- Hội nhập: Thuật ngữ này chính là thuật ngữ “Hội nhập quốc tế ” được nói ngắn gọn lại. Vì nó được dịch từ tiếng nước ngoài (Tiếng Anh:
International integration, tiếng Pháp: Intégration internationale).
Bởi vậy được hiểu: Là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế.
- Hội nhập tôn giáo và tín ngưỡng: Chính là sự hội nhập văn hóa – xã hội.
- Hội nhập văn hóa – xã hội: Là quá trình mở cửa, trao đổi văn hóa với các nước khác; chia sẻ các giá trị văn hóa, tinh thần với thế giới; tiếp thu các giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới để bổ sung và làm giàu nền văn hóa dân tộc; tham gia vào các tổ chức hợp tác và phát triển văn hóa – giáo dục và xã hội khu vực và hợp tác chặt chẽ với các nước thành viên hướng tới xây dựng một cộng đồng văn hóa – xã hội rộng lớn hơn trên phạm vi khu vực và toàn cầu.
- Giao lưu hội nhập văn hóa: Là quá trình tiếp xúc giữa hai nền văn hóa khác nhau, từ tiếp xúc đó dẫn đến sự thấu hiểu, gắn kết với nhau, đan xen, vay mượn các yếu tố của nhau để cùng hoàn thiện, phát triển
- Tín ngưỡng: Theo từ nguyên học (tiếng Anh: belief / believe): Là tự do về ý thức (conscience), hay tự do về niềm tin tôn giáo (croyance religieuse). Nếu hiểu theo nghĩa thứ nhất thì tín ngưỡng bao trùm lên tôn giáo.
Còn hiểu theo nghĩa thứ hai thì tín ngưỡng chỉ là một bộ phận quan trọng cấu thành tôn giáo.
26
- Tín ngưỡng theo nghĩa rộng: Là một thành tố của văn hóa tổ chức cộng đồng, thuộc phạm vi đời sống cá nhân, được hình thành tự phát, nhưng có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người.
- Tín ngưỡng theo nghĩa hẹp: Là sự tin tưởng, ngưỡng mộ và sùng bái 2những thần thánh, vật thiêng hoặc linh hồn người chết do con người tưởng tượng ra hoặc do con người suy tôn, gán cho những phẩm chất siêu phàm.
- Tín ngưỡng dân gian: Là loại hình tín ngưỡng do chính nhân dân – trước hết là những người lao động sáng tạo trên cơ sở những tri thức phản ánh sai lạc dưới dạng kinh nghiệm cảm tính từ cuộc sống thường nhật của bản thân mình. Theo X.A Tôcarep thì phân loại phải dựa trên cơ sở: 1) Đặc trưng và thực chất của tôn giáo, 2) Phải coi tôn giáo là một hiện tượng xã hội, 3) Tôn giáo mang tính lịch sử và tính kế tục lịch sử, 4) Tính tương quan giữa các hình thức tôn giáo tín ngưỡng. Và dựa theo tiêu chí này mà chúng tôi phân loại tín ngưỡng như sau:
Thờ cúng tổ tiên (tô tem giáo) : gia đình - dòng họ, làng xã, quốc gia (Quốc tổ (vua Hùng), các anh hùng dân tộc (người có công với đất nước), Tứ bất tử.
2. Tín ngưỡng vòng đời: nghi lễ sinh đẻ, nghi lễ cưới xin, thờ thần bản mệnh, tang ma.
3. Tín ngưỡng nghề nghiệp: tín ngưỡng nông nghiệp, tín ngưỡng ngư dân, tín ngưỡng tổ nghề...
4. Tín ngưỡng thờ thần: Thổ địa, đạo Mẫu,...
- Tôn giáo (Phật giáo): Là một hiện tượng xã hội, một thành tố văn hóa; nó chứa đựng nội dung phong phú về lịch sử, tư tưởng, triết học, đạo đức, văn
2 Nhà dân tộc học, tôn giáo học người Nga trong công trình “Các hình thái tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng”, đã phê phán cách phân các loại tôn giáo trong lịch sử và hiện tại và ông đã đưa ra cách phân loại tôn giáo trên cơ sở hình thái học tôn giáo.
27
hóa, chính trị... Tôn giáo (Phật giáo) là một bộ phận của đời sống tinh thần của con người; là chất kết dính tập hợp con người trong một cộng đồng nhất định và phân rẽ với các cộng đồng khác. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo (Phật giáo) ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội, tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của nhiều dân tộc, quốc gia.
- Thờ cúng: Là hành động dùng lễ vật, các động tác mang tính thành kính biểu hiện sự cung kính của mình với một đấng siêu nhiên. Bởi vì:
+ Thờ: Được hiểu là hành động biểu hiện sự sùng kính một đấng siêu nhiên như thần thánh,… Đồng thời thờ cũng được hiểu là một cách cư xử với bề trên cho phải đạo: như thờ cha mẹ, thờ thầy…
+ Cúng: Nghĩa là dâng lễ vật cho các đấng siêu nhiên, cho người đã khuất hay cho bản thân lễ vật đó. Cúng cũng có thể có ý nghĩa phi tôn giáo nhưng thờ cúng là thuật ngữ chỉ dùng riêng cho tôn giáo.
- Truyền thống: Theo từ nguyên học (tiếng latin: tradition “hành vi lưu truyền”): Là quá trình chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác những yếu tố xã hội và văn hóa, những tư tưởng, chuẩn mực xã hội, phong tục, tập quán, nghi lễ và được duy trì trong các tầng lớp xã hội và giai cấp trong một thời gian dài. Truyền thống là cốt lõi, là bộ phận bền vững nhất của văn hóa tộc người. Truyền thống xấu có tác dụng duy trì chế độ xã hội và nền văn minh lỗi thời. Truyền thống tốt đẹp góp phần tích cực xây dựng xã hội mới, con người mới. Tuy nhiên, sự đối lập nói trên là tương đối. Trong quá trình phát triển của lịch sử, những truyền thống cũ không phù hợp với tình hình mới, mất dần, một số thay đổi hình dạng, những yếu tố mới nảy sinh và dần dần trở thành truyền thống. Tính bền vững của truyền thống cũng là tính tương đối.
Dù sao nó cũng là bộ phận bất ổn định nhất của văn hóa, làm cho văn hóa có tính kế thừa.
28
- Tín ngưỡng thờ cúng truyền thống: Là niềm tin, sự tôn thờ, kính trọng của con người với đối tượng có thực hoặc siêu nhiên đã có từ lâu, được truyền từ đời này sang đời khác, trở thành cái được lưu truyền, gìn giữ, trở thành cái chung để cố kết, phản ánh đời sống văn hóa, tinh thần của một cộng đồng dân cư.
- Người dân Hà Nội: Là những người sinh sống và làm việc ở Hà Nội bất kể nguồn gốc họ được sinh ra ở đâu và thuộc tộc người (dân tộc) nào, chẳng hạn Việt, Tày, Nùng…
- Hội nhập Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng truyền thống: Là quá trình tiếp xúc giữa nền văn hóa Phật giáo (Ấn Độ, Trung Quốc) và nền văn hóa tín ngưỡng (niềm tin được thể hiện trong thực hành nghi lễ) truyền thống (nối kết cộng đồng qua nhiều đời) của người dân Hà Nội (người đang sinh sống, làm ăn trên địa bàn Hà Nội). Qua đây nó đã vay mượn, thẩm thấu, gắn kết, đan xen vào nhau để cùng hoàn thiện, phát triển.
- Tứ Bất Tử: Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, “Tứ Bất Tử” là bốn vị thần thánh đáng kính ở vùng đồng bằng sông Hồng, là: bà chúa Liễu Hạnh, Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử và Thánh Tản Viên (sẽ được đề cập rõ hơn ở phần sau).
29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Mai (2007), Những biến đổi kinh tế - xã hội của hộ gia đình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
2. Toan Ánh (1992), Nếp cũ - Tín ngưỡng Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Toan Ánh (2012), Nếp cũ “Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua nếp cũ gia đình và Lễ - Tết - Hội Hè", Nxb Trẻ, Hà Nội.
4. Bách khoa thư Hà Nội (1999), Phần Tôn giáo Hà Nội, Nxb Từ điển Bách khoa, Bản in thử để trưng cầu ý kiến (Tài liệu tham khảo).
5. Đặng Văn Bài (2008), "Nhận diện để phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam", Tạp chí Di sản văn hóa (2) (23), tr.7-12.
6. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ XVI Đảng bộ TP Hà Nội.
7. Ban chấp hành Đảng bộ phường Yên Phụ (2015), Lịch sử cách mạng phường Yên Phụ (1930 - 2013), Nxb Hà Nội.
8. Ban Tôn giáo Chính phủ (1992), Các văn bản của Nhà nước về hoạt động tôn giáo Tập 1 (Lưu hành nội bộ).
9. Nguyễn Chí Bền (chủ biên) (2010), Bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể Thăng Long - Hà Nội, Nxb Hà Nội.
10. Phan Kế Bính (2011), Việt Nam phong tục, Nxb Văn học.
11. Bộ Tư pháp (2001), Luật 28/2001/QH10 Di sản văn hóa.
12. Bộ Văn hóa - Thông tin (2001), Số 39/ 2001/ QĐ - BVHTT, Quyết định của Bộ trưởng Bộ văn hóa - Thông tin: Về việc ban hành Quy chế tổ chức lễ hội (ngày 23/ 8/ 2001), Hà Nội.
30
13. Bộ kế hoạch và đầu tư, Tổng cục Thống kê (2014), Báo cáo Điều tra lao động việc làm, quý 2, Hà Nội.
14. Đoàn Minh Châu (1999), Nâng cao bản lĩnh văn hóa cho thanh niên Hà Nội trong bối cảnh giao lưu quốc tế hiện nay, Cung văn hóa thể thao thanh niên, Hà Nội.
15. Thích Thiện Châu (1996), Những lời Đức Phật dạy về hòa bình và giá trị con người, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.
16. Chính phủ (2010), Nghị định 98/2010/NĐ-CP, Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật di sản văn hóa và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, Hà Nội.
17. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (2002), Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Cục Thống kê Thành phố Hà Nội (2015), Niên giám thống kê 2014, Hà Nội.
19. Lý Khắc Cung (2000), Hà Nội văn hóa và phong tục, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
20. Phan Đại Doãn (1986), "Vài nét về Phật giáo là làng xã", Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
21. Thích Thanh Duệ, Quảng Tuệ, Tuệ Nhã (1995), Dâng hương, tập tục và nghi lễ, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
22. Nguyễn Đăng Duy (1996), Văn hóa tâm linh người Việt miền Bắc, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
23. Nguyễn Đăng Duy (1999), Phật giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
31
24. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
25. Nguyễn Đăng Duy (2011), Văn hóa tâm linh, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
26. G. Dumoutier (1907), Các tục thờ cúng Việt Nam, bản đánh máy lưu tại Thư viện Viện Thông tin, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Ký hiệu 40749, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 47, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 59, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
29. Đảng ủy Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân phường Nhật Tân (2004), Lịch sử cách mạng phường Nhật Tân, quận Tây Hồ - Hà Nội, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
30. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (2008), Nhân học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia TPHCM.
31. Lê Tâm Đắc, Tạ Quốc Khánh (2003), "Tính hỗn dung của người Việt thể hiện qua đối tượng thờ trong các ngôi chùa ở Hà Nội", Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (2), tr.9-15.
32. Nguyễn Đại Đồng (2012), Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ Đại hội đến Đại hội (1981 - 2012), Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
33. Ngô Văn Giá (Chủ biên) (2007), Những biến đổi về giá trị văn hóa truyền thống ở các làng ven đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
34. Đinh Thị Hà Giang (2011), "Hỗn dung tôn giáo qua hiện tượng thờ Phật tại gia ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Di sản văn hóa, (số 1), (34), tr.54-56.
32
35. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Thích Minh Quang dịch) (1994), Kinh Pháp cú thí dụ, Thành hội Phật giáo, Thành phố Hồ Chí Minh.
36. Trần Văn Giàu (1993), Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
37. Ngô Thị Hồng Hạnh (2000), Công tác quản lý di tích ở thủ đô Hà Nội trong thời gian qua. Di tích lịch sử - văn hóa Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
38. Lê Đức Hạnh (2005), "Một vài đóng góp của Phật giáo đối với văn hóa Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (5), tr.16-25.
39. Hoàng Thị Hạnh (2009), "Tôn giáo trong đời sống và vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước Việt Nam", Tạp chí nghiên cứu tôn giáo (1), tr.19-25.
40. Mai Thanh Hải (2004), Địa chí tôn giáo - Lễ hội Việt Nam (đình, chùa, nhà thờ, đền, miếu, lễ hội, tu viện, am, điện, lăng tẩm), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
41. Trương Quang Hải (Chủ biên) (2010), Atlas Thăng Long - Hà Nội, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
42. Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam Tập I, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
43. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
44. Nguyễn Duy Hinh, (2007), "Về hai đặc điểm của Phật giáo Việt Nam", Một số bài viết về tôn giáo học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
45. Nguyễn Duy Hinh, Lê Đức Hạnh (2011), Phật giáo trong văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội.
33
46. Bùi Trọng Hiền (2012), "Lan man về truyền thống hỗn dung tín ngưỡng của người Việt", Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (5), tr.6-11.
47. Hòa thượng Tuyên Hóa (giảng thuật) (Thích Thuận Châu dịch) (2006), Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Tập I, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
48. Học viện chính trị Quốc gia HCM (2001), Thực trạng nguyên nhân, xu hướng vận động của Phật giáo ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra cho công tác lãnh đạo quản lý, Hà Nội.
49. Tạ Chí Hồng (2004), Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
50. Hội ngôn ngữ học Hà Nội (2010), Hà Nội những vấn đề ngôn ngữ văn hóa, Nxb Thời Đại, Hà Nội.
51. Nguyễn Thế Hùng (2004), "Đôi điều về tu bổ di tích tín ngưỡng - tôn giáo", Tạp chí Di sản văn hóa (6), tr. 62-65.
52. Đỗ Quang Hưng (2010), Đời sống tôn giáo tín ngưỡng Thăng Long - Hà Nội, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
53. Phan Thị Mai Hương (chủ biên) (2010), Những biến đổi tâm lý của cư dân vùng ven đô trong quá trình đô thị hóa, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
54. Nguyễn Thừa Hỷ (2010), Kinh tế xã hội đô thị Hà Nội thế kỷ XVII, XVIII, XIX, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
55. Nguyễn Thừa Hỷ (2012), Văn hóa Việt Nam truyền thống một góc nhìn, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
56. Vũ ngọc Khánh (1986), "Phật giáo và văn hóa dân gian Việt Nam", Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
34
57. Vũ Ngọc Khánh, Ngô Đức Thịnh (1990), Tứ Bất Tử, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
58. Phạm Bá Khiêm (biên soạn và giới thiệu) (2013), Đền Hùng và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
59. Vũ Khiêu (chủ biên) (2010), Văn hiến Thăng Long, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
60. Khoa Lịch sử (2006), Làng Việt Nam đa nguyên và chặt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
61. Đặng Thị Lan (2006), Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
62. Nguyễn Lang (2008), Việt Nam Phật giáo sử luận, Tập I, Nxb Văn học, Hà Nội.
63. Nguyễn Lang (2008), Việt Nam Phật giáo sử luận, Tập II, Nxb Văn học, Hà Nội.
64. Nguyễn Lang (2008), Việt Nam Phật giáo sử luận, Tập III, Nxb Văn học, Hà Nội.
65. Nguyễn Đình Lâm (2013), Âm nhạc trong Nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học, Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
66. Cao Ngọc Lân, Vũ Cao Minh (2011), Văn hóa Phật giáo trong lòng người Việt, Nxb Lao động, Hà Nội.
67. Phan Huy Lê (chủ biên) (2010), Lịch sử Thăng Long Hà Nội, Tập I, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
68. Nguyễn Thế Long, Phạm Mai Hùng (2005), Đình và Đền Hà Nội, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
69. Nguyễn Thế Long, Phạm Mai Hùng (2005), Chùa Hà Nội, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
35
70. Nguyễn Thế Long (2006), Truyền thống đạo đức, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
71. Hồ Quang Lợi (2014), Hà Nội cuộc kiến tạo mang hưng khí thời đại, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
72. Trịnh Duy Luân (2000), Hà Nội: một số biến đổi trong đời sống và diện mạo đô thị hiện nay, trong nơi ở và cuộc sống của cư dân Hà Nội, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
73. Nguyễn Đức Lữ (2009), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
74. Nguyễn Đức Lữ (2011), Tìm hiểu về tôn giáo và chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
75. Lê Cẩm Ly (2003), "Về nghi thức tang ma của người Việt ở làng Xuân Tảo, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm", Tạp chí Văn hóa dân gian (6), tr. 57- 62.
76. C. Mác và Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 21, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
77. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
78. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
79. Phan Ngọc (2004), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
80. Hữu Ngọc (2010), Chân dung Hà Nội truyền thống, thành phố Rồng nghìn tuổi, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
81. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên) (2010), Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập văn kiện lịch sử, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
82. Nguyễn Minh Ngọc, Minh Thiện (2004), “Phật giáo Hà Nội - quá trình du nhập và phát triển”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học (1), tr. 50-53.