CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường không có sự điều chỉnh, thay đổi so với phương án đã được phê duyệt tại Giấy phép môi trường số 261/GPMT ngày 24/7/2023, cụ thể như sau:
- Đối với CTR thông thường phát sinh từ các nhà máy xí nghiệp thì các nhà máy này có trách nhiệm tự phân loại tại nguồn, thu gom, lưu trữ và thuê đơn vị có chức năng xử lý đúng theo quy định.
- Đối với chất thải sinh hoạt phát sinh từ Nhà điều hành của KCN, chủ yếu là chất thải hữu cơ, giấy loại, túi nylong, chai nhựa thải: Đã bố trí 03 thùng đựng rác bằng nhựa PP, có nắp đậy, dung tích 240 lít, được dán nhãn để lưu chứa tạm thời chất thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình hoạt động của các bộ, công nhân viên. Trên mỗi thùng có dán nhãn phân loại: 01 thùng chứa chất thải hữu cơ, 01 thùng chứa chất thải có thể tái chế, 01 thùng chứa chất thải không tái chế. Số lượng cán bộ công nhân viên dự kiến là việc tại Khu nhà điều hành khoảng 100 người, định mức phát thải là 0,7 kg/người/ngày. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trung bình khoảng 70 kg/ngày, tương đương 21.000 kg/năm.
- Đối với rác thải quanh khu vực hạ tầng: Thùng nhựa có nắp đậy và bao bì.
- Đối với chất thải công nghiệp thông thường chủ yếu là cát, rác thải thu hồi từ song chắn rác thô và tinh ở Trạm XLNT tập trung, bao bì thải không chứa thành phần nguy hại, bùn thải từ quá trình xử lý nước cấp: Đã bố trí 03 thùng đựng rác bằng nhựa PP, có nắp đậy, dung tích 240 lít tại mỗi Mô đun để lưu chứa tạm thời rác thải thu hồi từ quá trình lược rác;
bể chứa bùn thải từ quá trình xử lý nước cấp.
- Khối lượng chất thải công nghiệp thông thường như sau:
+ Khối lượng cát phát sinh từ quá trình xử lý nước thải khoảng 1,6 m3/ngày, tương đương 480 m3/năm, tỷ trọng của cát khoảng 1,2 tấn/m3. Như vậy khối lượng cát phát sinh khoảng 576.000 kg/năm.
+ Khối lượng bùn thải từ quá trình xử lý nước cấp: 356.000 kg/năm.
+ Khối lượng vật liệu lọc tại Trạm xử lý nước cấp: 10.000 kg/năm.
+ Khối lượng vất liệu lọc tại Trạm xử lý nước cấp từ tháng 1 đến tháng 10 của năm 2023 chưa thay thế và phát sinh chất thải.
+ Bùn nạo vét từ hệ thống thu gom, thoát nước mưa của giai đoạn 1: 455.000 kg/năm.
Đối với bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý nước thải tại Trạm XLNTTT là chất thải phải kiểm soát. Bùn thải sẽ được lấy mẫu và phân tích tính chất bùn thải theo QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước. Trong trường hợp bùn thải phân tích vượt ngưỡng chất thải nguy hại thì sẽ được thu gom và xử lý theo hình thức đối với CTNH. Nếu các thông số quan trắc bùn thải nằm trong ngưỡng cho phép theo QCVN 50:2013/BTNMT thì sẽ thu gom và xử lý như đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường.
Đã xây dựng kho chứa chất thải công nghiệp thông thường diện tích thiết kế 9 m2. Kho chứa có mái tôn, tường xây xung quanh, nền bê tông.
Đã xây dựng 06 sân phơi bùn phát sinh từ quá trình xử lý nước cấp, mỗi sân có kích thước dài x rộng x cao = 14,5 x 9,0 x 1,2 (m), bùn để khô tự nhiên. Sân phơi được bố trí mái che giúp hạn chế nước mưa, nền đổ bê tông, có bố trí rãnh và hố thu nước rỉ từ bùn.
Công ty đã ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông thường với Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Uông Bí Quảng Ninh tại hợp đồng số ACHL-W&E-2022-001.
Tần suất thu gom: 1 lần/ngày đối với chất thải sinh hoạt, 1 lần/tuần đối với chất thải công nghiệp thông thường.
Chất thải rắn thông thường phát sinh thực tế trong năm 2023 của Cơ sở khoảng 59.544 kg/năm và được thống kê chi tiết trong bảng dưới đây:
Bảng 3.15: Khối lượng chất thải rắn thông thường phát sinh thực tế tại Cơ sở từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2023 và khối lượng dự kiến theo tính toán thiết kế
STT Tên chất thải Khối lượng dự kiến theo tính toán thiết kế
(kg/năm)
Khối lượng phát sinh từ tháng 1 đến tháng
11 năm 2023
I Chất thải rắn sinh hoạt 21.000 19.404
II Chất thải rắn công nghiệp thông thường
1.397.000 1 Cát phát sinh từ quá trình xử lý
nước thải
576.000
STT Tên chất thải Khối lượng dự kiến theo tính toán thiết kế
(kg/năm)
Khối lượng phát sinh từ tháng 1 đến tháng
11 năm 2023 2 Bùn thải từ quá trình xử lý
nước cấp
356.000 40.140
3 Vật liệu lọc tại Trạm xử lý nước cấp
10.000 4 Bùn nạo vét từ hệ thống thu
gom, thoát nước mưa
455.000
Tổng 1.418.000 59.544
Chủ đầu tư đã thực hiện phân định bùn thải từ hệ thống XLNTTT từ ngày 12/04/2023 đến ngày 14/03/2023. Kết quả phân tích cho thấy tất cả các chỉ tiêu ô nhiễm trong bùn thải đều có giá trị thấp hơn giá trị giới hạn được quy định tại QCVN 50:2013/BTNMT và được quản lý như chất thải công nghiệp thông thường.
Bảng 3.16: Kết quả phân định bùn thải phát sinh từ hệ thống XLNTTT của KCN Sông Khoai TT Chỉ tiêu Đơn vị QCVN 50:2013/BTNMT
Nồng độ ngâm chiết (Ctc)
Ngày 12/04/2023
Ngày 13/04/2023
Ngày 14/04/2023
1 pH - 2,0-12,5 6,95 7,16 6,96
2 Asen mg/L ≤ 2 KPH KPH KPH
3 Bari mg/L ≤ 100 < 0,15 < 0,15 < 0,15
4 Bạc mg/L ≤ 5 KPH KPH KPH
5 Cadimi mg/L ≤ 0,5 KPH KPH KPH
6 Chì mg/L ≤ 15 KPH KPH KPH
7 Coban mg/L ≤ 80 < 0,15 KPH < 0,15
8 Kẽm mg/L ≤ 250 0,182 < 0,15 0,159
9 Niken mg/L ≤ 70 0,193 0,202 0,301
10 Selen mg/L ≤ 1 KPH KPH KPH
11 Thủy ngân mg/L
≤ 0,2 KPH KPH KPH
12 Crom VI mg/L ≤ 5 KPH KPH KPH
13 Xyanua mg/L - KPH KPH KPH
14 Tổng dầu mg/L ≤ 50 < 1,0 < 1,0 < 1,0
15 Phenol mg/L ≤ 1000 KPH KPH KPH
16 Benzen mg/L ≤ 0,5 KPH KPH KPH