai.

Kết quả như sau:

Bảng 3.1. Kết quả phân loại rừng hiện tại

OTC

N/ha ( Cây/ha)

G/ha (m2/ha)

M/ha

(m3/ha) %Gd>=40 %Md>=40

1 855 32,15 272,7 47,47 56,92

2 800 52,5 297,82 47,41 51,16

3 860 48,59 296,45 41,82 47,74

4 695 20,44 169,77 33,76 42,62

5 775 21,9 150,3 26,16 31,26

6 700 25,91 153,92 35,31 41,24

7 740 15,34 98,03 7,17 7,34

8 515 17,94 83,01 9,81 15,65

9 580 14,79 99,47 19,41 20,3

Căn cứ vào Thông tư 34/2009 của Bộ NN và PTNT về Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng đối chiếu với những kết quả tính toán tổng hợp tại bảng 3.1 cho kết luận như sau:

Ô tiêu chuẩn 1, 2 và 3 thuộc loại rừng giàu Ô tiêu chuẩn 4, 5 và 6 thuộc loại rừng trung bình Ô tiêu chuẩn 7, 8 và 9 thuộc loại rừng nghèo

Để khẳng định một cách chắc chắn và có cơ sở khoa học, cần thiết phải xem xét các mẫu có cùng một tổng duy nhất hay từ các tổng thể khác nhau.

Đề tài kiểm tra chỉ tiêu sinh trưởng D1.3 và Hvn là hai chỉ tiêu quan trọng đối với cây rừng.

Kiểm tra sự thuần nhất bằng tiêu chuẩn phi tham số của Kruskal và Wallis cho K mẫu độc lập.

Kết quả thể hiện bảng 3.2:

Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra sinh trưởng các chỉ tiêu đường kính ngang ngực và chiều cao vút ngọn các ô tiêu chuẩn trong từng loại rừng

OTC Chỉ tiêu sinh

trưởng H H'

) 1

2 (

05 kK

với (K= 3) Kết luận

1, 2 và 3

D1.3 2.84 2.85 5.99 H0+

Hvn 3.71 3.72 5.99 H0+

4, 5 và 6

D1.3 5.32 5.34 5.99 H0+

Hvn 5.45 5.46 5.99 H0+

7, 8 và 9

D1.3 4.22 4.31 5.99 H0+

Hvn 4.87 4.92 5.99 H0+

Từ kết quả tại bảng 3.2 cho thấy:

Kết quả kiểm tra sinh trưởng D1.3, Hvn ở OTC số 1, 2 và 3 các chỉ tiêu kiểm tra H và H' đều nhỏ hơn 052(k2)= 5.99 giả thuyết H0+ tạm thời chấp nhận nghĩa là sinh trưởng D1.3, Hvn là thuần nhất, hay các ô mẫu được rút từ 1 tổng thể, do đó có thể gộp chung OTC 1, 2 và 3 thành một ô mẫu nghiên cứu số1 (ONC1) thuộc loại rừng giàu

Kết quả kiểm sinh trưởng D1.3, Hvn ở OTC số 4, 5 và 6 các chỉ tiêu kiểm tra H và H' đều nhỏ hơn 052(k 2)=5.99 giả thuyết H0+ tạmthời chấp nhận nghĩa là sinh trưởng D1.3, Hvn là là thuần nhất, hay các ô mẫu được rút từ 1 tổng thể, do đó ta có thể gộp chung OTC 4, 5 và 6 thành một ô mẫu số 2 (ONC2) thuộc loại rừng trung bình.

Tương tự kết quả kiểm sinh trưởng D1.3, Hvn ở OTC số 7, 8 và 9 các chỉ tiêu kiểm tra H và H' đều nhỏ hơn 052(k 2)=5.99 giả thuyết H0+ tạmthời chấp nhận nghĩa là sinh trưởng D1.3, Hvn là là thuần nhất, hay các ô mẫu được rút từ 1 tổng thể, do đó ta có thể gộp chung OTC 7, 8 và 9 thành một ô mẫu số 3 (ONC3) thuộc loại rừng nghèo.

Như vậy, từ kết quả kiểm tra thuần nhất cho phép gộp 3 ô tiêu chuẩn mỗi ô có diện tích 2000m2 trên một loại rừng thành một ô nghiên cứu mới với diện tích là 6000 m2. Tổng số ô nghiên cứu sẽ là 3 ô nghiên cứu (ONC) đại diện cho 3 loại rừng.

Sau khi gộp số liệu của 3 ô tiều chuẩn trong cùng một trạng thái, tiến hành kiểm tra thuần nhất giữa các trạng thái rừng bằng tiêu chuẩn U của phân bố chuẩn tiêu chuẩn để khẳng định rằng việc phân loại rừng là thực sự có ý nghĩa hay không, kết quả tổng hợp tại bảng 3.3

Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra sinh trưởng các chỉ tiêu đường kính ngang ngực và chiều cao vút ngọn giữa các ô nghiên cứu của các loại rừng

ONC Chỉ tiêu sinh trưởng

ni/nj Ut

2

UKết luận

1 và 2

D1.3

503/434

6.304 1.96 H0-

Hvn 2.055 1.96 H0-

1 và 3

D1.3

434/367

2.604 1.96 H0-

Hvn 3.253 1.96 H0-

2 và 3

D1.3

503/367

6.479 1.96 H0-

Hvn 4.289 1.96 H0-

Qua kết quả tại bảng 3.3 cho thấy:

Kết quả kiểm tra thuần nhất giữa các ô cho thấy trên cả 2 dấu hiệu D1,3 và Hvn trị số Utính > 1,96, với độ tin cậy 95% hay nói cách khác sinh trưởng của cây rừng trên các loại rừng khác nhau là hoàn toàn khác nhau về mặt thống kê. Điều đó có nghĩa là việc phân trạng thái rừng thật sự có ý nghĩa và đảm bảo tính khác quan.

Trên cơ sở 3 ONC sau khi đã gộp số liệu từ các ô tiêu chuẩn ở từng loại rừng, đã tiến hành tính toán một số chỉ tiêu điều tra cơ bản cho từng ONC diện tích 6000m2 cho từng loại rừng.

Kết quả tính toán một số chỉ tiêu điều tra cơ bản cho từng ONC hay từng loại rừng được trình bày tại bảng 3.4.

Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu điều tra cơ bản ở từng loại rừng

Loại rừng D(cm) H(m) Độ tàn che N/ ha (cây/ha)

G/ha

(m2/ha)

M/ha (m3/ha)

Giàu 22.86 11.10 0.8 838 44.4233 288.99

Trung

bình 17.97 11.13 0.7

723 22.7500 157.91

nghèo 16.09 10.29 0.5 612 16.0233 93.50

Như vậy: Kết quả trên hoàn toàn phù hợp với những chỉ tiêu định lượng trong thông tư 34/2009 của Bộ NN và PTNT về Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng.

Qua khảo sát các loại rừng này tại khu vực nghiên cứu cho thấy:

Với rừng giàu: Chỉ tiêu tổng tiết diện ngang (G/ha) trung bình là 44.4233 m2/ha, trữ lượng (M/ha) trung bình 288.99 m3/ha, mật độ là (N/ha) 838 cây/ha, đường kính (D1.3) bình quân là 22.86cm, chiều cao (Hvn) bình quân 11.10m, độ tàn che là 0.8.

Rừng trung bình: Đây là rừng đã qua khai thác chọn, đang có thời gian phục hồi . Thời gian phục hồi từ 10 - 20 năm. Với những loài cây gỗ có giá trị kinh tế như Chò xót (Schima wallichii (DC.) Korth. Ssp), Bời Lời (Litsea lausilimba), Giổi (Michelia mediocris Dandy), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus (Bl.) de Laub) và các loài ít có giá trị kinh tế như Ngát, Trường vải, Trâm...

Đối tượng rừng này cũng thường có thế hệ cây mẹ chung sống. Rừng hình thành do các cây gỗ tái sinh dưới tán cây lớn, chúng là những cây gỗ lâu năm ở lứa tuổi non cùng với cây mẹ.

Rừng trung bình còn có một số cây lớn còn sót lại như Hoa khế (Disoxylon translucidum Pierre), Dẻ (L. fenestratus (Roxb), Vạng trứng (Endospermum chinense Benth)... do đó có cấu trúc tương đối phức tạp về tổ thành loài cây.

Chỉ tiêu tổng tiết diện ngang (G/ha) trung bình là 22.7500 m2/ha, trữ lượng (M/ha) trung bình 157.91 m3/ha, mật độ là (N/ha) 723 cây/ha, đường kính (D1.3) bình quân l7.97cm, chiều cao (Hvn) bình quân 11.13 m, độ tàn che là 0.7.

Rừng nghèo: Là rừng đã bị khai thác càn đi quét lại nhiều lần, rừng bị khai thác kiệt, cấu trúc bị phá vỡ hoàn toàn, tán rừng bị phá vỡ thành những mảng lớn.

Trong rừng một số cây gỗ lớn còn lại hầu hết là những loài cây gỗ từ nhóm V đến nhóm VIII ít có giá trị kinh tế, lác đác còn sót lại một số cây gỗ có giá trị kinh tế nhưng đường kính nhỏ hoặc phẩm chất kém. Trong rừng chằng chịt dây leo bụi rậm phân tầng không rõ ràng

Thế hệ rừng trước kia đã bị khai thác chọn lọc nhiều lần, tạo thành các lỗ trống lớn, các loài cây ưa sáng mọc nhanh có cơ hội tái sinh đồng loạt, có đời sống ngắn, giá trị kinh tế kém như: Sòi tía (Styllingia discolor Champ. ex Benth), Nhựa ruồi (Ilex cinerea Champ), Hu đay (Trema angustifolia)...

Các chỉ tiêu định lượng về tổng tiết diện ngang là 16.0233m2/ha, trữ lượng 93.501m3/ha, mật độ từ 483 cây/ha, đường kính bình quân 16.09cm, chiều cao bình quân 10.29 m, độ tàn che là 0.5.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Trạm Lập, tỉnh Gia Lai (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)