ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG DAT HUYỆN YEN MỸ, TINH

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010-2020 (Trang 69 - 76)

2.4.1. Tình hình biến động sử dụng đất huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên

giai đoạn 2010-2018

Theo số liệu thống kê đất đai của huyện Yên Mỹ năm 2018, tong diện tích tự nhiên là 9.241,31 ha, giảm 8,83 ha so với năm 2010 (tong điện tích tự nhiên là 9.250,14 ha). Nguyên nhân diện tích dat tự nhiên trong địa giới hành chính của huyện giảm là do số liệu trước đây được tính thủ công nên kết quả còn nhiều sai sót, số liệu năm 2018 được tính băng công nghệ số hóa nên những sai số gần như được triệt tiêu. Đến nay, hầu hết diện tích đất tự nhiên đã được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Huyện có cơ cau hành chính là 16 xã và | thị tran.

Tình hình biến động sử dụng đất từ năm 2010 đến năm 2018 được thể hiện

qua biêu đô sau:

# Đấtnôngnghệp #8 Đấtphi nông nghiệp = Đất chưa sử dụng

7000

6000 5842.78 5863.69 5795.54

5000

4000 3378.24 3351.36 3421.19

3000 2000 1000

Nam 2010 Nam 2015 Nam 2018

Biểu đồ 2.2: Co cau sử dung dat qua các năm của huyện

Yén Mỹ, tinh Hưng Yên

(Nguồn: Tự tổng hợp)

Năm 2018, huyện có 5.795,54 ha đất nông nghiệp, chiếm 62,71% diện tích đất tự nhiên, giảm 47,24 ha so với năm 2010. Nguyên nhân giảm chủ yếu là do chuyên mục đích sử dụng đất lúa nước sang đất phi nông nghiệp, đất trồng cây

hàng năm và cây lâu năm.

Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2018 là 3.421,19 ha, chiếm 37,02% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, tăng 42,95 ha so với năm 2010. Nguyên nhân tăng

chủ yếu là do chuyên từ đất nông nghiệp và đất bằng chưa sử dụng.

63

Diện tích đất chưa sử dụng năm 2018 của huyện là 24,58 ha, chiếm 0,27%

diện tích đất tự nhiên, giảm 4,54 ha so với năm 2010, tất cả đều là đất bằng chưa

sử dụng.

2.4.2. Kết quả đạt được

Thông qua thực hiện kế hoạch sử dung đất đã tạo quỹ đất dé dau giá đất, giao đất, cho thuê đất cho các tô chức, hộ gia đình, cá nhân; đóng góp vao tăng trưởng kinh tế và tăng thu ngân sách. Nguồn thu từ đất trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tang của các xã, thị tran trong

huyện.

Việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất cho thấy cơ cấu sử dụng đất được chuyên đôi phù hợp với quá trình chuyền đổi cơ câu kinh tế góp phần ôn định chính

trị-xã hội, tạo việc làm, nâng cao đời song, tang thu nhap, tao diéu kién cai thién

đời sống cho nhân dân.

2.4.3. Khó khăn vướng mắc và nguyên nhân

- Việc kiểm tra, giám sát ở một số xã, thị trấn chưa thực sự coi trọng; tình trạng vi phạm kế hoạch sử dụng đất vẫn còn xảy ra, chưa được xử lý kip thời. Công tác kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất chưa thực sự nghiêm túc, đặc biệt là việc quản lý, sử dụng đất theo các chỉ tiêu kế hoạch đã được HĐND

thông qua và UBND tỉnh phê duyệt.

- Việc phối hợp trong công tác lập kế hoạch sử dụng đất với thực hiện kế

hoạch sử dụng đất chưa chặt chẽ dẫn tới hiệu quả không cao.

- Việc chuyên mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện chưa kip thời không đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của dự án.

- Công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, thời gian kéo dài dẫn tới

việc thực hiện dự án trì trệ.

- Chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người dân khi bị thu hồi đất trong thời gian qua không phù hợp, vì vậy nhiều người dân không đồng tình với việc đền bù khi thu hồi đất dé phát triển kinh tế - xã hội cũng như xây dựng cơ sở hạ tang của

địa phương.

- Một số dự án sau khi được phê duyệt, chậm triển khai xây dựng đã làm ảnh

hưởng đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Vì vậy

trong năm đó không thực hiện được chỉ tiêu kế hoạch sử dụng dat mà phải chuyên

sang năm sau.

64

Trong những năm gần đây nền kinh tế trong nước, cũng như thế giới có nhiều biến động, khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng làm ảnh hưởng đến việc đầu tư thực hiện các dự án trên địa bàn huyện, dẫn đến một số chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đạt kết quả không cao, mà chủ yếu là do các nguyên nhân tồn tại sau:

- Công tác đánh giá theo biến động đất dai hàng năm của một số xã, thi tran chưa kịp thời, một số định hướng trong kế hoạch sử dụng đất năm trước chưa bắt kịp với nhu cầu phát triển chung của toàn xã hội.

- Một số điểm quy hoạch chưa có tính khả thi cao so với sự phát triển kinh tế xã hội, do đó không thực hiện được ở tại vi trí theo quy hoạch đề ra mà phải chuyển

sang vi trí khác.

- Nguồn vốn dé thực hiện các công trình theo kế hoạch sử dụng dat gặp khó khăn nhất là nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi...

- Cơ chế thị trường làm cho đất đai ngày càng có giá trị, mặt khác cũng làm khó khăn cho công tác thực hiện kế hoạch sử dụng đất như vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng, giao đất...

65

CHƯƠNG 3: GIẢI PHAP NANG CAO TÍNH KHẢ THI CUA QUY HOẠCH SỬ DUNG DAT HUYỆN YEN MỸ,

TINH HUNG YEN VA NHỮNG DE XUẤT KIÊN NGHỊ

3.1. Cac giải pháp nâng cao tính kha thi của quy hoạch

3.1.1. Giải pháp về điều chỉnh phương án quy hoạch

- Đưa công tác quy hoạch vào nền nếp, trở thành công cụ đắc lực của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế. Triển khai phân cấp công tác lập, thâm định, phê duyệt, thực hiện và giám sát quy hoạch. Thực hiện đầu tư theo quy hoạch, phù hợp với khả năng cân đối về vốn và các nguồn lực khác.

- Phải thực hiện trước và làm tốt, nâng cao chất lượng lập dự án quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch xây dựng phát triển đô thị cho giai đoạn 15-20 năm trước khi lập QHSD đất thì sẽ hạn chế tình trạng phát sinh các công trình, dự án ngoài QHSD đất được phê duyệt.

- Khoanh định và xác định chức năng của những khu vực có sử dụng đất với quy mô lớn, dễ gây xáo trộn; xác định những khu vực dự kiến phát triển, khu vực hạn chế phát triển, khu vực cần bảo vệ. Trên cơ sở đó thiết lập ranh giới cho một số loại hình sử dụng đất chính như khu vực chuyên trồng lúa nước dé bảo đảm an ninh lương thực, khu vực trồng cây ăn quả, khu vực phát triển công nghiệp, khu

đô thị, khu dân cư nông thôn.,...

3.1.2. Giải pháp về chính sách

- Ban hành các văn bản quy định về việc lập, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Không cấp phép đầu tư, giao cấp đất đối với những dự án, công trình không đăng ký trong kỳ kế hoạch (ngoại trừ các công trình mang tính cấp bách vì lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng). Ban hành một số văn bản quy định riêng đối

với từng vùng, từng khu vực đã được xác định mục đích theo hướng mở rộng,

nhằm thu hút đầu tư: Khu vực dịch vụ kinh doanh, khu công nghiệp, chợ và trung

tâm hành chính các xã,...

- Nâng cao tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch bằng các biện pháp hành chính. Quy định về chế độ thông tin, công bố quy hoạch theo tính chất của từng loại quy hoạch, đảm bảo được tính minh bạch trong việc công khai quy hoạch, kế hoạch dé mọi thành phần kinh tế có thê tham gia vào việc thực hiện các mục tiêu

trong kế hoạch.

- Nghiên cứu xây dựng các tô chức hiệp hội nghề nghiệp, các hiệp hội cung

ứng giống cây trồng, hiệp hội sản xuất chuyên canh cây ăn quả, lúa xuất khẩu...

66

Qua đó tạo điều kiện cho người dân đầu tư phát triển, đồng thời góp phần nâng cao

tính khả thi của quy hoạch.

- Tiếp tục nghiên cứu cải tiễn quy trình thực hiện thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, hiệu quả cho các thủ tục: chuyên mục đích sử dụng đất, thuê đất, giao cấp đất, thâm định các dự án sử dụng đất...

- Có chính sách như giảm thuế, tăng thời gian cho thuê đất,... dé khuyên khích các nhà đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại các khu vực quy hoạch được

duyệt.

- Nghiên cứu, ban hành một số chính sách ưu đãi khuyến khích phát trién một số ngành, sản phẩm chủ lực có lợi thé. Hoàn thiện chính sách thúc day xây dựng cơ sở hạ tang kinh tế, phát triển công nghiệp, tạo môi trường thuận lợi, hap dẫn đầu tư. Khuyến khích và hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ bằng việc đảm bảo hành lang pháp lý, cải cách thủ tục hành chính và sự công bằng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển.

3.1.3. Giải pháp về kinh tế

- Huy động mọi nguồn vốn dé thực hiện các công trình, dự án trong phương án QHSD dat được duyệt. Các hình thức huy động vốn:

+ Huy động vốn cho từng giai đoạn, sắp xếp lựa chọn các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư, phân kỳ đầu tư hợp lý và có những giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm thu hút vốn đầu tư, bảo đảm thực hiện được các mục tiêu đề ra;

+ Trong khuôn khổ của pháp luật về đất đai, có biện pháp phù hợp dé huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ dat cho phát triển đô thị, công nghiép-tiéu thủ công

nghiệp:

+ Đối với các nguồn vốn bên ngoài: tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp

của nước ngoài, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn ODA dé dau tư cho các chương trình, dự án trọng điểm, ưu tiên cho phát triển giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, ha tầng nông thôn, xã nghéo, vùng khó khăn;

+ Xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách động viên, khuyên khích các thành phan kinh tế đầu tư vốn phát triển kinh tế, nhất là phát triển sản xuất, kinh

doanh trên địa bàn nông thôn;

+ Đây mạnh xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục vào đào tạo, y tế, văn hóa-thông tin, thể duc-thé thao, nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển

các lĩnh vực này.

67

- Cần tao mọi điều kiện tốt cho nhà đầu tư (đáp ứng tốt về cơ sở ha tang, tap trung xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội thiết yếu, trong đó có các công trình thủy lợi và cấp nước sinh hoạt, mở rộng mạng lưới giao thông, lưới điện...) như vậy sẽ hạn chế tình trạng nhượng bộ khi chấp thuận đầu tư.

- Có chính sách ưu đãi trong đầu tư đối với những hạng mục công trình có

khả năng thực hiện dưới hình thức xã hội hóa (khu đô thị mới, trung tâm hành

chính, chợ dau mối (xã Yên Phú, thị tran Yên My), các trục giao thông nội thị... ở thi trấn Yên My). Cần thực hiện lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đối với các phân khu chức năng, các quy hoạch đô thị, trung tâm hành chính xã... tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia. Cần chú trọng tìm kiếm và mời gọi nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Thực hiện chính sách đổi đất tạo vốn dé xây dựng cơ sở hạ tang, thông qua các biện pháp: Chuyên đổi vị trí của các trụ sở cơ quan hành chính có lợi thế, tiềm năng về kinh doanh dịch vụ và thương mại, phát triển đô thị; Khai thác hiệu quả về mặt vị trí thuận lợi, về dịch vụ thương mại, công nghiệp, các khu dân cư đô thị... đối với khu vực ven trục giao thông, các trung tâm hành chính xã, thị trấn và các chợ đầu mi...

- Chỉ đạo UBND xã, thị tran căn cứ vào các mục tiêu của kế hoạch tiễn hành xây dựng các phương án đầu tư bằng nhiều hình thức để người dân, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư cùng thực hiện.

- Ngoài vốn từ ngân sách, Huyện nên tuyên truyền vận động người dân hiến đất để xây dựng các công trình dự án phục vụ cho mục đích công cộng, dân sinh và an ninh quốc phòng như: Giáo dục, y tế, giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng... trên cơ sở phát huy truyền thống tích cực của quần chúng nhân dân. Đồng thời, phải có biện pháp ưu đãi thiết thực đối với người dân khi hiến đất; có kế hoạch bố trí vốn từ Ngân sách nha nước dé chỉnh lý biến động dat dai, đăng ký và cấp giấy chứng nhận... Huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển thông qua chính sách khuyến khích đầu tư.

- Cần rà soát lại quy hoạch tổng thể các khu, cụm công nghiệp; các khu đô thị cho phù hợp thực tế; có quy chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch; Tập trung mọi nguồn lực dé sử dụng đất có hiệu quả trong các khu, cụm công nghiệp; khu đô thị đã triển khai hoặc đã được phê duyệt nhưng chưa

triển khai; hạn chế cấp phép mở mới các khu công nghiệp, khu đô thị mới khi còn

nhiêu công trình, dự án còn dở dang hoặc chưa thực hiện.

68

3.1.4. Giải pháp về tổ chức

- Tổ chức tuyên truyền phổ biển pháp luật về đất đai một cách sâu rộng trong nhân dân nhằm nâng cao nhận thức của người dân khi tham gia lập và giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tạo điều kiện để người dân dễ dàng thực hiện quyền đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất đối với các trường hợp phải xin phép cơ quan nhà nước, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tình trạng tự phát chuyên mục đích sử dụng đất.

- Phải tìm hiểu kỹ tiềm lực tài chính của các nhà đầu tư trước khi cấp phép cho đầu tư trên địa bàn tỉnh để tránh tình trạng dự án “treo”, còn người dân thì không có đất sản xuất.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường khi sửa Luật Dat đai nên bỏ khâu phải báo cáo và có Nghị quyết thông qua HĐND các cấp trước khi trình phê duyệt dé dự án QHSD đất không phải chờ đợi, sớm phát huy hiệu lực trong thực tiễn sản xuất.

3.1.5. Giải pháp quản lý, tăng cường giám sát thực hiện quy hoạch

- Tăng cường việc kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất của cấp dưới, kiểm tra tình hình sử dụng đất công. Có biện pháp xử lý cụ thê đối với các trường hợp cố tình chậm triển khai thực hiện hoặc sử dụng đất sai mục đích khi được Nhà nước giao đắt, cho thuê đất.

- Chỉ đạo các ngành, các cấp rà soát danh mục các công trình dự án mang tính trọng điểm có ý nghĩa là đòn bây phát triển kinh tế xã hội của từng vùng, từng địa phương đã được lập trong kỳ quy hoạch dé tiến hành xây dựng quy hoạch chi tiết và xem xét thực hiện việc khảo sát đo đạc, cắm mốc ranh giới thu hồi đất theo từng dự án, công trình, nhằm khắc phục tình trạng triển khai chậm do ách tắc bởi công tác bồi thường.

- UBND các xã, thị trấn, các ban ngành có liên quan rà soát danh mục các công trình, phân loại cụ thể từng mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch, xác định cụ thể đối tượng đầu tư nhằm chủ động trong việc mời gọi vốn đầu tư. Trong đó, cần lưu ý đến mục tiêu thực hiện việc đầu tư theo hình thức xã hội hóa đối với những công trình mang tính chất đòn bay như: công trình giao thông, trung tâm chợ và phố chợ.

- Phong Tài nguyên và Môi trường tô chức tập huấn chuyên môn về công tác quản lý và thực hiện quy hoạch đối với cán bộ cấp cơ sở và UBND các xã, thị trấn dé nâng cao năng lực quản lý. Đồng thời giúp cán bộ cơ sở có nhận thức chính xác hơn về mục đích và vai trò của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong quản lý đất

đai và nên hiéu quy hoạch, kê hoạch là một công cụ quản lý nhà nước.

69

- UBND huyện định kỳ làm việc với các ngành và UBND xã, thị trấn để rà soát đối chiếu các công trình dự án nào không khả thi do thiếu vốn cần phải hủy bỏ hoặc điều chỉnh ngay trong năm.

- Các ban, ngành, UBND các xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện ngân sách cho các hạng mục công trình đầu tư theo đứng tiến độ đã đăng ký trong kỳ kế hoạch đã được phê duyệt.

- Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010-2020 (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)