Quy mô và chất lượng vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cho cây cao su ở Quảng Trị (Trang 63 - 66)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. THỰC TRẠNG VƯỜN CÂY, SỬ DỤNG PHÂN BÓN VÀ CHẤT KÍCH THÍCH MỦ CHO CAO SU TIỂU ĐIỀN THỜI KỲ KINH DOANH Ở QUẢNG TRỊ

3.1.1. Quy mô và chất lượng vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị

Tỉnh Quảng Trị hiện có 20.689 ha cao su, trong đó diện tích cao su đại điền chỉ có 5.861 ha (chiếm 28% tổng diện tích), nhưng lại có đến 14.828 ha (chiếm 72% tổng diện tích) là cao su tiểu điền canh tác theo kiểu cao su nông hộ (Cục Thống kê Quảng Trị, 2016 [16]. Cao su tiểu điền ở Quảng Trị phát triển mạnh là nhờ đầu tư hỗ trợ của Chương trình 327 (1992 – 1999), Dự án Đa dạng hóa nông nghiệp (2001 – 2009), Chương trình phát triển cao su tiểu điền (2010 đến nay). Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành Nông nghiệp tỉnh, do suất đầu tư chưa cao, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh cây cao su còn hạn chế nên quy mô, chất lượng và năng suất vườn cây cao su tiểu điền tại Quảng Trị nhìn chung còn thấp.

Theo Nguyễn Thị Huệ (2006) [24], tùy theo điều kiện và mức độ đầu tư, cao su tiểu điền trên thế giới thường phân thành 3 loại:

- Loại A: Diện tích dưới 2 ha.

- Loại B: Diện tích từ 2 đến 4 ha.

- Loại C: Diện tích trên 4 ha.

Kết quả điều tra quy mô và chất lượng vườn cây cao su kinh doanh trên 105 hộ thuộc địa bàn 3 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ của tỉnh Quảng Trị được thể hiện qua các Bảng 3.1 và 3.2.

Bng 3.1. Quy mô vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị

Huyện Số hộ

(hộ)

Diện tích bình quân (ha/hộ)

Quy mô vườn cao su (số hộ/tỷ lệ %) 2 ha/hộ < 2 - 4 ha/hộ > 4 ha/hộ

Vĩnh Linh 35 0,89±0,31 35 / 100,00 - -

Gio Linh 35 1,53±1,24 26 / 74,28 7 / 20,00 2 / 5,71

Cam Lộ 35 1,25±0,93 30 / 85,71 4 / 11,43 1 / 2,86

Toàn tỉnh 105 1,22±0,90 91 / 86,66 11 / 10,48 3 / 2,86

Vĩnh Linh là huyện có quy mô diện tích bình quân thấp nhất (0,89 ha/hộ) nhưng cũng là huyện có độ lệch chuẩn biến động ít nhất (±0,31), toàn bộ 35 hộ (100% số hộ) có quy mô loại A (dưới 2 ha/hộ), quy mô diện tích nhỏ phù hợp với năng lực lao động của hộ gia đình nhưng lại dẫn đến sự manh mún của vườn cây, khó áp dụng cơ giới hóa, hiệu quả thấp. Huyện Gio Linh có quy mô hộ bình quân lớn nhất (1,53 ha/hộ), hộ loại A có 26 hộ (74,28% số hộ), loại B có 7 hộ (20,00% số hộ) và loại C có 2 hộ (5,71% số hộ). Huyện Cam Lộ có quy mô hộ bình quân 1,25 ha/hộ, hộ loại A có 30 hộ (85,76% số hộ), loại B có 4 hộ (11,43% số hộ) và loại C có 1 hộ (2,86% số hộ).

Có thể thấy cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị chủ yếu trồng ở quy mô nhỏ; bình quân 1,22 ha/hộ, có đến 86,66% số hộ loại A (dưới 2 ha/hộ), có 10,48% hộ loại B (2 – 4 ha) và chỉ có 2,86% số hộ loại C (trên 4 ha); nguyên nhân là do các chương trình, dự án hỗ trợ của Nhà nước quy định diện tích đầu tư hỗ trợ khoảng 1 ha/hộ để cân đối quỹđất, bảo đảm huy động nhiều hộ dân cùng tham gia, phù hợp với năng lực canh tác quy mô hộ gia đình. Những hộ có diện tích lớn là những hộ có điều kiện tự mở mang khai hoang để trồng cao su nhưng số lượng ít vì ở Quảng Trị quỹ đất canh tác hạn hẹp, những hộ có điều kiện đầu tư lại không nhiều.

Kết quả này cũng phù hợp với xu hướng chung của thế giới là ở hầu hết các nước trồng cao su, đa số hộ thuộc loại A, một số nhỏ hộ thuộc loại B, rất ít hộ thuộc loại C (Nguyễn Khoa Chi (2000) [13]).

3.1.1.2. Chất lượng vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh Qung Tr

Quảng Trị là tỉnh có các điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho việc phát triển cây cao su với lượng mưa lớn, chế độ nhiệt, chế độ ẩm cao, đất đai phong phú và đa dạng, đặc biệt có 15.200 ha đất đỏ bazan rất phù hợp trồng cao su. Tuy nhiên, là tỉnh có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa Đông Bắc và Tây Nam, hàng năm lại hứng chịu nhiều cơn bão nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng của các vườn cây cao su. Qua thực tế theo dõi của Công ty Cao su Quảng Trị, do gió bão, sâu bệnh và các nguyên nhân khác, mỗi năm vườn cây giảm đi khoảng 2 – 5%

lượng cây trong lô [37].

Được trồng bằng vốn vay ưu đãi, vốn hỗ trợ của Nhà nước và các chương trình, dự án nên cao su tiểu điền ở Quảng Trị chấp hành tương đối tốt việc bố trí mật độ trồng ban đầu với việc áp dụng mật độ 555 cây/ha (hàng cách hàng 6 m, cây cách cây 3m), một số hộ còn đầu tư thêm để trồng ở mật độ cao hơn, 600 – 650 cây/ha. Do ảnh hưởng của gió bão và các nguyên nhân khác, mật độ và chất lượng vườn cây cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh giảm dần qua các năm canh tác.

Bng 3.2. Chất lượng vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị

Huyện Số hộ

(hộ)

Mật độ cây hiện còn bình quân (cây/ha)

Mật độ cây cạo bình quân

(cây/ha)

Tỷ lệ cây cạo

(%)

Độ đồng đều vườn cây

Vĩnh Linh 35 403±42 363±40 89,94 TB

Gio Linh 35 449±35 397±39 88,37 Xấu

Cam Lộ 35 455±19 410±22 90,17 TB

Toàn tỉnh 105 436±33 390±34 89,48

(Độ đồng đều vườn cây theo Quy trình kỹ thuật cây cao su của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam quy định: Vườn xấu là vườn có số cây đạt tiêu chuẩn (có chu vi thân tại vị trí 1,00 m (d100) ≥ 50 cm) dưới 70%, vườn trung bình 70 – 90%, vườn tốt trên 90%).

Có thể thấy mật độ cây cao su còn lại ở thời điểm điều tra khá cao (trên 70%), điều này có được là nhờ việc liên tục trồng dặm, trồng bổ sung những cây chết, cây gãy đổ trong những năm kiến thiết cơ bản. Tuy nhiên do được trồng ở nhiều thời điểm khác nhau dẫn đến hiện trạng cây trồng trong các lô không đồng đều, độ đồng đều vườn cây ở các huyện trong tỉnh chỉ ở mức xấu đến trung bình, đây cũng là đặc trưng chung của các vườn cao su tiểu điền.

Ở huyện Vĩnh Linh mật độ cây hiện còn (403 cây/ha) và mật độ cây cạo bình quân (363 cây/ha) thấp nhất trong toàn tỉnh, nguyên nhân là do diện tích cao su được trồng ở huyện này chủ yếu được trồng ở vùng đất đỏ bazan thuộc các xã nằm phía Đông của huyện nên chịu ảnh hưởng mạnh của gió, bão từ biển Đông thổi vào làm cây trồng bị gãy đổ nhiều. Cũng vì nguyên nhân mật độ hiện còn thấp nên năng suất của huyện Vĩnh Linh cũng thấp hơn so với các huyện khác trong tỉnh.

Ở 2 huyện Gio Linh và Cam Lộ mật độ cây hiện còn và mật độ cây cạo bình quân xấp xỉ nhau (mật độ cây hiện còn khoảng 450 cây/ha và mật độ cây cạo bình quân khoảng 400 cây/ha), trong độ tuổi bình quân là 15 tuổi của các lô khảo sát, đây là mật độ phù hợp với mật độ được khuyến cáo theo quy trình kỹ thuật. Đặc trưng đất đai của các huyện phía Nam tỉnh (như Gio Linh và Cam Lộ) là vùng phía Đông giáp biển chỉ có đất cát, đất bazan và các loại đất trồng được cao su tập trung ở phía Tây nên hạn chế được ảnh hưởng của gió bão đến cây cao su vườn hộ.

Tỷ lệ cây đưa vào khai thác ở cả 3 huyện xấp xỉ 90%, nhưng thực tế do sức ép về thu nhập và việc làm của người dân nên nhiều cây chưa đạt chuẩn theo Quy trình (chu vi thân ở vị trí 1,00 m chưa đạt 50 cm) vẫn được đưa vào khai thác, đặc biệt là ở các vườn cao su 10 – 12 tuổi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cho cây cao su ở Quảng Trị (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)