nghiên cứu của luận án
2.1. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
Qua nghiên cứu, đánh giá tình hình nghiên cứu ở trong nước và nước
ngoài có thể nhận thấy vấn đề giải quyết tranh chấp nội bộ của doanh nghiệp nói chung, giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cô phần tại Tòa án ở Việt Nam nói riêng đã được nhiều tác giả nghiên cứu, tiếp cận dưới các góc
độ và phạm vi khác nhau. Sự đa dạng, phong phú của các công trình nghiên
20
cứu giúp tác giả có điều kiện được tiếp thu, kế thừa những kết quả đã được giới khoa học cũng như những người làm công tác thực tiễn thừa nhận, nhưng qua khảo cứu cho thấy ít có công trình nghiên cứu trực tiếp về giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cô phan tại Tòa án, vì vậy đòi hỏi tác giả phải có những nghiên cứu thực sự chuyên sâu, độc lập, bảo đảm sự kế thừa có
chọn lọc và tính mới cho công trình luận án của mình.
Nhìn chung các công trình có liên quan đến đề tài luận án đều đề cập đến cơ chế giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại (trong đó có tranh chấp nội bộ trong công ty cô phan); quyền và nghĩa vụ của các chủ thé; các tranh chấp nội bộ thường gặp trong tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nói chung, trong công ty cô phan nói riêng và các phương thức cơ bản dé giải quyết các tranh chấp phát sinh. Một số số công trình khác tuy không trực tiếp nghiên cứu về giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cô phần nhưng đã tạo được tiền đề về mặt lý luận cho việc nghiên cứu các nguyên tắc, nội dung quản trị trong công ty cổ phần, quyền của cô đông và cơ chế bảo vệ các quyền của cổ đông thông qua việc giải quyết khiếu nại, giải quyết tranh chấp.
Từ việc tiếp cận các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài tập trung ở những nội
dung cơ bản sau:
(i) Thứ nhất, về lý luận.
Các công trình khi nghiên cứu liên quan đến giải quyết tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp nói chung, công ty cổ phan nói riêng đều khang định việc giải quyết tranh chấp minh bạch, công băng, hiệu quả và khả thi là phương châm, định hướng, là kim chỉ nam của các cơ chế giải quyết tranh chấp cũng như sự lựa chọn của các chủ thể có liên quan. Đa số các công trình nghiên cứu có quan niệm chung cho rang: Tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp là những mâu thuẫn, bất đồng giữa các thành viên doanh nghiệp, giữa các thành viên với doanh nghiệp phát sinh trong quá trình thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập,
hợp nhất, chia, tách, ban giao tài sản của doanh nghiệp và chuyên đổi hình thức tổ chức doanh nghiệp. Việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại, trong đó có tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phan, được thực hiện theo các
phương thức cơ bản là “Thương lượng”, “Hòa giải”, “Trọng tai’ va “Toa án” va
việc các chủ thé lựa chọn phương thức nao giải quyết tùy thuộc vao tính chat của tranh chấp va mức độ nhận thức về tinh ưu việt của từng phương thức.
(ii) Thứ hai, về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành trong giải quyết tranh chấp nội bộ công ty cô phan.
Các công trình nghiên cứu đã thé hiện một day đủ thực tiễn lập pháp về quản trị công ty cổ phần cũng như nhận diện, giải quyết các tranh chấp nội bộ phát sinh trong tổ chức và hoạt động của công ty cô phan trong sự phát triển của nên kinh tế.
Các công trình nghiên cứu trong nước, dưới góc độ luật học đã phần nào mô tả được khung pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp nói chung, pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty cô phan tại Tòa án nói riêng hiện nay và chỉ ra được những bất cập cần khắc phục cũng như đưa ra một số giải pháp dé hoàn thiện những bất cập đó. Có thé nói, đây là một trong những kết quả quan trọng mà Luận án có thể kế thừa, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp cụ thể trong bối cảnh hiện nay mà luận án đặt ra.
(iii) Thứ ba, về hoàn thiện pháp luật
Mặc dù các công trình nghiên cứu có đề cập tới hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty cổ phan tại Tòa án đã có các đề xuất hoàn thiện pháp luật về tố tụng, doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành...
Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu đã công bố thường trong phạm vi hẹp về từng nội dung nhỏ của pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty cổ phần tại Tòa án như giải pháp hoàn thiện pháp luật về tố tụng Tòa án; thực trạng quyền và nghĩa vụ của cô đông trong công ty cô phần cũng như cơ cấu tổ chức, quản lý công ty cô phan...
22
Đây là các kết quả quan trọng, để tác giả luận án có thê kế thừa, phát triển và hoàn thiện trong chương 3 của luận án.
(iv) Thứ tư, về phương pháp nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu dựa trên các phương pháp mà các công trình
nghiên khác đều áp dụng, đó là phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin về duy vật biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng đường lối, chính sách của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyên, day mạnh cải cách tu pháp, phương pháp phân tích và tong hợp lý thuyết, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, phương pháp lịch sử, phương pháp tổng kết kinh
nghiệm và phương pháp chuyên gia.
2.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu
Xuất phát từ các đánh giá nêu trên, luận án tiếp tục nghiên cứu các nội dung chủ yếu sau đây:
Mot là, nghiên cứu, làm sâu sắc hơn khái niệm, bản chất, đặc điểm, của tranh chấp nội bộ trong công ty cô phan, cũng như giải quyết những tranh chấp này tại Tòa án.
Hai là, đánh giá các yếu tô ảnh hưởng cũng như các điều kiện đảm bảo giải quyết các tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phan tại Tòa án.
Ba là, nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh về mô hình tổ chức, quản trị công ty cô phần và giải quyết các tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phan.
Bốn là, nghiên cứu thực tiễn giải quyết các tranh chấp nội bộ trong công ty cô phan tại Tòa án ở Việt Nam thời gian qua có bảo đảm tính minh bạch, bình đăng, khả thi hay chưa và những van đề còn tồn tại, bất cập và nguyên nhân của những tôn tại, bất cập này.
Năm là, nghiên cứu giải pháp bảo đảm giải quyết các tranh chấp nội bộ trong công ty cô phần trên thực tế từ các góc độ thé chế quản trị công ty cổ phan cũng như cơ chế, trình tự, thủ tục tố tung áp dung dé giải quyết các tranh chấp tại Tòa án có thâm quyên. Các giải pháp đưa ra phải có tính chiến lược,
phù hợp với bối cảnh Việt Nam đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và những yêu cầu phát triển doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc té.
3. Co sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu va giả thuyết
nghiên cứu
3.1. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu Luận án sử dụng các lý thuyết sau
(i) Học thuyết K. Marx - Lennin về nhà nước và pháp luật, đặc biệt là hệ thống các tri thức lý luận về thực hiện pháp luật.
Theo lý thuyết này, mọi hoạt động trong xã hội nói chung và xử lý gian lận xuất xứ hàng hóa nói riêng của bất cứ tổ chức, cơ quan, người dân nào đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Đề cao vai trò quản lý của nhà nước thông qua biện pháp quản lý xã hội bằng pháp luật. Lên án và xử lý nghiêm
minh các hành vi vi phạm pháp luật, coi thường pháp luật; đảm bảo thực hiện
tốt, hiệu quả nguyên tắc “Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
Bên cạnh đó, luận án còn dựa trên quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế trong điều kiện hội nhập, hoàn thiện thé chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam. Có nghĩa là luận án quán triệt, bám sát các quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng nhà nước, pháp quyền XHCN; xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, khả thi góp phan đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của xã hội, của người dân và thúc đầy hiệu quả quá trình hội nhập quốc tế của
Việt Nam.
(ii) Lý thuyết về kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế dựa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa nguyên tắc tự do và nguyên tắc công bằng xã hội, trên cơ sở nền kinh tế thị trường hướng vào mục tiêu khuyến khích, động viên mọi sáng tạo của cá nhân, doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh nhăm khơi dậy và đánh thức tiềm năng, thế mạnh của mọi thành phần kinh tế, mọi chủ thể tham gia thị
24
trường và xóa bỏ mọi rào cản đối với nhà đầu tư. Lý thuyết về nền kinh tế thị trường được vận dụng đối với thị trường vốn nói chung biéu hiện ở chỗ: một cô đông khi đầu tư vào công ty cô phần cần phải được bảo đảm quyền lợi, an toàn và hiệu quả với các quy luật khách quan của thị trường. Từ lý thuyết này đặt ra việc hoàn thiện pháp luật dé giải quyết tranh chấp trong nội bộ công ty cô phần tại Tòa án phải phù hợp với các quy luật của nền kinh tế thị trường.
(iii) Lý thuyết về công ty
Lý thuyết này cho răng bản chất chung của các công ty là tôi đa hóa lợi nhuận, có nghĩa là tạo ra nhiều khoảng cách giữa doanh thu và chi phí. Mục tiêu của công ty là xác định giá cả và nhu cầu trong thị trường và phân bổ các nguồn lực để tối đa hóa lợi nhuận ròng. Trong lý thuyết này, hành vi của bất kì công ty nào được cho là được thúc đây bởi tối đa hóa lợi nhuận. Lý thuyết chi phối việc ra quyết định có mặt trong nhiều khía cạnh bao gồm phân bổ nguồn lực, kĩ thuật sản xuất, điều chỉnh giá và khối lượng sản xuất. Áp dụng lý thuyết này vào nghiên cứu pháp luật về giải quyết tranh chấp trong nội bộ công ty cô phân tại Tòa án để phân tích tính hợp lý hoặc không của các quy định pháp luật đối với bản chat của một loại hình công ty cổ phan. Việc dé xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành cũng phải đặt dưới góc nhìn của lý thuyết công ty về lợi nhuận và chi phi.
3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Dé tài nghiên cứu được thực hiện dé tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cô phan tại Tòa án là gì và Pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phan tại Toa an có vị trí nào trong hệ thong pháp luật Việt Nam?
Giả thuyết nghiên cứu: Pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cô phần tại Tòa án là một bộ phận trong hệ thống pháp luật về kinh doanh thương mại cũng như tổ tung dân sự. Theo đó pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phan tại Tòa án là tong thé các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhăm điều chỉnh các mối
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cô phan tại Tòa án.
Dự kiến kết quả nghiên cứu: Dự kiến giải quyết câu hỏi nghiên cứu này tại Chương I. Luận án hệ thông hóa và phân tích các khái niệm về giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cô phan tại Tòa án cũng như pháp luật về nội dung đó.
Câu hỏi 2: Pháp luật hiện hành ở Việt Nam về giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phan tại Tòa dn có khả năng đáp ứng được nhu cau thực tiễn cũng như đòi hỏi của thị trường trong bối cảnh hiện nay hay không?
Giả thuyết nghiên cứu: Pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cô phan tại Tòa án ở Việt Nam đã tôn trong bản chất của loại tranh chấp này, nhưng chưa day đủ, khả năng đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong bối cảnh phát triển kinh tế hiện nay chưa cao.
Dự kiến kết quả nghiên cứu: Dự kiến kết quả được giải quyết tại Chương 2 luận án, trong đó phân tích và chứng minh được yếu tổ thực tiễn:
Pháp luật hiện hành quy định về giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cô phan tại Tòa án nhưng chưa đáp ứng được nhu cau hiện nay.
Câu hỏi 3: Nhà ước cần phải lam gì trong việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cô phan tại Tòa án ở Việt Nam hiện nay.
Giả thuyết nghiên cứu: Nhà nước ban hành chính sách và pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cô phan tại Tòa án cần phải căn cứ vào đòi hỏi từ thực tiễn và xem xét tới các nguyên tắc cơ bản của quản lý công ty cô phần trong nền kinh tế thị trường.
Dự kiến kết quả nghiên cứu: Dự kiến câu hỏi nghiên cứu được giải quyết xuyên suốt trong Luận án và đặc biệt tại Chương 3. Luận án đưa ra và chứng minh được các vấn đề mà Nhà nước cần làm: Đề xuất các giải pháp tổng thể về ban hành Luật và các chính sách; Dé xuất xây dựng, b6 sung, thay đôi những nội dung pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phan tại Tòa án ở Việt Nam hiện nay.
26
KET LUẬN PHAN TONG QUAN
Qua việc nghiên cứu các công trình trong nước và ngoài nước có liên
quan đến dé tài luận án, có thé đưa ra một số kết luận sau:
1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam có liên quan tới đề tài luận án đã đề cập tới các nội dung nghiên cứu, tuy nhiên chưa toàn diện
và đặc biệt chưa nghiên cứu chuyên sâu, áp dụng cho pháp luật Việt Nam.
2. Luận án tập trung làm sáng tỏ các vấn đề về nội dung, thực trạng giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cô phần tại Tòa án ở Việt Nam và làm thế nào để bảo đảm hiệu quả giải quyết các tranh chấp này trong thực tế.
3. Phương pháp nghiên cứu của luận án gồm phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp lịch sử và phương
pháp chuyên gia.
4. Giả thuyết nghiên cứu chung của Luận án là: Giải quyết tranh chap nội bộ trong công fy cổ phan tại Toa an ở Việt Nam chưa thục sự hiệu lực, hiệu quả do pháp luật chưa được hoàn thiện, đồng bộ; chưa có được mô hình quản trị công ty cô phan phù hợp hoặc đã có nhưng hoạt động kém hiệu quả trên thực tế. Do đó, việc nghiên cứu đề tài hiện nay là hết sức cần thiết nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như bảo đảm hiệu quả giải quyết các tranh chấp nội bộ trong công ty cô phan phát sinh trong thực tế.
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VE GIẢI QUYẾT TRANH CHAP NỘI BỘ TRONG CÔNG TY CO PHAN TẠI TOA ÁN VÀ PHÁP LUẬT VE GIẢI QUYẾT TRANH CHAP NỘI BỘ TRONG CÔNG TY
CO PHAN TẠI TOA AN
1.1. Lý luận về tranh chấp nội bộ va giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cỗ phan tại Tòa án
1.1.1. Lý luận về tranh chấp nội bộ trong công ty cỗ phan
Công ty cô phần là một ý tưởng cách mạng diễn biến theo một quá trình rất dài, thậm chí đã có ngay từ 3000 năm trước Công nguyên, từ người Assyria, Phoenicia rồi người Hy Lạp. Họ lập ra những tô chức để kinh doanh thương mại ở vùng Địa Trung Hải [72]. Vào khoảng thế kỷ thứ 13, ở các thành phố lớn của một số nước châu Âu có điều kiện địa lý thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán, đã xuất hiện các công ty thương mại mang tính gia đình đầu tiên — các compagnia ở Florence. Các compagnia dan dan trở nên tinh vi hơn dé thu hút những người ngoài gia đình, sang đầu thế ky 17 các công ty cổ phan dau tiên trên thế giới ra đời, gan liền với sự bóc lột của chủ nghĩa dé quốc với các nước thuộc địa. Công ty East India của Anh, được lập ngày 31/10/1600, được phép độc quyền kinh doanh trong vòng 15 năm ở vùng Đông Ấn, các quốc gia và hải cảng ở Á châu, Phi châu. Sau khi được cấp phép, công ty đó đã chinh phục Đông Ấn, góp phần gây nên cuộc chiến tranh nha phiến (1839), khiến Trung Hoa buộc phải ký các hiệp định bat lợi chấp nhận sự xâu xé của phương Tây và công ty này bị giải thể ngày 01/01/1874 khi giấy phép không được gia hạn [84]. Sang thé kỷ thứ 19, công ty cổ phan phát triển mạnh mẽ. Công ty cô phan ra đời là một phát minh lớn của loài
người trong nên sản xuât xã hội.