Chương II: Thực trạng tham nhũng trong và ngoài nước hiện nay
CHƯƠNG 3: Ư TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÒNG CHỐNG QUAN T LIÊU, THAM NHŨNG
2. Vận dụng tư tưởng HCM vào phòng chống quan liêu, tham nhũng
Triển khai thực hiện toàn diện và nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương về công tác PCTN. Chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả và kiểm tra việc thực hiện các quy định của Đảng, nhà nước về PCTN. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, làm cho mọi cán bộ và người dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tính nghiêm trọng, sự nguy hại của tệ tham nhũng và tính cấp thiết, lâu dài, phức tạp, khó khăn của cuộc đấu tranh PCTN; nâng cao hiểu biết, kiến thức pháp luật về PCTN cho cán bộ và người dân. Thường xuyên quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công PCTN ở các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu phải thực sự coi công tác PCTN là một trọng tâm công tác lớn của công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; xác định rõ các lĩnh vực trọng tâm, địa bàn trọng điểm để tập trung chỉ đạo. Lựa chọn bố trí những cán bộ có năng lực, bản lĩnh và phẩm chất đạo đức làm công tác PCTN. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc; đưa công tác PCTN vào chương trình công tác tháng, quý, năm, kết quả công tác PCTN trở thành một trong các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương. Đẩy mạnh đấu tranh tự phê bình và phê bình, chủ động phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng ngay trong từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong việc chủ động tự phát hiện hành vi tham nhũng trong cơ quan, đơn vị, địa phương, qua đó kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng.
Hai là, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực để PCTN trong cán bộ, công chức Đây là giải pháp rất quan trọng trong hệ thống các giả. i pháp PCTN hiện nay. Bởi vì, kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo của Đảng, đồng thời, là bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng. Trên thực tế, Đảng đề ra chủ trương, đường lối, tổ chức thực hiện… và phải kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, Cương lĩnh chính trị, chủ trương, chính sách và kiểm tra cả các tổ chức tiến hành kiểm tra. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách
đúng mấy cũng vô ích”.
Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, siết chặt kỷ cương, kỷ luật đảng, kiên quyết ngăn chặn, phòng chống các biểu hiện lạm quyền, lộng quyền và lợi dụng quyền lực của cán bộ là một giải pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong PCTN.
Nội dung kiểm tra, giám sát tập trung vào việc: Chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về PCTN; thực hiện quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ, đoàn kết nội bộ; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện kiểm tra, giám sát, thanh tra, thực hiện kiến nghị của kiểm toán, xử lý các vụ việc; tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các vụ án tham nhũng, tiêu cực; giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống; thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; những điều đảng viên không được làm; kê khai tài sản, thu nhập.
Trong quá trình thực hiện, cấp ủy đảng, cơ quan kiểm tra các cấp phải bám sát tình hình thực tiễn ở địa phương, đơn vị để kịp thời điều chỉnh nội dung, đối tượng, phạm vi kiểm tra, giám sát cho phù hợp với tình hình thực tế ở từng địa phương.
Ba là, tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCTN
Đây là nội dung, biện pháp rất quan trọng để ngăn chặn, loại bỏ ngay từ trong suy nghĩ, tham muốn về tham nhũng, tiêu cực, để cán bộ, công chức “không dám”
tham nhũng, tiêu cực. Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về kinh tế xã hội, về - kiểm tra, giám sát và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nhất là các quy định về kiểm soát quyền lực, trách nhiệm người đứng đầu, trách nhiệm giải trình, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch”. Trong thời gian tới, cần nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ, về kiểm soát quyền lực, trách nhiệm người đứng đầu, cán bộ chủ trì, chủ chốt các cơ quan, đơn vị, địa phương. Hoàn thiện quy định chặt chẽ để ngăn chặn những người có chức, quyền hạn “không thể” lợi dụng để trục lợi;
quy định về cho thôi, miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý khi cá nhân hoặc cơ quan, đơn vị, địa phương xảy ra các vụ việc tham nhũng; quy định về điều chuyển, thay thế cán bộ khi có dư luận hoặc có biểu hiện tham nhũng, thoái hóa, biến chất và các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, uy
tín thấp; tiếp tục thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật.
Hoàn thiện cơ chế, quy định về quản lý kinh tế. Trong đó, chú trọng hoàn thiện các quy định trong quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc thu, chi ngân sách; các khoản chi cho đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm từ ngân sách nhà nước.
Xây dựng quy chế công minh bạch tài sản thu nhập của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, cán bộ, đảng viên giữ chức vụ cao trong tổ chức đảng và chính quyền; xây dựng quy chế làm việc, thực thi công vụ ở nhưng vị trí trực tiếp giải quyết yêu cầu của công dân và doanh nghiệp. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy định về xử lý tài sản tham nhũng, đưa ra các biện pháp kiên quyết, mạnh mẽ và cứng rắn hơn. Xây dựng cơ chế bảo vệ và biểu dương, khen thưởng những cán bộ, đảng viên và nhân dân dũng cảm tố cáo, phát hiện những hành vi tham nhũng. Đồng thời, có cơ chế xử lý nghiêm những người bao che, ngăn cản việc PCTN hoặc lợi dụng sự việc để vu khống, làm hại người khác, gây mất đoàn kết nội bộ.
Bốn là, phát huy tính tích cực, tự giác trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, công chức
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc nhở đảng viên: “Trước nhất là cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp
“dĩ công vi tư””. Mỗi cán bộ, đảng viên, dù ở vị trí công tác nào cũng phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện để giữ vững phẩm chất đạo đức, tư cách của người cán bộ cách mạng. Thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức sẽ dẫn đến suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Hệ quả là mắc vào các tệ nạn, mà điển hình là tệ tham nhũng, từ đó vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”. Vì vậy, việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cốt là để giữ vững gốc của người cách mạng. Việc tu dưỡng, rèn luyện của bản thân phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi điều kiện hoàn cảnh; phải có bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, không khuất phục, sa ngã trước cám dỗ của tiền tài, vật chất, địa vị, danh vọng. Muốn vậy, mỗi cán bộ phải kiên định, tẩy trừ chủ nghĩa cá nhân trong chính bản thân mình, đặt lợi ích của tập
thể, của nhân dân lên trên, lên trước. Trong lãnh đạo, chỉ đạo cũng như trong cuộc sống thường ngày phải luôn đề cao đức tính liêm khiết, thanh liêm của người cán bộ, đảng viên.
Năm là, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên các cấp, vai trò của nhân dân trong giám sát đối với cán bộ, đảng viên
Tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở và hoạt động của ban thanh tra nhân dân trong PCTN. Các cấp ủy, chính quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng nâng cao vai trò, trách nhiệm trong PCTN; chú trọng đăng tin bài định hướng đúng đắn dư luận xã hội, duy trì việc xây dựng kế hoạch, bố trí chuyên trang, chuyên mục và thời lượng hợp lý để tuyên truyền, nhằm cung cấp kịp thời, đúng pháp luật cho công chúng những thông tin có liên quan đến tham nhũng; thực hiện có hiệu quả Quy định số 65 QĐ/TW ngày 03- -02-2017 của Ban Bí thư về chỉ đạo, định hướng cung cấp thông tin tuyên truyền PCTN, nhất là chủ động thông tin về kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm; về khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế; về những vấn đề nhạy cảm, dư luận xã hội quan tâm trong xử lý tham nhũng; gương người tốt, việc tốt, tích cực, dũng cảm đấu tranh PCTN.
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân đang đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu phải luôn thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về PCTN. Trên cơ sở đó, cụ thể hoá, thể chế hóa tư tưởng của Người vào hoạt động thực tiễn của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương. Mỗi người đề cao, coi trọng danh dự, bổn phận với gia đình, dòng họ và nhân dân sẽ tẩy trừ chủ nghĩa cá nhân, không sa vào tham nhũng, tiêu cực. Thường xuyên “tự soi”, “tự sửa”,
“tự gột rửa mình” là cách tốt nhất để tránh xa những cám dỗ vật chất, tiền tài, địa vị, danh vọng. Nâng cao phẩm chất, nhân cách của người cán bộ là cách tốt nhất để PCTN, qua đó xứng đáng với niềm tin của nhân dân.
3.Các giải pháp chống đối tham nhũng của Đảng ta
Để thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng về phòng, chống tham nhũng trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, cần thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:
Thứ nhất, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, trong đó:
(1) Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng. Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, chức, đơntổ phải thậtvị sự coi công tác phòng, chống tham nhũng là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.
(2) Nâng cao vai trò, trách nhiệm, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp phải cam kết về sự liêm khiết và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Các cấp ủy quản lý chặt chẽ đảng viên, cán bộ; thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, ngăn ngừa và phát hiện cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
(3) Ủy ban Kiểm tra các cấp cần làm tốt công tác tham mưu giúp cấp ủy kiểm tra, giám sát trong các lĩnh vực có nguy tham cơ nhũng cao, dễ xảy ra sai phạm.
Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các ban cán sự đảng, các tổ chức đảng và đảng viên các cơ quan nhà ở nước. Tổ chức chính - xã trị hội, lực lượng vũ trang, Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước, các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước. Cơ quan kiểm tra của Đảng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng của Nhà nước để kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý p kị thời và công khai kết quả xử lý tổ chức, cán bộ, đảng viên có vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
(1) Hoàn thiện Luật phòng, chống tham nhũng Cần tiếp tục sửa đổi để quy : định một cách toàn diện, bao quát, nhất là quy định cụ thể các biện pháp để bảo đảm thực hiện việc công khai, minh bạch đầy đủ, kịpthời các hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị để mọi người biết. Cần quy định rõ các nguyên tắc, hình thức, nội dung, thời
gian, trách nhiệm thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, để từ đó hạn chế sự tham nhũng.
Cần quy định các biện pháp hữu hiệu để quản lý, xác minh các tài sản, thu nhập của những người có chức vụ, quyền hạn; cần có các cơ quan, tổ chức chuyên trách quản lý, xác minh các bản kê khai tài sản, thu nhập xem có đúng không, có trung thực, chính xác không. Đặc biệt, cần quy định một cơ chế hữu hiệu theo dõi sự biến động tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn và trách nhiệm giải trình, làm rõ tài sản, thu nhập gia tăng không hợp lý, không rõ ràng. Hoàn thiện các quy định tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng.
(2) Hoàn thiện pháp luật hình : Hình hóa hành vi làm giàu sự sự bất hợp pháp để tăng hiệu quả chế tài xử lý tham nhũng. Thực chất, hình hóa hành vi này là sự đảo ngược trách nhiệm chứng minh; nghĩa là trách nhiệm chứng minh tài sản có bất minh hay không được chuyển từ các cơ quan tố tụng sang người nắm giữ tài sản.
Bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với tội phạm đưa hối lộ và xây dựng chế tài thích hợp với pháp nhân.
Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về kiện dân sự để thu hồi tài sản tham nhũng.
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước để đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả.
(1) Nâng cao nh n th c c a c p y ậ ứ ủ ấ ủ Đảng, chính quy n c c c p v nguy tham ề á ấ ề cơ nhũng, quan liêu từ sự tha h a quyó ền lực nhà nước và vai trò kiểm soát quyền lực nhà nước trong u tranh ph ng, ch ng tham nh ng. đấ ò ố ũ
(2) Ti p t c nghiên c u l lu n, t ng k t th c ti n ho n thi n ch ki m ế ụ ứ ý ậ ổ ế ự ễ để à ệ cơ ế ể soát quyền lực nhà nước nhằm phát huy chcơ ế này trong phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay. Trong , đó Đảng v Nh à ànước cầ ận t p trung vào hoàn thiện cơ cấu, tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và pháp. tư
(3) Hoàn thiện cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Bởi nếu quyền lực nhà nước được kiểm soát thì sẽ hạn chế được tham nhũng.
Thứ tư, xây dựngcơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng độc lập để điều tra, xử lý các hành vi tham nhũng.
Cần thành lập một cơ quan phòng, chống tham nhũng chuyên trách do Tổng Bí thư hoặc Chủ tịch nước là người đứng đầu. Ban hành cơ chế, tổ chức hoạt động để cơ quan này có quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát vụ việc có dấu hiệu tham nhũng đối với tất cả các cơ quan, tổ chức, các cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.
Những người làm việc trong các cơ quan này phải có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp sâu trong nhiều lĩnh vực, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân; có bản lĩnh chính trị vững vàng, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, thách thức và nguy hiểm trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Nhà nước phải ban hành các quy định pháp luật riêng để cơ quan này thực hiện chức năng nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng nhanh chóng kịp thời, có hiệ quả.u
Thứ năm, lý kiên xử quyết, kịp thời, nghiêm minh và không có vùng cấm đối với các hành vi tham nhũng. Đối với các án tham vụ nhũng cần xét nghiêm minh, xử kịp thời và công khai, với những mức hình phạt thích đáng đối với các hành vi và hậu quả đã gây ra. Áp dụng các biện pháp trừng phạt một cách triệt để đối với các hành vi tham nhũng dù người đó là ai, giữ bất cứ cương vị gì cũng phải xử lý. Trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng không có “vùng cấm”.
Thứ sáu, đổi mới chế độ tiền lương và các chính sách đãi ngộ cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Đây được xem là một phương án phòng, chống hữu hiệu đối với nạn tham nhũng, nhất là tệ nạn “tham nhũng vặt”. Bởi một trong những nguyên nhân sâu xa của những hiện tượng tham nhũng, đó là chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, công chức còn bất hợp lý, chưa đáp ứng được những nhu cầu cơ bản thiếtyếu.
Thứ bảy, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và có chế độ khen thưởng, bảo vệ đối i vớ những cán bộ, công chức làm công tác phòng, chống tham nhũng. Rèn luyện bản lĩnh chính trị, không khoan nhượng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Có chế độ khen thưởng xứng đáng, đề bạt kịp thời những cán bộ, công chức có thành tích trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, cần sớm có cơ chế bảo vệ đối với những cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng, cũng như gia đình họ.