Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG Dự án “Nhà máy Fushan Technology (Việt Nam)” (mở rộng quy mô, nâng công suất) (Trang 92 - 97)

- Nguồn phát sinh: Từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên (khoảng 10.820 người);

- Thành phần: rác hữu cơ gồm vỏ hoa quả, thức ăn thừa; rác vô cơ gồm vỏ bánh kẹo, nilon, vỏ bao thuốc lá,...

- Lượng thải:

+ Hiện tại theo báo cáo công tác BVMT năm 2022, tháng 1 - tháng 10 năm 2023, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại dự án trung bình là 2.754 kg/ngày đêm.

+ Khi dự án hoạt động 100% công suất giai đoạn 1+2: số lượng công nhân viên tại dự án là 10.820 (tăng gấp 2,27 lần so với giai đoạn sản xuất hiện tại) → dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt tăng 2,27 so với hiện tại ~ 6.252 kg/ngày đêm, tương đương 1.951 tấn/năm

Công trình lưu trữ: 01 trung tâm xử lý rác ( nơi phân loại, lưu giữ chất thải sinh hoạt) (không thay đổi so với Báo cáo Đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Tài nguyên và môi trường phê duyệt theo quyết định số 792/QĐ-BTNMT ngày 03 tháng 04 năm 2023) như sau:

Diện tích: 116 m2

Vị trí: Ở phía nam của dự án, sát tường rào

Chủ dự án: Công ty TNHH Fushan Technology (Việt Nam)

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Thương mại và Giải pháp kỹ thuật I-Green. Trang 91

Kết cấu: Khung thép, tường bao bằng tấm thép và vật liệu cách nhiệt, chống cháy. Nền bê tông mài nhẵn. Mái lợp tôn, 45mm, độ dốc mái 10%. Cửa đi bằng thép. Cửa sổ nan chớp.

Quy trình thu gom, xử lý: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại dự án được chia thành 2 nhóm và được thu gom, xử lý như sau:

• Nhóm thức ăn, thực phẩm thừa

+ Tại nhà ăn của dự án bố trí các thùng nhựa có nắp đậy loại 300L thể thu gom thức ăn thừa.

+ Thức ăn thừa sẽ được giao cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý hàng ngày, không để tồn đọng tại dự án quá 24h. Tần suất chuyển giao chất thải 1 lần/ngày.

• Nhóm chất thải có thể tái chế

- Để có thể thu gom được một cách triệt để lượng chất thải rắn tạo ra, Chủ dự án bố trí hệ thống thùng rác tại nhiều địa điểm khác nhau:

+ Tại khu nhà điều hành, văn phòng mỗi phòng đều được đặt các thùng rác tại các góc và dọc hành lang khác nhau nhằm phục vụ cho việc phân loại rác tại nguồn.

+ Tại phòng kiểm tra chất lượng: đặt 02 thùng rác dung tích 150 lít.

+ Tại khu nhà ăn: Được đặt số lượng lớn các thùng rác dung tích 150 lít.

+ Khu nhà xưởng 1: 20 thùng 150lít.

+ Khu nhà kho: 20 thùng dung tích 150 lít.

+ Dọc tuyến đường từ nhà xe vào xưởng sản xuất, bố trí 20 thùng rác kín dung tích 150 lít để cán bộ, công nhân thuận tiện bỏ rác.

+ Cuối ngày, công nhân vệ sinh sẽ thu gom chất thải về tập hợp tại kho chất thải sinh hoạt của dự án.

+ Tại kho rác sinh hoạt được đặt 2 thùng chứa dung tích 14 m3/thùng (kích thước 3,5m x 2,4m x 1,7m) để chứa rác thải. Tổng dung tích chứa của 2 thùng là khoảng 28 m3. Hàng ngày, khi các thùng chứa đầy thì nhà thầu sẽ đến vận chuyển các thùng chứa này đưa đi xử lý và thay bằng các thùng chứa mới.

- Đối với bùn thải từ bể tách mỡ: Định kì 1 tuần/lần thuê đơn vị có chức năng đến hút bùn trực tiếp từ bể tách mỡ, vận chuyển, xử lý theo quy định.

- Đối với bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt: được đưa qua máy ép bùn để tách nước. Bùn khô được thu vào các bao chứa loại 500 kg/bao, định kì 1 tháng/lần thuê đơn vị có chức năng đến vận chuyển, xử lý theo quy định.

- Định kỳ giao chất thải cho nhà thầu thu gom, xử lý. Tần suất chuyển giao chất thải 1 tháng/lần hoặc theo thực tế phát sinh..

Chủ dự án: Công ty TNHH Fushan Technology (Việt Nam)

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Thương mại và Giải pháp kỹ thuật I-Green. Trang 92 Hình 18. Hình ảnh trung tâm xử lý rác (nơi phân loại, lưu giữ chất thải sinh hoạt) 3.3.2. Quy trình thu gom chất thải rắn công nghiệp thông thường (CTRCNTT) - Nguồn phát sinh:

Bảng 25. Nguồn phát sinh phế liệu và chất thải sản xuất của giai đoạn 1+2

STT Nguồn thải Thành phần

1 Công đoạn cắt bản mạch, kiểm tra

sản phẩm Phế liệu sắt

2 Quá trình bảo dưỡng máy móc Phể liệu sắt từ máy móc tự hủy 3 Quá trính chuẩn bị nguyên, vật liệu

đầu vào và đóng gói sản phẩm Bìa carton, phế liệu nhựa, nilon, băng dính, bao bì rách, palet hỏng,…

-Lượng phát sinh

+ Hiện tại: theo báo cáo công tác BVMT năm 2022 và thống kê lượng chất thải từ tháng 1/2023- tháng 10/2023 thì tổng lượng phế liệu phát sinh trung bình khoảng 189,97 tấn/tháng và lượng chất thải công nghiệp phát sinh là 2,25 tấn/năm.

+ Khi dự án đi vào vận hành 100% công suất giai đoạn 1+2: Công suất tăng 2,72 lần vì vậy dự báo khối lượng phế liệu và chất thải công nghiệp tăng 2,72 lần so với hiện tại, cụ thể: Phế liệu: 516,72 tấn/tháng và chất thải công nghiệp: 6,12 tấn/tháng. Được thống kê như sau:

Chủ dự án: Công ty TNHH Fushan Technology (Việt Nam)

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Thương mại và Giải pháp kỹ thuật I-Green. Trang 93 Bảng 26. Khối lượng phế liệu và chất thải sản xuất tại giai đoạn 1+2

STT Danh mục Đơn vị Khối lượng

Hiện tại Giai đoạn 1+2 I Phế liệu

1 Phế liệu nhựa kg/năm 1.157.580 3.148.618

2 Bìa carton kg/năm 1.075.451 2.925.227

3 Phế liệu sắt kg/năm 40.467 110.071

4 Phế liệu sắt từ máy móc

tự hủy kg/năm 6.176 16.800

Tổng kg/năm 2.279.674 6.200.715

II Chất thải công nghiệp 1 Nilon, băng dính, bao

bì rách, palet hỏng,… kg/năm 27.016 73.844

Tổng I + II 2.306.691 6.274.197

Công trình lưu trữ: 01 Phòng thu gom rác (là nơi phân loại, lưu giữ chất thải sản xuất) (không thay đổi so với Báo cáo Đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Tài nguyên và môi trường phê duyệt theo quyết định số 792/QĐ-BTNMT ngày 03 tháng 04 năm 2023)

Diện tích: 116,92 m2.

Vị trí: Phía đông của dự án, giáp phần đất xây dựng giai đoạn 3 của dự án.

Kết cấu: Khung thép, tường bao bằng tấm thép và vật liệu cách nhiệt, chống cháy. Nền bê tông mài nhẵn. Mái lợp tôn, 45mm, độ dốc mái 10%. Cửa đi bằng thép. Cửa sổ nan chớp.

Quy trình thu gom, xử lý: Quy trình thu gom chất thải rắn công nghiệp thông thường của dự án như sau:

+ Bố trí vào 42 thùng rác bằng nhựa loại 150L; 15 thùng rác bằng nhựa loại 200L;

6 thùng phi đựng rác loai 100L tại các khu vực sản xuất để thu gom rác thải phát sinh tại khu vực nhà xưởng sản xuất.

+ Hàng ngày, công nhân thu gom rác thải sản xuất, tiến hành phân loại tại nguồn sau đó đưa về phòng thu gom rác diện tích 116,92 m2 của dự án để lưu trữ.

+ Định kỳ giao chất thải cho nhà thầu thu gom, xử lý. Tần suất chuyển giao chất thải 1 tháng/lần hoặc theo thực tế phát sinh.

Chủ dự án: Công ty TNHH Fushan Technology (Việt Nam)

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Thương mại và Giải pháp kỹ thuật I-Green. Trang 94 Hình 19. Hình ảnh thùng rác đặt trong khu vực nhà xưởng sản xuất

Chủ dự án: Công ty TNHH Fushan Technology (Việt Nam)

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG Dự án “Nhà máy Fushan Technology (Việt Nam)” (mở rộng quy mô, nâng công suất) (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)